Giai đoạn từ năm 1989 đến năm 2004

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tham gia của viện kiểm sát nhân dân trong giải quyết các vụ án dân sự và thực tiễn áp dụng trên địa bàn thành phố hải phòng luận văn ths luật luật 603801 (Trang 35 - 36)

1.3. Khái quát các quy định của pháp luật Việt Nam về sự tham gia của Viện

1.3.2. Giai đoạn từ năm 1989 đến năm 2004

Đây là giai đoạn đổi mới, cả nước bắt tay vào xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN, đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội, Hiến pháp 1992, Hiến pháp 1992 (sửa đổi năm 2002), LTCVKSND năm 1992 ra đời tiếp tục có những thay đổi về chức năng của VKSND. Với sự ra đời của PLTTGQCVADS năm 1989, sự tham gia tố tụng của VKSND trong TTDS được mở rộng. Điều 28 PLTTGQCVADS đã quy định về sự tham gia của VKSND như sau: VKS có

quyền khởi tố nếu không có ai khởi kiện đối với trường hợp vi phạm pháp luật gây thiệt hại cho tài sản XHCN hoặc quyền lợi của người lao động trong quan hệ lao động, kết hôn trái pháp luật, xác định cha mẹ cho con chưa thành niên hoặc của người có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần [24]. Đối với những vụ án mà VKS đã khởi tố, VKS có nhiệm vụ tham gia

tố tụng và trách nhiệm cung cấp chứng cứ; Những vụ án còn lại, VKS có thể tham gia tố tụng từ bất cứ giai đoạn nào nếu cảm thấy cần thiết. Tòa án phải gửi cho VKS cùng cấp các bản sao, bản án, quyết định của toàn án ngay sau khi ra các văn bản đó; chuyển cho VKS mượn hồ sơ vụ án để xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.

Điều 17 LTCVKSND năm 1992 đã quy định một cách rõ ràng hơn các hình thức tham gia TTDS của VKSND, cụ thể: khởi tố vụ kiện vì lợi ích chung; tham gia tố tụng đối với các VADS; kháng nghị những bản án, quyết định của Tòa án theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm.

Năm 2002, LTCVKSND năm 2002 được ban hành và có hiệu lực. Tại Điều 1 LTCVKSND năm 2002 khẳng định: “VKSND thực hành quyền công

tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp theo quy định của Hiến pháp và pháp luật” [12]. Kế thừa các LTCVKSND trước đó, các Điều 20, 21, 22 của

LTCVKSND 2002 tiếp tục khẳng định vị trí, chức năng, nhiệm vụ của VKSND trong TTDS, có bổ sung một số nhiệm vụ, quyền hạn như: Kiểm sát việc thụ lý, lập hồ sơ vụ án; Yêu cầu TAND hoặc tự mình xác minh những điều cần làm sáng tỏ nhằm giải quyết đúng đắn vụ án; Khởi tố vụ án theo quy định của pháp luật; Tham gia các phiên tòa và phát biểu quan điểm của VKSND về việc giải quyết vụ án; Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động xét xử của TAND; Kiểm sát việc tuân theo pháp luật của những người tham gia tố tụng; Kiểm sát các bản án và quyết định của TAND; Yêu cầu TAND áp dụng những biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật; Yêu cầu TAND cùng cấp và cấp dưới chuyển hồ sơ những VADS, hôn nhân và gia đình, hành chính, kinh tế, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật để xem xét, quyết định việc kháng nghị. Những quy định này nhằm đề cao trách nhiệm của VKSND trong hoạt động kiểm tra, giám sát quá trình tố tụng, trong đó có hoạt động xét xử các vụ án trong lĩnh vực dân sự, kinh tế và lao động.

Như vậy, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp để phù hợp với tình hình phát triển mới của đất nước, sự tham gia của VKSND trong TTDS đã được mở rộng. Đặc biệt, những nội dung mới về nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND được quy định tại LTCVKSND năm 2002 đã tạo nên sự thay đổi quan trọng trong việc nâng cao vai trò tham gia TTDS của VKS.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tham gia của viện kiểm sát nhân dân trong giải quyết các vụ án dân sự và thực tiễn áp dụng trên địa bàn thành phố hải phòng luận văn ths luật luật 603801 (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)