1.3. VÀI NÉT VỀ THỦ TỤC PHÊ CHUẨN TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ MỘT
1.3.2. Cộng hoà Pháp
Nếu Anh, Mỹ là đại diện điển hình của nhóm các quốc gia theo hệ tốn tụng tranh tụng đối kháng thì ngƣợc lại, đa số các quốc gia châu Âu theo truyền thống luật lục địa với hệ tố tụng thẩm cứu (Inquisitorial system). Cùng với sự khác biệt của các nền văn hoá, tác giả Hein Kotz của cuốn sách Giới thiệu về luật so sánh (nguyên bản tiếng Anh là Introduction to Comparative
Law) đã phân chia Pháp vào nhóm các nƣớc các quốc gia châu Âu thành ba nhánh lớn điển hình là (1) nhánh các nƣớc Romance với Pháp, Ý, (2) Nhánh Giéc Manh với đại diện là Đức, Áo, Phổ và (3) là nhánh Bắc Âu với đại diện là Thuỵ Điển, Đan mạch và các quốc gia khác nằm trên bán đảo Scandinavi.
Mặc dù là điển hình của hệ tố tụng thẩm cứu nhƣng luật tố tụng hình sự của Pháp khác với nhiều nƣớc khác là có sự tham gia của thẩm phán điều tra, nhƣng thẩm phán điều tra chỉ tham gia ở mức độ nhất định đối với các vụ án nghiêm trọng hay vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp về chứng cứ, cần phải thẩm định lại chứng cứ trƣớc khi đƣa vụ án ra xét xử trƣớc tòa. Theo qui định, thủ tục bắt buộc có thẩm phán điều tra là các vụ án có tội (a) đại hình, b) tiểu hình hoặc vi cảnh cấp độ 5 khi ngƣời phạm tội là vị thành niên hoặc c) vụ án mà chƣa biết rõ ngƣời phạm tội.
Hoạt động điều tra của cảnh sát bị giám sát chỉ đạo chặt chẽ cả ở phía Viện công tố và thẩm phán điều tra trong các vụ án cần có thẩm phán điều tra. Trong các hoạt động điều tra mà không có sự tham gia của thẩm phán điều tra, hoạt động điều tra đặt dƣới sự giám sát chỉ đạo điều tra của cơ quan công tố chỉ tập trung vào các hoạt động điều tra liên quan tới các biện pháp ngăn chặn, có thể xâm phạm tới tự do công dân. Chẳng hạn, theo qui định, việc giám sát đối với thủ tục tạm giữ do Công tố viên thực hiện và việc kiểm soát đƣợc thực hiện theo 3 cách thức. Thứ nhất, cơ quan công tố phải tiến hành kiểm tra một cách thƣờng xuyên biên bản các cuộc thẩm vấn do cảnh sát lập.
Thứ hai, thủ tục tạm giữ chỉ có thể đƣợc gia hạn từ 24 giờ đến 48 giờ theo quyết định của Công tố viên khi có những dấu hiệu, tình tiết rõ ràng cho thấy ngƣời bị tạm giữ đã phạm tội. Cuối cùng, ngƣời bị tạm giữ có quyền đƣợc công tố viên thẩm vấn tại thời điểm kết luận về việc tạm giữ.
Đối với các vụ án có sự tham gia của thẩm phán điều tra, thẩm phán điều tra chỉ có vai trò bổ sung về mặt pháp lý, hay nói theo ngôn từ chuyên môn, là củng cố chứng cứ cho hoạt động điều tra, giúp cho việc thu thập chứng cứ và làm sáng tỏ hơn các tình tiết của các vụ án phức tạp, kết nối các yếu tố chứng cứ của quá trình điều tra cho phù hợp với quá trình xét xử tại toà. Sự can thiệp của thẩm phán điều tra vào tiến trình điều tra cũng làm thuận lợi cho hoạt động điều tra khi cần thiết phải áp dụng các biện pháp cƣỡng chế tố tụng và biện pháp ngăn chặn. Ngoài ra, với sự tham gia của thẩm phán điều tra, các hoạt động điều tra đƣợc giám sát chặt chẽ và phải theo chỉ đạo của
thẩm phán điều tra. Cảnh sát tƣ pháp cũng phải tuân theo mọi chỉ đạo của thẩm phán điều tra nhƣ đối với các công tố viên. Thẩm phán điều tra không thay thế cho cơ quan công tố trong giai đoạn tiền xét xử, hồ sơ vụ án sau khi điều tra phải chuyển lại hồ sơ cho cơ quan công tố để quyết định việc có truy tố hay không.
Quan điểm cho rằng Viện công tố chỉ đạo điều tra trong tố tụng hình sự của Pháp không hoàn toàn chuẩn xác vì các thẩm phán ở mức độ nào đó cũng chỉ đạo điều tra. Nhƣng có một điểm thống nhất và đúng trong cả 2 thủ tục điều tra của Pháp: Hoạt động điều tra mang tính nghiệp vụ, kỹ thuật do cảnh sát tƣ pháp thực hiện, việc tham gia của cơ quan công tố hay tòa án chỉ có ý nghĩa giúp cho CQĐT củng cố về mặt chứng cứ, đảm bảo hoạt động điều tra có kết quả; đặc biệt đối với việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn, Viện công tố và Tòa án là cơ quan kiểm soát và quyết định việc áp dụng. Viện công tố trong giai đoạn điều tra là cơ quan quyết định việc truy tố hay không truy tố dựa trên hồ sơ chứng cứ đã thu thập đƣợc, có chỉ đạo điều tra nhƣng chỉ nhằm giám sát chặt chẽ hoạt động điều tra khi có việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn ảnh hƣởng đến tự do công dân. [45]; [48]