Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tham gia của viện kiểm sát nhân dân trong giải quyết các vụ án dân sự và thực tiễn áp dụng trên địa bàn thành phố hải phòng luận văn ths luật luật 603801 (Trang 93 - 111)

3.1. Thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật tố tụng dân sự về sự tham

3.1.3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế

Việc còn tồn tại những vi phạm trong quá trình kiểm sát việc giải quyết các VADS của VKS do những nguyên nhân sau:

3.1.3.1. Nguyên nhân từ hệ thống pháp luật về tố tụng dân sự về sự tham gia của Viện kiểm sát trong giải quyết vụ án dân sự

- Các VADS, đặc biệt là các tranh chấp về đất đai, thừa kế đều là những vụ án phức tạp, để giải quyết chính xác phải nghiên cứu toàn diện các văn bản pháp luật trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt trong lĩnh vực đất đai, xây dựng,.... vốn là những văn bản pháp luật còn nhiều bất cập, chồng chéo, chưa có hướng dẫn cụ thể khiến công tác thực thi và áp dụng pháp luật chưa thống nhất.

- Về thời hạn gửi hồ sơ cho VKS nghiên cứu:

BLTTDS quy định về thời hạn gửi hồ sơ cho VKS nghiên cứu:

“...Toà án phải gửi hồ sơ vụ án cùng quyết định đưa vụ án ra xét xử cho VKS cùng cấp; trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, VKS phải nghiên cứu và trả lại hồ sơ cho Toà án” [17, Điều 220]. Quy định thời

hạn 15 ngày để nghiên cứu hồ sơ đối với kiểm sát viên là quá ngắn vì một tuần chỉ làm việc 5 ngày, không kể ngày lễ, tết; trong khi đa số các VADS có tính chất rất phức tạp nên việc nghiên cứu hồ sơ vụ án của kiểm sát viên luôn phải gấp rút về thời gian, ảnh hưởng đến chất lượng nghiên cứu, tham gia phiên toà của kiểm sát viên.

- Về thời hạn chuẩn bị xét xử của Tòa án:

BLTTDS quy định thời hạn chuẩn bị xét xử là 04 tháng đối với trường hợp quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 203; 02 tháng đối với trường hợp quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 203. Đối với vụ án phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử 01 lần, nhưng không quá 02 tháng đối với trường hợp thời hạn chuẩn bị xét xử là 04 tháng và không quá 01 tháng đối với trường hợp thời hạn chuẩn bị xét xử là 02 tháng [17, Điều 203].

Trên thực tế, nhiều VADS có tính chất phức tạp, việc thu thập tài liệu, chứng cứ để giải quyết vụ án rất khó khăn và việc vi phạm về thời hạn chuẩn bị xét xử của Tòa án là một trong vi phạm phổ biến nên việc kiến nghị của VKS không có giá trị và mang lại hiệu quả.

BLTTDS quy định Tòa án phải gửi thông báo thụ lý vụ án cho VKS [Điều 196]. Căn cứ vào nội dung thông báo thụ lý, VKS sẽ theo dõi về thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án của Tòa án nhưng BLTTDS lại không quy định Tòa án phải gửi quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử cho VKS gây khó khăn cho VKS trong việc kiểm sát thời hạn chuẩn bị xét xử của Tòa án.

3.1.3.2. Nguyên nhân từ trình độ, năng lực, ý thức của cán bộ, kiểm sát viên

Việc tồn tại các bất cập hạn chế trên không chỉ xuất phát từ các khó khăn trong các quy định của pháp luật tố tụng nói chung mà nó còn đến từ ý thức chủ quan của các kiểm sát viên trong hệ thống như:

- Sự thay đổi nhận thức về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của ngành trong thời gian dài đã khiến cho các cán bộ, kiểm sát viên không xác định đúng vị trí và tầm quan trọng của công tác kiểm sát giải quyết các VADS.

- Các VADS liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau nhưng năng lực, kỹ năng chuyên môn của kiểm sát viên còn hạn chế; chưa nêu cao tinh thần trách nhiệm, kịp thời cập nhật các văn bản pháp luật có liên quan; một số kiểm sát viên chưa nhận thức và thực hiện đúng, đầy đủ quyền năng, và trách nhiệm của mình, chưa nghiên cứu kỹ nội dung vụ án, kỹ năng kiểm sát các bản án, quyết định cũng như năng lực, trình độ nhận thức về các quy định pháp luật chưa cao, VKS chưa phát hiện được những vi phạm, sai lầm của Tòa án. Một số ví dụ điển hình:

- Vụ tranh chấp chia tài sản sau khi ly hôn giữa nguyên đơn: Bà Phạm Thị Hạnh với bị đơn là ông Đồng Văn Giang:

Bà Hạnh khởi kiện yêu cầu chia tài sản chung sau ly hôn, ông Giang phải có trách nhiệm thanh toán cho bà 1/2 số tiền từ việc bán nhà đất là 873.500.000đ.

Bị đơn trình bày: Ngày 01/6/2011, ông bà bán đất cho anh Phạm Quốc Kiên, sau khi trừ các khoản nợ, số tiền còn lại là 1.716.070.000đ. Trước khi bán nhà và đất, hai bên thống nhất tiền bán nhà mỗi người quản lý ½. Ngày 01/6/2011, ông ký giấy bán nhà tại phòng công chứng, anh Kiên giao cho ông 858.000.000đ. Ông không còn nghĩa vụ gì về tài sản đối với bà Hạnh và không chấp nhận yêu cầu của bà Hạnh.

Bản án số 68/2015/HNGĐ-ST ngày 26/11/2015 của TAND quận Lê Chân xử: Không chấp nhận một phần yêu cầu chia tài sản chung là số tiền 873.500.000đ của bà Hạnh vì không có căn cứ.

Ngày 07/12/2015, bà Hạnh kháng cáo toàn bộ bản án, yêu cầu xét xử phúc thẩm theo hướng chấp nhận yêu cầu chia tài sản chung, buộc ông Giang phải giao lại số tiền là 873.500.000đồng.

Tại Bản án phúc thẩm số 08/2016/HNGĐ-PT ngày 29/4/2016, TAND TP Hải Phòng không chấp nhận kháng cáo của nguyên đơn, nhưng sửa một phần bản án sơ thẩm về án phí. Bà Hạnh không phải nộp án phí dân sự sơ thẩm.

kiểm sát viên đã không phát hiện vi phạm về án phí theo quy định tại Điều 12 Nghị quyết số 01/2012/HĐTP ngày 13/6/2012 “Đối với phần Tòa

án bác đơn yêu cầu thì người yêu cầu chia tài sản chung, di sản thừa kế không phải chịu án phí dân sự sơ thẩm. [26

- Vụ tranh chấp quyền sử dụng đất:

Theo khởi kiện của nguyên đơn: Ông Nguyễn Văn Thiệp được mẹ đẻ Phạm Thị Mẽ chia cho 1.000m2 đất thổ cư và 900m2 đất canh tác. Ông đã xây căn nhà 2 tầng, diện tích 74m2 trên đất; 01 móng nhà phụ diện tích 20m2, bể nước 06m2; 01 ao xây kè; ... Năm 1992 ông thế chấp toàn bộ tài sản trên đất cho Ngân hàng nông nghiệp & PTNT Kiến An để vay số tiền 9,5 triệu đồng và vay tài trợ chương trình EC 26 triệu đồng, có xác nhận của UBND xã Bắc Hà, Kiến An. Năm 1997 ông vào thành phố Hồ Chí Minh tìm việc, ở nhà còn mẹ Phạm Thị Mẽ và vợ ông là Trịnh Thị Thanh Vân.

Năm 2007 ông trở về thì toàn bộ tài sản, nhà đất đã bị gia đình cụ Phạm Văn Lộc chiếm giữ bất hợp pháp. Ông không thỏa thuận chuyển nhượng cho ai, giấy tờ liên quan thửa đất này lưu giữ tại Ngân hàng và khoản nợ chưa được thanh toán.

Bị đơn trình bày: Năm 1999 cụ Phạm Văn Lộc mua của cụ Phạm Thị Mẽ diện tích đất này với giá 28 triệu đồng. Cụ Mẽ đã làm thủ tục viết giấy mua bán, cụ Lộc đã trả tiền tại nhà ông Trần Văn Thường, trưởng thôn Đồng

Tử 2, có sự chứng kiến của bà Trịnh Thị Thanh Vân, Phạm Thị Ba và ông Thường, sau đó bà Trịnh Thị Thanh Vân đã chuyển 20 triệu vào miền Nam cho ông Thiệp. Năm 2004 cụ Phạm Văn Lộc đã làm thủ tục chuyển nhượng cho vợ chồng bị đơn. Ngày 15/3/2002 UBND quận Kiến An cấp giấy chứng nhận QSD đất với mục đích sử dụng đất thuê đến năm 2020.

Người có liên quan: Bà Vân thừa nhận việc được cụ Mẽ thông báo việc bán nhà và đã cầm 20 triệu gửi vào miền Nam cho ông Thiệp qua địa chỉ con gái cụ Mẽ.

Ngân hàng nông nghiệp và PTNT cung cấp: Tháng 3/1992 ông Thiệp thế chấp tài sản là nhà 2 tầng, đất thổ cư 900m2 và 02 mẫu đầm hồ tại thửa 905, tờ bản đồ sơ 01 thuộc Sứ Đồng Tử để vay ngân hàng 9,5 triệu đồng và EC 26 triệu đồng, có xác nhận và cam kết của UBND xã Bắc Hà. Năm 2012 đã trả 10 triệu đồng, còn nợ gốc 50.000 đồng và lãi 65.810.767 đồng.

Tại Bản án sơ thẩm số 07/2015/DS-ST ngày 07/12/2015 của TAND quận Kiến An nhận định: Xác minh thửa đất 905 mà ông Thiệp thế chấp Ngân hàng không xác định được vị trí nào; Thửa đất số 128 (thửa đang tranh chấp) theo hồ sơ thể hiện do UBND phường quản lý, không mang tên ông Thiệp; ông Thiệp không đưa ra được căn cứ chứng minh quyền sở hữu của mình; …. Từ đó tuyên xử: Bác đơn yêu cầu khởi kiện của ông Thiệp đối với

thửa đất 128, tại tổ 4, Đồng Tử 2, phường Phù Liễn, Kiến An với diện tích 1.303m2. Đối với thửa đất 905 thuộc Sứ Đồng Tử nguyên đơn đã thế chấp Ngân hàng nông nghiệp, nguyên đơn có quyền khởi kiện vụ án khác.

Tại Bản án phúc thẩm số 38/DS-PT ngày 20/12/2016 của Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng xác định Bản án sơ thẩm có vi phạm về xét yêu cầu khởi kiện, về người tham gia tố tụng, về thu thập chứng cứ, … và tuyên xử hủy bản án sơ thẩm số 07/2015/DS-ST ngày 07/12/2015 của TAND quận Kiến An để xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm.

Thông qua kiểm sát việc giải quyết vụ án, VKSND quận Kiến An đã không phát hiện được những tồn tại, thiếu sót của Tòa án cấp sơ thẩm. VKSND thành phố không đủ căn cứ để phát hiện tồn tại, thiếu sót của Tòa án cấp sơ thẩm để kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.

3.1.3.3. Nguyên nhân từ công tác tổ chức, chỉ đạo, điều hành của ngành Kiểm sát

Có thể nói, ngoài các nguyên nhân kể trên, lãnh đạo ngành kiểm sát của thành phố Hải Phòng còn có các bất cập trong công tác quản lý, đào tại và chỉ đạo điều hành như:

- Công tác quản lý, chỉ đạo điều hành của Lãnh đạo VKS hai cấp còn hạn chế, công tác đào tạo và tự đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của công cuộc cải cách tư pháp. Lãnh đạo một số đơn vị chưa thực sự quan tâm, đầu tư cho khâu công tác này, chưa bố trí đủ kiểm sát viên, hoặc bố trí kiểm sát viên chưa có kinh nghiệm, còn hạn chế về năng lực để làm công tác kiểm sát giải quyết các VADS.

- Công tác hướng dẫn nghiệp vụ của VKSND cấp trên chưa kịp thời. - Chưa thực sự cọi trọng khâu công tác giải quyết án dân sự, chưa có chính sách đãi ngộ về lương, phụ cấp đối với những cán bộ, kiểm sát viên làm công tác giải quyết VADS nên không thu hút được cán bộ, kiểm sát viên làm khâu công tác này.

- Tại VKS cấp quận, huyện kiểm sát viên phải kiêm nhiệm nhiều khâu công tác, phải giải quyết các vụ án trong nhiều lĩnh vực khác nhau như tố giác, tin báo về tội phạm, hình sự, dân sự, hôn nhân gia đình, hành chính, kinh doanh thương mại, lao động....và tham gia kiểm sát các hoạt động tư pháp như: thi hành án hình sự, thi hành án dân sự, khiếu tố,... Do đó tính chuyên sâu về mặt nghiệp vụ đối với một số lĩnh vực án còn hạn chế.

3.2. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật tố tụng dân sự về sự tham gia của Viện kiểm sát trong giải quyết vụ án dân sự và nâng cao hiệu quả tham gia của Viện kiểm sát tại Hải Phòng.

3.2.1. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật tố tụng dân sự về sự tham gia của Viện kiểm sát trong giải quyết vụ án dân sự

Việc tham gia của kiểm sát viên vào giải quyết tranh chấp dân sự có đạt được hiệu quả phải dựa trên các quy định của pháp luật tố tụng nói chung để điều chỉnh vấn đề này. Tố tụng dân sự là một lĩnh vực tố tụng đặc thù khi đây là việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến dân sự, giữa các chủ thể có vị trí bình đẳng với nhau tại tòa án. Do đó, việc tham gia của viện kiểm sát mang tính chất chủ yếu là nhằm đảm bảo các quy định tố tụng của pháp luật được thực hiện một cách chính xác và đẩy đủ. Đã từng có quan điểm là Viện kiểm sát hay kiểm sát viên không cần tham gia vào việc giải quyết VADS nhằm đảm bảo tính chất của vụ việc. Tuy nhiên, học viên không hoàn toàn đồng tình với quan điểm này. Việt Nam đang đi theo hướng xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Do đó, việc đảm bảo sự tham gia, giám sát của kiểm sát viên trong hoạt động tố tụng là hoàn toàn cần thiết và đây là yếu tố then chốt nhằm thực hiện mục tiêu này. Qua các bất cập và hạn chế còn tồn tại nêu trên, nhằm thực hiện tốt hay khắc phục các yếu điểm vậy, học viên đưa ra các khuyến nghị nhằm hệ thống các quy định pháp luật tố tụng hay tăng cường vai trò của viện kiểm sát như sau:

- Đề nghị VKSNDTC ban hành văn bản hướng dẫn một số điều liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của VKS trong TTDS và có sự phối hợp với TANDTC trong việc ban hành những văn bản hướng dẫn, giải đáp những vướng mắc trong quá trình thực hiện BLTTDS năm 2015. Ban hành Quy chế

giải quyết các VADS nhằm đảm bảo phù hợp với LTCVKSND năm 2014 và BLTTDS năm 2015.

- Đề nghị Quốc hội sửa đổi bổ sung BLTTDS hoặc ban hành văn bản hướng dẫn để khắc phục những hạn chế, bất cập trong quá trình VKS thực hiện chức năng kiểm sát:

+ Về thực hiện quyền yêu cầu Tòa án thu thập chứng cứ: bổ sung quy định về trách nhiệm của Tòa án phải thực hiện các yêu cầu của VKS trong việc yêu cầu thu thập tài liệu chứng cứ. Bởi nếu Tòa án cho rằng yêu cầu thu thập chứng cứ của VKS là không cần thiết hoặc không thể thực hiện được thì Thẩm phán chỉ thông báo cho VKS biết, còn trường hợp trái quan điểm giữa VKS và Tòa án phải giải quyết như thế nào thì BLTTDS chưa quy định cụ thể về cách thức xử lý.

Bên cạnh đó, việc thu thập chứng cứ đối với những vụ án phức tạp, nhiều đương sự hoặc khó khăn truy tìm đối với các tài liệu, Bộ luật quy định thời hạn phải mở phiên tòa (kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử) với thời gian 01 tháng hoặc 02 tháng nếu có lý do chính đáng (Khoản 4 Điều 203), KSV vừa nghiên cứu hồ sơ, lập hồ sơ kiểm sát, vừa yêu cầu Tòa án thu thập chứng cứ và Tòa án thực hiện yêu cầu của KSV sẽ không đảm bảo tính khả thi. Vì vậy, qua thực tiễn kiểm sát việc giải quyết các VADS, đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, quy định việc chuyển hồ sơ VADS cho VKS kể từ thời điểm xác định vụ án thuộc trường hợp KSV phải tham gia phiên tòa.

+ Cần tăng thêm thời hạn xem xét hồ sơ các VADS cho VKS bởi tính chất phức tạp của các VADS (án kinh doanh thương mại hoặc lao động thường có tính chất phức tạp, nhưng thời hạn giải quyết ngắn, chỉ bằng ½ thời hạn chuẩn bị xét xử đối với các vụ án hôn nhân và gia đình). Đồng thời, xem xét rút ngắn thời gian niêm yết văn bản tố tụng (15 ngày theo quy định tại Điều 179

BLTTDS năm 2015), bởi BLTTDS quy định nhiều văn bản phải thông báo, tống đạt cho đương sự, như: Thông báo thụ lý vụ án, giấy triệu tập, thông báo hòa giải, quyết định xem xét, thẩm định tại chỗ, quyết định định giá, quyết định trưng cầu giám định, quyết định xét xử...;

+ Bổ sung quy định về việc Tòa án phải gửi các quyết định Tòa án ban hành trong quá trình chuẩn bị xét xử để VKS theo dõi về thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án của Tòa án. Các quyết định của tòa án cần phải gửi cho VKS trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tham gia của viện kiểm sát nhân dân trong giải quyết các vụ án dân sự và thực tiễn áp dụng trên địa bàn thành phố hải phòng luận văn ths luật luật 603801 (Trang 93 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)