Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1989

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tham gia của viện kiểm sát nhân dân trong giải quyết các vụ án dân sự và thực tiễn áp dụng trên địa bàn thành phố hải phòng luận văn ths luật luật 603801 (Trang 32 - 35)

1.3. Khái quát các quy định của pháp luật Việt Nam về sự tham gia của Viện

1.3.1. Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1989

Với cuộc tổng khởi nghĩa mùa thu tháng 8 năm 1945 lịch sử, đất nước ta đã dành được độc lập. Ngày 2.9.1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Cùng với chính quyền Cách mạng được thành lập, chủ tịch Hồ Chí Minh đã lần lượt ban hành các sắc lệnh thành lập các Tòa án quân sự, Tòa án đặc biệt, Tòa án binh. Ngày 24/1/1946, chủ tịch chính phủ lâm thời ban hành Sắc lệnh số 13/SL về việc tổ chức các tòa án và các ngạch thẩm phán (trong đó có thẩm

phán buộc tội) trong nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. [11, tr 11-15]

Theo đó, tổ chức các tòa án thường (tòa án dân sự) gồm có: Tòa án sơ thẩm, Tòa án đệ nhị cấp (trong đó, Thẩm phán ở ngạch đệ nhị cấp được chia thành 2 loại: Thẩm phán xét xử và thẩm phán buộc tội). Công tố viện được ra đời ở Tòa thượng thẩm và chịu sự lãnh đạo của Bộ trưởng tư pháp, đứng đầu là Chưởng lý. Ở Tòa đệ nhị, cơ quan công tố không được thành lập mà chỉ có cán bộ làm công tác công tố là biện lý. Khi tham gia phiên tòa “Biện

lý ngồi ghế công tố viên”. Sắc lệnh số 7/SL ngày 15/1/1946 còn quy định:

“Đứng buộc tội, tùy quyết định của Bộ trưởng Bộ tư pháp sẽ là nhân viên

của Công tố viện do Chưởng lý tòa thượng thẩm chỉ định”[3]. Theo quy định

của Sắc lệnh số 51/SL ngày 17/4/1946 thì Công tố viện tham gia TTDS với tư cách là người thi hành quyền công tố và khởi tố VADS (đứng làm Chánh tố - theo Điều 41 Sắc lệnh). Như vậy, Công tố viện đã được hình thành và nằm trong hệ thống của cơ quan Tòa án với chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật và thực hành quyền công tố Nhà nước.

Vào những năm 1950, diễn ra cuộc cải cách tư pháp lần thứ hai: Công tố viện được đặt dưới sự điều khiển của Ủy ban kháng chiến hành chính, nằm trong cơ cấu của cơ quan hành pháp. Sự tham gia tố tụng của Viện công tố được mở rộng sang các VADS.

Năm 1958 đánh dấu cuộc cải cách tư pháp lần thứ ba, đây là thời điểm chuyển Viện công tố thành VKSND để đáp ứng nhu cầu mới của Cách mạng ở những giai đoạn tiếp theo. Theo công văn số 1137-HCTP, chức năng khởi tố và tham gia TTDS của Viện công tố đã được quy định rõ ràng hơn: “Công

tố viên có nhiệm vụ khởi tố và tham gia tố tụng đối với những VADS quan trọng có liên quan đến lợi ích của Nhà nước và của nhân dân, còn đối với những VADS thường thì Công tố viên không cần phải tham dự phiên tòa”[23].

Hiến pháp năm 1959 ra đời, Công tố viện được chính thức chuyển thành VKSND, được quy định thành một hệ thống cơ quan Nhà nước độc lập. Ngoài chức năng công tố, VKSND còn được giao chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật từ các Bộ trở xuống; trong đó có cả hệ thống các TAND [9].

Quyền hạn và nhiệm vụ của VKSND trong TTDS được quy định cụ thể tại các Điều 17, 18, 19 LTCVKSND năm 1960 [10]. Đó là quyền khởi tố và tham gia tố tụng trong những VADS quan trọng liên quan đến lợi ích nhà nước và của nhân dân; quyền kháng nghị những bản án, quyết định của Tòa án chưa có hiệu lực pháp luật; quyền tham dự phiên họp của Ủy ban thẩm phán cùng cấp bàn về việc xét xử và áp dụng pháp luật.

Hiến pháp năm 1980 ra đời đã xác lập chức năng thực hành quyền công tố của VKSND. Chức năng của VKSND trong giai đoạn này là: Các VKSND kiểm sát việc tuân theo pháp luật, thực hành quyền công tố. Trong lĩnh vực kiểm sát dân sự, ngày càng được mở rộng phạm vi, thực hiện các quyền khởi tố, yêu cầu. Với chức năng được giao, VKSND tham gia tố tụng với những vụ án do VKSND khởi tố nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp cho cá nhân, cơ quan, tổ chức.

Theo Điều 12, 13, 14 LTCVKSND năm 1981 thì VKSND có nhiệm vụ, quyền hạn chủ yếu như sau: Khởi tố những VADS quan trọng liên quan đến lợi ích của Nhà nước, của tập thể và quyền lợi chính đáng của công dân; Tham gia tố tụng tại phiên tòa của TAND cùng cấp; Kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm các bản án, quyết định dân sự của tòa án; Tham dự phiên họp của Ủy ban thẩm phán và Hội đồng thẩm phán cùng cấp bàn về việc hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật trong công tác xét xử.

chuyển đổi từ Công tố viện sang VKS, theo đó, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của VKS cũng có những sự thay đổi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tham gia của viện kiểm sát nhân dân trong giải quyết các vụ án dân sự và thực tiễn áp dụng trên địa bàn thành phố hải phòng luận văn ths luật luật 603801 (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)