2.3.1. Nguyên nhân chủ quan
- Việc giáo dục nâng cao ý thức trách nhiệm, nhận thức về sự tôn trọng và bảo vệ quyền con ngƣời cho lực lƣợng cán bộ làm công tác điều tra, bắt giữ tội phạm tuy đã có nhiều chuyển biến mạnh mẽ trong những năm gần đây. Song trên thực tế vẫn còn hiện tƣợng nhiều cán bộ điều tra chủ yếu coi trọng mặt nhiệm vụ chỉ tiêu điều tra phá án mà chƣa thực sự coi trọng yêu cầu về bảo đảm các quyền cơ bản của công dân đƣợc Hiến pháp quy định. Có hiện tƣợng xảy ra không ít hiện nay trong hoạt động điều tra là việc chạy theo thành tích, theo số lƣợng các vụ án đƣợc phát hiện, khởi tố, truy tố. Chính do sự chi phối bởi các yếu tố đó mà một số chƣa quan tâm đầy đủ đến việc thực hiện các chính sách hình sự, tuân thủ các nguyên tắc của Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự trong hoạt động điều tra, dẫn đến thực hiện còn quá cứng nhắc, không chú ý đến việc bảo đảm các quyền con ngƣời; có thái độ đối xử không đúng mức với ngƣời bị tình nghi phạm tội.
- Do phong cách tƣ duy trong hoạt động điều tra và kiểm sát điều tra vẫn chủ yếu theo hƣớng buộc tội. Thực tiến những vụ án xảy ra việc bắt, giam giữ và khởi tố oan, sai thƣờng là do các cán bộ làm công tác điều tra và cả KSV kiểm sát điều tra chỉ tƣ duy theo hƣớng tìm căn cứ kết tội bị can, do đó không chú ý đến các tình tiết, chứng cứ gỡ tội thuộc 4 yếu tố cấu thành tội phạm. Những yếu tố nhƣ mâu thuẫn trong lời khai của ngƣời bị tạm giữ, bị can, ngƣời làm chứng, ngƣời liên quan đến vụ án, ngƣời bị hại về thời gian, địa điểm xảy ra vụ án, chứng cứ ngoại phạm đã không đƣợc chú ý và bỏ qua. Thậm chí do định hƣớng suy nghĩ nhƣ vậy nên các ĐTV, cán bộ làm công tác điều tra cố tình, điều chỉnh lời khai, ép cung ... để hợp lý hoá các lời khai, loại bỏ mâu thuẫn trong hồ sơ nên nếu KSV không thƣờng xuyên sâu sát với quá trình điều tra, không nhạy bén sẽ không phát hiện đƣợc và đề xuất phê chuẩn
không chính xác.
- Do thái độ, tác phong làm việc quan liêu của một số cán bộ, lãnh đạo CQĐT và KSV, lãnh đạo VKS. Đó là hiện tƣợng thu thập đánh giá chứng cứ, đánh giá tính chất, mức độ vụ việc thiếu toàn diện, thiếu khách quan, không sát thực tế, bỏ sót ngƣời làm chứng, bỏ ngoài tai dƣ luận xã hội hoặc quá máy móc căn cứ vào một số lời khai, chứng cứ, ý kiến nhất định.
- Không ít KSV chƣa nhận thức đƣợc đầy đủ, đúng đắn vị trí, vai trò, thẩm quyền của VKS trong hoạt động tố tụng hình sự nói chung, trong giai đoạn điều tra nói riêng. Đó là vai trò chủ đạo, quyết định và chịu trách nhiệm khi tiến hành hoạt động phê chuẩn các lệnh, quyết định của CQĐT trong giai đoạn điều tra.
VKS chƣa kiên quyết thực hiện các quyền độc lập của mình trong hoạt động tố tụng huỷ bỏ các quyết định trái pháp luật của CQĐT. Nguyên tắc độc lập là nguyên tắc hiến định nhằm bảo đảm để VKS thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình, bảo vệ tốt các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan tổ chức, kiên quyết yêu cầu trừng phạt những ngƣời phạm tội. Tuy nhiên thực tế hiện nay, VKS có xu hƣớng thận trọng, giữ mối quan hệ bằng cách tổ chức xin ý kiến thống nhất các ngành nội chính, xin ý kiến cấp trên chỉ đạo. Thậm chí còn tồn tại tƣ tƣởng ngại va chạm, xuôi chiều theo quan điểm của CQĐT, nên không kiên quyết bảo vệ quan điểm, không phê chuẩn hoặc huỷ bỏ các quyết định không có căn cứ của CQĐT.
- Còn có những KSV thực hiện nhiệm vụ với tinh thần trách nhiệm chƣa cao, nên chƣa chủ động trong hoạt động thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra ngay từ khi đầu để nắm chắc tiến độ vụ án cũng nhƣ các vấn đề cần chứng minh của vụ án. KSV nghiên cứu hồ sơ đề nghị phê chuẩn không nắm đƣợc đầy đủ các tài liệu, chứng cứ cũng nhƣ các quy định pháp luật về hình sự, tố tụng hình sự liên quan làm căn cứ phê chuẩn hoặc không phê chuẩn quyết định của CQĐT. Không nghiên cứu kỹ, thận trọng, KSV không phát hiện đƣợc những tài liệu chứng cứ có thiếu sót về trình tự thu thập, về hình thức hay nội dung, những điểm còn mâu thuẫn để yêu cầu CQĐT khắc phục, bổ sung kịp thời làm căn cứ vững chắc, hợp pháp cho việc phê chuẩn. Việc phê chuẩn của VKS thƣờng chỉ diễn ra ở giai đoạn đầu của quá trình điều tra nên nhiều KSV quan niệm rằng chỉ cần chú ý đến các chứng cứ buộc tội cơ bản để yêu cầu CQĐT tập trung làm rõ, mà xem nhẹ các chứng cứ khác
dù đó là chứng cứ chứng minh sự vô tội; hoặc KSV chỉ chú ý buộc tội mà quyên đi nhiệm vụ, quyền hạn kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động điều tra, đảm bảo các tài liệu chứng cứ làm căn cứ xét phê chuẩn đƣợc thu thập hợp pháp. Do đó dẫn đến nhiều trƣờng hợp bỏ qua những vi phạm trình tự, thủ tục tố tụng nghiêm trọng, gây rất nhiều khó khăn cho quá trình giải quyết án.
- Trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ của nhiều ĐTV, cán bộ làm công tác điều tra, KSV làm công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra hình sự còn hạn chế. Trình độ ĐTV và cán bộ làm công tác điều tra không đồng đều, nhất là ở cấp huyện, tỷ lệ tốt nghiệp đại học chỉ khoảng 40-50%. Vì vậy kiến thức pháp luật cũng nhƣ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ điều tra chƣa cao và không đồng đều. Không ít KSV chƣa nắm vững các quy định pháp luật hình sự và tố tụng hình sự liên quan đến việc xác định căn cứ, trình tự thủ tục, thẩm quyền thực hiện phê chuẩn ... nên còn lúng túng khi Cơ quan xin ý kiến và đề nghị phê chuẩn. Kỹ năng nghiên cứu, phân tích, tổng hợp các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ còn yếu. Hơn nữa, nhiều KSV lại chƣa coi trọng việc nắm bắt và thực hiện đầy đủ các thủ tục tố tụng hình sự theo quy định, chƣa đầu tƣ thời gian nghiên cứu học hỏi thấu đáo, trau dồi các quy định pháp luật cũng nhƣ các quy chế nghiệp vụ của ngành mà làm việc theo lối mòn, nặng về kinh nghiệm.
- Một số KSV không chịu rèn luyện phẩm chất đạo đức, tha hoá biến chất tham lợi ích vật chất, nhận hối lộ dẫn đến sẵn sàng làm trái quy định của pháp luật để bao che cho tội phạm. Một số KSV thiếu bản lĩnh, dễ bị lợi dụng, mua chuộc, thao túng làm vô hiệu hoá quyền lực của cơ quan đƣợc giao thực hành quyền công tố, kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động điều tra. Hậu quả là công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra nói chung, hoạt động phê chuẩn các quyết định của CQĐT nói riêng thiếu tính khách quan, chính xác, vi phạm pháp luật.
- Công tác hƣớng dẫn kiểm tra nghiệp vụ của VKS cấp trên đối với VKS cấp dƣới còn chƣa thƣờng xuyên, có nơi, có lúc còn bị buông lỏng. Việc hƣớng dẫn chỉ đạo của VKS cấp trên những vụ chƣa kịp thời, thiếu chính xác dẫn đến cấp dƣới bị động, lúng túng.
- Lực lƣợng ĐTV và KSV thiếu, tình trạng quá tải án hình sự ở một số đơn vị, nhất là ở các thành phố lớn, các thị xã thƣờng xuyên diễn ra. Vì vậy, rất khó có thể đòi hỏi nâng cáo chất lƣợng thực hành quyền công tố kiểm sát điều tra. Kiểm sát dựa trên hồ sơ là chủ yếu, ít thực hiện đƣợc vịêc trực tiếp theo sát các hoạt động điều tra.
- Trong điều kiện hiện nay khi đất nƣớc ta xây dựng nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN, tốc độ phát triển kinh tế xã hội khá nhanh, nhƣng đó cũng là điều kiện để các yếu tố mặt trái của nền kinh tế thị trƣờng, của xã hội phát triển, tình hình tội phạm cũng trở nên phức tạp hơn. Nhiều tội phạm xâm phạm các quan hệ gia đình, thuần phong mỹ tục trong xã hội gia tăng. Nhiều loại tội phạm mới nảy sinh nhƣ tội phạm sử dụng công nghệ cao nhƣ thông qua mạng In tơ nét, mạng viễn thông để trộm cắp, lừa đảo... tội phạm lợi dụng trình độ quản lý kinh tế thị trƣờng còn thấp ở một số ngành, đơn vị để chiếm đoạt tài sản, gây thiệt hại rất lớn. Nghiêm trọng hơn, tội phạm đã móc nối, mua chuộc đƣợc nhiều cán bộ trong các cơ quan nhà nƣớc, kể cả một số cán bộ cao cấp, giữ các trọng trách hết sức quan trọng trong bộ máy nhà nƣớc, các cán bộ trong các cơ quan tƣ pháp để làm vô hiệu hoá, bao che cho những hành vi phạm tội hết sức nghiêm trọng. Nhiều thủ đoạn phạm tội mới ở nƣớc ngoài cũng đƣợc xâm nhập vào Việt Nam nhƣ lừa đảo quốc tế, buôn bán ngƣời, phụ nữ, trẻ em... bọn tội phạm quốc tế còn vào Việt Nam để ẩn náu, rửa tiền. Trong khi đó trình độ của các ĐTV, KSV tại các CQĐT, VKS còn hạn chế, chƣa đủ điều kiện bắt kịp với sự thay đổi.
- Quy định pháp luật còn bất cập: Còn nhiều nội dung quy định của pháp luật tố tụng hình sự liên quan đến hoạt động phê chuẩn của VKS thiếu cụ thể, chứa đựng những mâu thuẫn, khó thực hiện (xem thêm phần 2.1).
- Việc đầu tƣ cơ sở vật chất cho VKS còn chƣa tƣơng xứng. Thời gian vừa qua nhà nƣớc đã đầu tƣ để nâng cấp, xây dựng mới nhiều trụ sở VKS các cấp, đã cải thiện đáng kể điều kiện làm việc, nhƣng nhìn chung việc phân bổ định mức ngân sách, trụ sở, trang thiết bị còn hạn hẹp, chƣa tƣơng xứng với chức năng, nhiệm vụ của ngành. Còn thiếu nhiều phƣơng tiện kỹ thuật phục vụ cho việc phát hiện và lƣu giữ các thông tin tội phạm, thiếu các phƣơng tiện khác để quản lý hồ sơ án hình sự. Ngay cả ta ̣i các VKS cấp tỉnh hay cấp huyê ̣n có số lƣợng án rất lớn , lên đến vài trăm vụ án hình sự mỗi năm thì cho đến hiện nay các KSV vẫn chƣa đƣợc trang bị mỗi KSV mô ̣t máy vi tính cá
nhân để làm viê ̣c trong khi ngay tro ng quy đi ̣nh của Chính phủ là mỗi công chƣ́c đƣợc trang bi ̣ mô ̣t máy vi tính cá nhân để làm viê ̣c.
- Chế độ tiền lƣơng, phụ cấp đối với KSV trƣớc đây và hiện nay sau khi thực hiện “cải cách chế độ tiền lƣơng” vẫn còn bất hợp lý và ngày càng tụt hậu so với công chức trong các ngành khác và so với ngƣời lao động trong xã hội nói chung. Trong khi đó, đặc thù công việc của KSV là luôn tiếp xúc với vi phạm, tội phạm, việc xử lý, thực hiện phê chuẩn các quyết định của CQĐT yêu cầu tính chính xác rất cao, không cho phép có tỷ lệ sai sót. Hiện nay KSV ngày càng phải đối mặt với áp lực công việc, với sự nguy hiểm từ phía tội phạm giống nhƣ các cơ quan tƣ pháp khác. Tuy nhiên cơ chế bảo vệ quyền lợi cho các KSV chƣa đƣợc chú ý đúng mức. Đa số các KSV còn còn gặp nhiều khó khăn trong đời sống, nhất là phải đảm bảo đời sống của gia đình, vợ con họ. Trong điều kiện và hoàn cảnh sống nhƣ vậy đã có tác động không nhỏ đến việc tập trung toàn tâm, toàn ý cho công việc, cũng nhƣ phẩm hạnh vô tƣ trong công tác của không ít KSV và cả lãnh đạo các VKS. Ngoài những chênh lê ̣ch có thể thấy rõ giƣ̃a các công chƣ́c chỉ hƣởng lƣơng với các viên chƣ́c (đối tƣợng làm viê ̣c trong nhƣ̃ng đơn vi ̣ hành chính sƣ̣ nghiê ̣p có thu ) vƣ̀ a hƣởng lƣơng vƣ̀a đƣợc hƣởng phần chia tƣ̀ doanh thu của đơn vi ̣ , cách xếp lƣơng giƣ̃a ngành kiểm sát với hai ngành ba ̣n trong hê ̣ thống cơ quan tƣ pháp hình sự cũng còn bộc lộ nhiều bất cập. So với các Thẩm phán và thƣ ký tòa án thì các KSV và các V KS phải duy trì chế độ trực 24/24 giờ trong ngày nên các cán bộ , KSV ngành kiểm sát còn rất ít thời gian để chăm sóc gia đình trong khi khoản tiền bồi dƣỡng trƣ̣c ngoài giờ hiê ̣n nay là rất thấp , thâ ̣m chí ở các khu vực có mức giá sinh hoạt phí cao thì khoản tiền trực ngoài giờ ngày cuối tuần không đủ để trả tiền ăn . Còn so với các ĐTV thì tuy cù ng có đối tƣợng tiếp xúc làm viê ̣c giống nhau , lƣợng công viê ̣c cũng tƣơng đối ngang bằng nhƣng các Đ TV lại đƣợc hƣởng ngạch, bâ ̣c lƣơng khác, cao hơn hẳn so với các KSV. Đây cũng là mô ̣t điểm có ảnh hƣởng không nhỏ đến tâm lý ỷ lại của các KSV trong giai đoa ̣n điều tra vu ̣ án hình sƣ̣.