Giai đoạn từ năm 2015 đến nay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tham gia của viện kiểm sát nhân dân trong giải quyết các vụ án dân sự và thực tiễn áp dụng trên địa bàn thành phố hải phòng luận văn ths luật luật 603801 (Trang 41 - 46)

1.3. Khái quát các quy định của pháp luật Việt Nam về sự tham gia của Viện

1.3.4. Giai đoạn từ năm 2015 đến nay

Ngày 24/11/2015, Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam đã bỏ phiếu thông qua BLTTDS 2015, có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2016. BLTTDS năm 2015 đã sửa đổi, bổ sung các quy định về sự tham gia của VKS trong giải

quyết VADS, cụ thể:

BLTTDS năm 2015 tiếp tục khẳng định VKSND là cơ quan tiến hành TTDS[Điều 46]; Viện trưởng VKS và kiểm sát viên là người tiến hành TTDS; đồng thời, bổ sung quy định Kiểm tra viên cũng là người tiến hành tố tụng và bổ sung 01 điều luật [Điều 59] quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm tra viên để bảo đảm phù hợp với LTCVKSND năm 2014.

BLTTDS năm 2015 đã bổ sung những nhiệm vụ, quyền hạn của kiểm sát viên như:

- Kiểm sát việc trả lại đơn khởi kiện, đơn yêu cầu;

- Nghiên cứu hồ sơ vụ việc; yêu cầu Tòa án xác minh, thu thập chứng cứ trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự; thu thập tài liệu, chứng cứ;

- Tham gia phiên tòa, phiên họp và phát biểu ý kiến của VKS về việc giải quyết vụ việc theo quy định của BLTTDS;

- Kiến nghị, yêu cầu Tòa án thực hiện đúng các hoạt động tố tụng theo quy định;

- Đề nghị Viện trưởng VKS có thẩm quyền kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án có vi phạm pháp luật;

- Kiểm sát hoạt động tố tụng của người tham gia tố tụng; yêu cầu, kiến nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xử lý nghiêm minh người tham gia tố tụng vi phạm pháp luật [17, Điều 58].

Để nâng cao trách nhiệm, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của VKS, Điều 13 BLTTDS năm 2015 đã quy định rõ trách nhiệm của VKSND trong TTDS. Quy định rõ về trách nhiệm bồi thường trong trường hợp người tiến hành tố tụng trong khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại cho cơ quan, tổ chức, cá nhân [17, Điều 13].

Thứ hai, về việc tham gia phiên tòa của VKS, so với BLTTDS năm

2011, BLTTDS năm 2015 bổ sung thêm trưởng hợp:VKS tham gia phiên tòa đối với những VADS chưa có điều luật áp dụng. Đồng thời, bổ sung mới các

nguyên tắc giải quyết đối với những VADS trên [17, Điều 43- 45].

- Tại phiên tòa sơ thẩm thuộc trường hợp Kiểm sát phải tham gia nhưng vắng mặt kiểm sát viên thì không phải là căn cứ để hoãn phiên Tòa [17, Điều 232].

- Đối với phiên tòa phúc thẩm phải có kiểm sát viên tham gia nếu kiểm sát viên vắng mặt mà vụ án không có kháng nghị của VKS thì Tòa án vẫn tiến hành phiên tòa, nếu có kháng nghị của VKS thì hoãn phiên tòa [17, Điều 296].

- Đối với phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm VADS phải có mặt của kiểm sát viên, nếu kiểm sát viên vắng mặt thì hoãn phiên tòa [17, Điều 357].

Thứ ba, về phát biểu của kiểm sát viên tại phiên tòa:

Ngoài nội dung phát biểu của kiểm sát viên được quy định tại Điều 234 của BLTTD năm 2011 là tại phiên tòa sơ thẩm kiểm sát viên phát biểu ý kiến về việc tuân theo pháp luật tố tụng của Thẩm phán, Hội đồng xét xử, Thư ký phiên tòa và của người tham gia tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án kể từ khi thụ lý cho đến trước thời điểm Hội đồng xét xử nghị án; Điều 262 BLTTDS năm 2015 đã bổ sung tại phiên tòa sơ thẩm kiểm sát viên phát biểu quan điểm của VKS về việc giải quyết vụ án.

Đồng thời, BLTTDS năm 2015 quy định rõ thời điểm gửi văn bản phát biểu ý kiến của kiểm sát viên: ngay sau khi kết thúc phiên tòa, kiểm sát viên phải gửi văn bản phát biểu ý kiến cho Tòa án để lưu vào hồ sơ vụ án.

Thứ tư, về thẩm quyền xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ của VKS,

BLTTDS năm 2015 quy định: "VKS thu thập tài liệu, chứng cứ để bảo đảm

cho việc thực hiện thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm" [17, Điều 97].

Đồng thời, bổ sung quy định, kiểm sát viên có nhiệm vụ, quyền hạn: “Yêu cầu Tòa án xác minh, thu thập chứng cứ trong quá trình giải quyết vụ

việc dân sự theo quy định của Bộ luật này...” [17, Điều 58].

Thứ năm, về thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái

thẩm của Viện trưởng VKSND, Điều 331, 354 BLTTDS năm 2015 quy định

Viện trưởng VKSNDTC, Viện trưởng VKSND cấp cao có thẩm quyền kháng nghị [17].

Như vậy, để bảo đảm phù hợp với quy định của LTCVKSND và LTCTAND năm 2014, BLTTDS năm 2015 đã kế thừa và phát triển các quy định của pháp luật về thủ tục giải quyết các VADS ở nước ta từ trước đến nay, thể chế hoá các chủ trương của Đảng về cải cách tư pháp trong hoạt động giải quyết các VADS. Trong đó, tiếp tục quy định và có nhiều nội dung đổi mới quan trọng liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND trong TTDS. Theo đó vai trò của VKSND trong TTDS được khẳng định một cách rõ ràng.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Trong Chương 1, tác giả tập trung phân tích, luận giải một số vấn đề lý luận về sự tham gia của VKSND trong giải quyết VADS như khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa về sự tham gia của VKSND trong giải quyết VADS; cơ sở của các quy định về sự tham gia của VKS; các điều kiện đảm bảo hiệu quả sự tham gia của VKS trong giải quyết VADS trên địa bàn thành phố Hải Phòng và nghiên cứu những vấn đề lý luận về nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND trong TTDS qua từng giai đoạn lịch sử. Có thể thấy rằng, qua các giai đoạn lịch sử khác nhau, pháp luật quy định về vai trò, sự tham gia của VKSND trong giải quyết VADS cũng khác nhau. Với những nội dung được trình bày ở Chương 1 là cơ sở, tiền đề cho việc phân tích, đánh giá quy định của pháp luật TTDS hiện hành về vị trí, vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND trong giải quyết VADS và đề xuất các kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định này.

Chƣơng 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ SỰ THAM GIA CỦA VIỆN KIỂM SÁT

TRONG GIẢI QUYẾT VỤ ÁN DÂN SỰ

Khi kiểm sát việc giải quyết VADS, sự tham gia của VKS trong quá trình giải quyết vụ án là một hoạt động thể hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của VKS nhằm đảm bảo sự tuân thủ pháp luật của các chủ thể tiến hành tố tụng và các chủ thể tham gia tố tụng. Theo đó, sự tham gia của VKS trong TTDS thể hiện cụ thể:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tham gia của viện kiểm sát nhân dân trong giải quyết các vụ án dân sự và thực tiễn áp dụng trên địa bàn thành phố hải phòng luận văn ths luật luật 603801 (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)