Tăng cƣờng tính độc lập của Viện kiểm sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phê chuẩn của viện kiểm sát nhân dân đối với các quyết định của cơ quan điều tra trong giai đoạn điều tra các vụ án hình sự theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 81 - 82)

3.2. GIẢI PHÁP VỀ CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA VIỆN KIỂM

3.2.3. Tăng cƣờng tính độc lập của Viện kiểm sát

Hệ thống VKS thực hiện chức năng thực hành quyền công tố ở nƣớc ta trực thuộc Quốc hội - Cơ quan quyền lực Nhà nƣớc cao nhất là một điều kiện quan trọng để cơ quan này có khả năng độc lập trong hoạt động thực hiện chức năng nhiệm vụ. Đa số các quốc gia trên thế giới, nơi mà hệ thống cơ quan công tố đƣợc tổ chức thuộc hệ thống cơ quan hành pháp hoặc tƣ pháp có tính độc lập tƣơng đối. Tuy nhiên, việc bảo đảm sự độc lập trên thực tế của cơ quan này đã là một vấn đề thời sự có tính toàn cầu. Năm 1990, Hội nghị lần thứ 8 của Liên hợp quốc đã khẳng định “các công tố viên phải được hoàn thành nhiệm vụ của mình một cách hoàn toàn tự do mà không phải chịu bất cứ một sự đe dọa can thiệp nào”. Ở nƣớc ta hiện nay đang thực hiện cải cách bộ máy Nhà nƣớc nói chung, các cơ quan tƣ pháp nói riêng trong đó có VKS theo hƣớng chuyển VKS thành Viện công tố tƣơng đồng với nhiều nƣớc trên thế giới. Việc cải cách này phải nghiên cứu, cân nhắc thật kỹ bởi chính những nƣớc đang thực hiện mô hình này cũng thấy nhu cầu cần phải thay đổi để bảo đảm tính độc lập của viện công tố nhƣ đã nêu ở trên. Theo chúng tôi, bất cứ một sự cải cách nào cũng cần phải nghiên cứu các thành tựu của khoa học luật TTHS thế giới một cách độc lập, khoa học theo hƣớng phát triển lên, không thể vội vàng đi theo một hình mẫu nào đó, tránh tình trạng cải cách hình thức, dập khuôn mô hình nƣớc ngoài không phù hợp với Việt Nam.

Để bảo đảm khả năng độc lập cho hệ thống VKS ở nƣớc ta hiện nay, theo chúng tôi còn có một vấn đề khác đáng quan tâm là đổi mới sự lãnh đạo của Đảng. Hiện nay các VKS địa phƣơng đặt dƣới sự lãnh đạo của cấp ủy địa phƣơng, nếu không có phƣơng thức phù hợp thì sẽ làm hạn chế vị trí độc lập của VKS và các KSV. Thực tế cho thấy do bị phụ thuộc vào sự lãnh đạo, sự chi phối của cấp ủy địa phƣơng nên VKS một số nơi đã không thể phát huy vai trò của mình, kiên quyết xử lý hoặc từ chối phê chuẩn những vụ án thuộc thẩm quyền. Do đó chúng tôi cho rằng phải đổi mới sự lãnh đạo của Đảng không chỉ riêng đối với VKS mà với tất cả các cơ quan tƣ pháp theo hƣớng Đảng lãnh đạo phải thông qua đƣờng lối, chính sách, nghị quyết chỉ đạo chung, không lãnh đạo bằng việc ra những mệnh lệnh, ý kiến chỉ đạo cụ thể đối với từng vụ án. Việc chỉ đạo cụ thể mang tính sự vụ của lãnh đạo cấp ủy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phê chuẩn của viện kiểm sát nhân dân đối với các quyết định của cơ quan điều tra trong giai đoạn điều tra các vụ án hình sự theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 81 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)