3.2. GIẢI PHÁP VỀ CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA VIỆN KIỂM
3.2.2. Giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa Viện kiểm sát và Cơ quan điều tra
quan điều tra
Mối quan hệ giữa VKS và CQĐT khi thực hiện thủ tục phê chuẩn các quyết định, lệnh của CQĐT là một trong những yếu tố hình thành mối quan hệ giữa hai cơ quan trong tố tụng hình sự theo luật định. Trong những năm qua, mối quan hệ giữa VKS và CQĐT ngày càng đƣợc củng cố, hoàn thiện, góp phần quan trọng vào việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm kịp thời, nghiêm minh và đúng pháp luật. Tuy nhiên trên thực tiễn, mối quan hệ giữa VKS và CQĐT trong tố tụng hình sự cũng nảy sinh những vƣớng mắc, khó khăn nhất định, cùng sự nhận thức không thống nhất, thực hiện không nghiêm chỉnh các quy định của BLTTHS ảnh hƣởng đến chất lƣợng, hiệu quả họat động của cả VKS và CQĐT. Nhiều trƣờng hợp do nhận thức không đúng đắn các quy định của pháp luật tố tụng hình sự về mối quan hệ giữa VKS và CQĐT, nên đã có những khuynh hƣớng không đúng. Có nơi, VKS không sử dụng các quyền chế ƣớc của mình mà luôn giữ thái độ hữu khuynh, né tránh, không kiên quyết bảo vệ quan điểm, nên không phát huy đƣợc vai trò của cơ quan thực hành quyền công tố khi thực hiện quyền phê chuẩn của VKS.
Khuynh hƣớng ngƣợc lại, sử dụng một cách cứng nhắc quyền chế ƣớc của VKS với CQĐT, đồng thời do nhận thức không đúng của cả hai cơ quan nên dẫn đến hiện tƣợng “quyền anh, quyền tôi”, tạo nên mối quan hệ căng thẳng, không vì mục tiêu chung và họat động phê chuẩn nói riêng các hoạt động tố tụng hình sự khác nói chung liên quan đến hai cơ quan không đạt đƣợc hiệu quả cao.
phải tạo ra đƣợc sự nhận thức đúng đắn từ phía hai cơ quan. VKS và CQĐT tuy có chức năng và nhiệm vụ khác nhau nhƣng đều có mục tiêu chung là nhằm phát hiện, điều tra và xử lý tội phạm một cách nhanh chóng, nên hai cơ quan này phải có sự phối hợp chặt chẽ với nhau trên cơ sở quy định của BLTTHS về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi cơ quan. Cũng cần chú ý sự phối hợp này trên cơ sở chức năng độc lập của mỗi cơ quan chứ không phải tổng hợp lực để cùng điều tra, hay theo kiểu “ba bộ đồng tình” tạo thành một vòng tròn khép kín cũng dễ dẫn đến gây oan sai, bỏ lọt tội phạm. Kinh nghiệm thực tế cho thấy, nếu có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan bảo vệ pháp luật, thì những vụ án phức tạp, đặc biệt nghiêm trọng đƣợc khám phá điều tra và giải quyết triệt để, nhanh chóng. Mặt khác, theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự, họat động phê chuẩn là thực hiện chức năng của VKS trong giai đoạn điều tra mang tính chế ƣớc đối với hoạt động của CQĐT. Mối quan hệ chế ƣớc này theo quy định của pháp luật, trên cơ sở chức năng của hai cơ quan. Vì vậy, cần phải có nhận thức đúng đắn rằng, chính sự chế ƣớc này tạo điều kiện để mỗi cơ quan thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình và hoàn thành nhiệm vụ chung của TTHS, chứ không phải VKS cản trở CQĐT thực hiện việc điều tra. Thực tế cho thấy, nếu nơi nào VKS thực hiện nghiêm chỉnh, triệt để những quy định của BLTTHS về thủ tục phê chuẩn, phát huy tối đa quyền năng mà pháp luật giao cho, thì ở đó chất lƣợng điều tra đƣợc nâng lên.
BLTTHS đƣợc sửa đổi theo hƣớng tăng cƣờng vai trò của VKS trong giai đoạn điều tra bằng một lọat các quy định nhƣ phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, trực tiếp tham gia, trực tiếp tiến hành các họat động điều tra ... Lẽ đƣơng nhiên, có nhiều quyền hơn thì trách nhiệm càng lớn hơn, VKS phải chịu trách nhiệm về toàn bộ những họat động và quyết định của mình. Trách nhiệm của VKS nói chung, cũng nhƣ của Viện trƣởng, Phó Viện trƣởng và các KSV đã đƣợc quy định khá cụ thể, chặt chẽ trong BLTTHS và đặc biệt là Nghị quyết 388/NQ-UBTVQH của Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội về bồi thƣờng thiệt hại cho ngƣời bị oan do ngƣời có thẩm quyền trong họat động tố tụng hình sự gây ra cũng nhƣ Thông tƣ số 04/2006/TTLT-VKSNDTC-TANDTC- BCA-BTP-BQP-BTC ngày 22/11/2006 hƣớng dẫn thi hành một số quy định của nghị quyết này. Quy định rõ trách nhiệm nhƣ vậy góp phần nâng cao trách nhiệm của các KSV, khiến họ phải rất thận trọng trong khi thực hiện
nhiệm vụ và mỗi khi ra các quyết định.
Tuy nhiên, việc phải chịu trách nhiệm quá lớn đã phần nào có ảnh hƣởng tiêu cực đến các họat động của VKS nói chung và các KSV nói riêng. Theo Nghị quyết 388 và Thông tƣ số 04 nói trên, VKS phải chịu trách nhiệm hoàn toàn đối với các quyết định của CQĐT khi đã phê chuẩn nhƣ khởi tố bị can, gia hạn tạm giữ, tạm giam, gia hạn tạm giam... nếu xảy ra oan. Điều này là bất hợp lý, vì các quyết định trên đƣợc VKS phê chuẩn, nhƣng CQĐT mới là cơ quan trực tiếp ra các quyết định mà lại không phải chịu trách nhiệm gì.
Việc phải chịu trách nhiệm quá lớn nhƣ trên đã gây áp lực nặng nề cho lãnh đạo VKS và các KSV, dẫn đến không ít ngƣời có tƣ tƣởng “thà bỏ lọt còn hơn làm oan”. Khuynh hƣớng này tiếp tục diễn ra sẽ có ảnh hƣởng rất lớn đến hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm. Mặt khác, việc CQĐT ít phải chịu trách nhiệm về các quyết định của mình cũng có thể tạo ra tâm lý ỷ lại cho VKS. Chúng tôi thấy rằng, cho dù tăng cƣờng vai trò và trách nhiệm của VKS trong giai đoạn điều tra thì vẫn phải bảo đảm trong phạm vi chức năng nhiệm vụ của mỗi cơ quan; VKS không thể làm thay và tất nhiên cũng không thể chịu trách nhiệm thay CQĐT. Nhƣ vậy, sẽ không còn mối quan hệ vừa chế ƣớc, vừa phối hợp giữa VKS và CQĐT trong tố tụng hình sự nữa.
Theo chúng tôi, không thể có một cơ quan nào lại không phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Chính vì vậy, trong hƣớng dẫn về trách nhiệm bồi thƣờng trong các trƣờng hợp này phải quy định cả VKS và CQĐT phải bồi thƣờng. Chỉ có nhƣ vậy mới bảo đảm tăng cƣờng trách nhiệm của cả VKS và CQĐT đối với họat động tố tụng hình sự trong giai đoạn điều tra.
- Tổ chức thực hiện một cách khoa học việc KSV tham gia trực tiếp vào các hoạt động điều tra để nắm chắc vụ án.
Theo BLTTHS, KSV có quyền tham gia trực tiếp vào các hoạt động điều tra nhiều hơn hoặc trực tiếp tiến hành các hoạt động điều tra. Đây là biện pháp để VKS nắm đƣợc quá trình điều tra, ngăn chặn kịp thời những vi phạm trong quá trình điều tra, nâng cao chất lƣợng, hiệu quả hoạt động thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra nói chung và hoạt động phê chuẩn nói riêng. Tuy nhiên muốn thực hiện có hiệu quả đòi hỏi VKS phải tổ chức một cách khoa học, hợp lý, nếu không sẽ không có đủ lực lƣợng bảo đảm thực hiện. VKS các cấp trên cơ sở phải nắm chắc các tin báo, tố giác tội phạm, các vụ án ngay từ đầu để từ đó có phƣơng pháp thích hợp đối với từng vụ án cụ thể.
+ KSV chỉ trực tiếp tiến hành các họat động điều tra khi các yêu cầu điều tra không đƣợc thực hiện nghiêm chỉnh, khi thấy phải kiểm tra lại độ tin cậy của chứng cứ hoặc trong những trƣờng hợp lời khai bị can, nhân chứng, ngƣời bị hại còn mâu thuẫn; vụ án đặc biệt nghiêm trọng; bị can lúc thì nhận tội, lúc thì chối tội hoặc có dấu hiệu dụ cung, mớm cung, bức cung, bị nhục hình nhằm phục vụ cho việc xem xét quyết định phê chuẩn hoặc không phê chuẩn các quyết định của CQĐT.
+ Tùy từng thời điểm, đối với từng vụ án cụ thể, VKS cần cử KSV tham gia trực tiếp cùng ĐTV tiến hành các hoạt động điều tra nhất định. Có những hoạt động KSV phải tham gia nhƣ thực nghiệm điều tra, khám nghiệm hiện trƣờng, khám nghiệm tử thi; có những hoạt động cần tham gia nhƣ đối chất, nhận dạng, hỏi cung bị can, lấy lời khai ngƣời bị hại, ngƣời làm chứng... trong những vụ án phức tạp, nghiêm trọng để làm cơ sở cho KSV có thể chủ động khi thực hiện đề xuất phê chuẩn các quyết định của CQĐT.
+ Phân công KSV theo dõi việc giải quyết tin báo, tố giác tội phạm ngay từ đầu chứ không phải chỉ đến khi đã khởi tố vụ án mới phân công để bảo đảm KSV nắm chắc vụ án và chủ động thực hiện nhanh chóng các hoạt động sau đó nhƣ đề xuất phê chuẩn khởi tố bị can, phê chuẩn áp dụng biện pháp ngăn chặn; xác định sự cần thiết phải tham gia vào các hoạt động điều tra nhất định.
+ VKS phải có cách thức tổ phân công KSV một cách hợp lý bằng cách tăng cƣờng cho công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử hình sự mới bảo đảm có đủ lực lƣợng tham gia trực tiếp vào các hoạt động điều tra. Hiện nay nhiều địa phƣơng, nhất là các thành phố có số lƣợng án nhiều nhƣng biên chế lực lƣợng KSV không tƣơng xứng nên không thể trực tiếp tham gia nhiều vào các hoạt động điều tra. Nhiều nơi hiện nay đã xảy ra tình trạng quá tải án, do đó công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra chỉ mang tính hình thức. Vì vậy, cần xem xét tăng biên chế cho những nơi số lƣợng án quá nhiều mới bảo đảm khả năng thực hiện các quy định nhƣ trên.
Mặt khác, hiện nay Nhà nƣớc lại khống chế tỷ lệ số KSV trong số biên chế cán bộ làm nghiệp vụ tại mỗi VKS cấp tỉnh là 64%, cấp huyện là 80%. Việc khống chế tỷ lệ nhƣ trên theo chúng tôi là không hợp lý. Bởi vì, các hoạt động nghiệp vụ của VKS hoàn toàn phải do các KSV thực hiện, BLTTHS
không quy định cán bộ không có chức danh pháp lý đƣợc thực hiện bất cứ một hoạt động nào. Không thể áp dụng tƣơng tự nhƣ tỷ lệ Thẩm phán, vì tổ chức Tòa án còn có lực lƣợng đông đảo cán bộ làm nghiệp vụ khác nhƣ Thƣ ký là một chức danh tố tụng. Việc khống chế tỷ lệ KSV dẫn đến hiện nay ở các địa phƣơng còn một lực lƣợng cán bộ mặc dù đủ tiêu chuẩn bổ nhiệm KSV theo quy định nhƣng không đƣợc bổ nhiệm. Tuy vậy, các đơn vị vẫn phải phân công họ thực hiện các hoạt động nghiệp vụ của KSV dù biết là không đúng luật tố tụng, nếu không họ sẽ hầu nhƣ không có việc gì để làm, trong khi các KSV không đảm nhiệm đƣợc hết khối lƣợng công việc của đơn vị. Chúng tôi đề nghị cần nghiên cứu theo hƣớng không khống chế tỷ lệ nữa mà quy định bổ nhiệm chức danh KSV theo công việc chuyên môn. Nhƣ vậy, mới bảo đảm những công việc nghiệp vụ theo luật tố tụng phải do ngƣời có chức danh KSV thực hiện. Những cán bộ không có chức damh KSV làm các công việc phục vụ, hay hoạt động khác không phải là hoạt động tố tụng.