Thủ tục phê chuẩn việc khám xét, thu giữ điện tín, bƣu kiện, bƣu phẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phê chuẩn của viện kiểm sát nhân dân đối với các quyết định của cơ quan điều tra trong giai đoạn điều tra các vụ án hình sự theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 57 - 59)

2.1. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM HIỆN

2.1.4. Thủ tục phê chuẩn việc khám xét, thu giữ điện tín, bƣu kiện, bƣu phẩm

bƣu phẩm

2.1.4.1. Phê chuẩn việc khám xét

Khám xét là hoạt động điều tra nhằm tìm kiếm dấu vết tội phạm, vật chứng hoặc những đồ vật tài liệu khác có liên quan đến vụ án.

Về thẩm quyền ra lệnh khám xét, Điều 141 BLTTHS quy định những ngƣời có quyền ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam thì có quyền ra lệnh khám xét trong mọi trƣờng hợp. Để tránh việc khám xét tràn lan, xâm phạm đến quyền dân chủ của công dân, BLTTHS quy định lệnh khám xét của Thủ trƣởng, Phó Thủ trƣởng CQĐT các cấp phải đƣợc VKS cùng cấp phê chuẩn trƣớc khi thi hành.

Chỉ trong trƣờng hợp không thể trì hoãn đƣợc thì những ngƣời có quyền ra lệnh bắt khẩn cấp cũng có quyền ra lệnh khám xét. Đây là những trƣờng hợp mà vì tính cấp bách phải thực hiện ngay, giống nhƣ trƣờng hợp bắt khẩn cấp, cần ngăn chặn ngay việc tiêu huỷ chứng cứ nên lệnh khám xét trong trƣờng hợp này không phải có sự phê chuẩn trƣớc của VKS. Nhƣng sau khi thực hiện xong, trong thời hạn 24 giờ, ngƣời ra lệnh khám phải thông báo bằng văn bản về việc khám xét và kết quả khám xét cho VKS cùng cấp.

Việc phê chuẩn của VKS phải trên cơ sở nghiên cứu, xem xét các tài liệu của CQĐT về căn cứ, sự cần thiết phải khám xét. Khám xét là một trong những biện pháp cƣỡng chế của tố tụng hình sự liên quan đến quyền tự do về thân thể, quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở... nên BLTTHS quy định căn cứ rất chặt chẽ; chỉ đƣợc tiến hành khám xét khi có đầy đủ những căn cứ do pháp

luật quy định.

Việc khám ngƣời, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm chỉ đƣợc tiến hành khi có căn cứ nhận định trong ngƣời, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm của một ngƣời có công cụ, phƣơng tiện phạm tội, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có hoặc đồ vật, tài liệu có liên quan đến vụ án. Những căn cứ này có thể xác định bằng những nguồn tin do quần chúng cung cấp, do những ngƣời thực hiện tội phạm khai hoặc do CQĐT phát hiện; những căn cứ để ra lệnh khám xét phải đƣợc kiểm tra kỹ trƣớc khi ra lệnh. Nếu chỉ là sự nghi ngờ, chƣa đủ chứng cứ để nhận định trong ngƣời, chỗ ở, địa điểm của một ngƣời có vật chứng hoặc tài liệu liên quan đến vụ án thì không đƣợc khám xét. Trong trƣờng hợp cần phát hiện một ngƣời đang bị truy nã ẩn nấp tại chỗ ở, địa điểm của một ngƣời thì đƣợc khám chỗ ở, địa điểm của ngƣời đó.

2.1.4.2. Phê chuẩn thu giữ thư tín, điện tín, bưu kiện bưu phẩm tại

bưu điện

Thƣ tín, điện tín, bƣu kiện bƣu phẩm cần thu giữ là những thƣ tín, bƣu kiện, bƣu phẩm đang ở bƣu điện. Nếu đã gửi đi hoặc trả cho ngƣời nhận thì việc thu giữ chúng đƣợc áp dụng theo thủ tục tạm giữ đồ vật, tài liệu khi khám xét quy định tại Điều 145 BLTTHS. Trong quá trình điều tra, khi có căn cứ cho rằng thƣ tín, điện tín, bƣu kiện, bƣu phẩm tại bƣu điện có liên quan đến vụ án cần phải thu giữ thì CQĐT ra lệnh thu giữ. Lệnh này phải đƣợc VKS cùng cấp phê chuẩn trƣớc khi thi hành, trừ trƣờng hợp không thể trì hoãn nhƣng phải ghi rõ lý do vào biên bản và sau khi thu giữ phải thông báo ngay cho VKS cùng cấp biết.

Đây là một hoạt động điều tra, một biện pháp thu thập chứng cứ có liên quan đến việc bảo đảm quyền bí mật về thƣ tín, điện tín của công dân, do đó việc áp dụng cũng cần phải đảm bảo rất chặt chẽ. Nếu để xảy ra việc lạm dụng biện pháp này thì đó là sự vi phạm thô bạo quyền tự do của công dân. Trong quá trình kiểm sát điều tra, KSV cần chú ý đối với những vụ án có khả năng cần phải áp dụng biện pháp này để yêu cầu CQĐT tuân thủ quy định của BLTTHS cần phải đƣợc VKS phê chuẩn trƣớc khi thi hành. Tránh tình trạng CQĐT thƣờng viện lý do thời gian quá gấp, “không thể trì hoãn” nên cứ tiến hành thu giữ sau đó mới báo cho VKS biết. Hồ sơ đề nghị phê chuẩn thu giữ điện tín, bƣu kiện, bƣu phẩm phải đảm bảo chứng minh đƣợc có căn cứ cho

rằng bƣu kiện, bƣu phẩm, thƣ tín, điện tín đó có liên quan đến tội phạm và cần phải ngăn chặn ngay việc tiêu huỷ, tẩu tán ...

Cơ quan ra lệnh thu giữ phải thông báo cho ngƣời có thƣ tín, điện tín, bƣu kiện, bƣu phẩm bị thu giữ biết. Trƣờng hợp việc thông báo cản trở điều tra thì sau khi cản trở đó không còn nữa, ngƣời ra lệnh thu giữ phải thông báo ngay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phê chuẩn của viện kiểm sát nhân dân đối với các quyết định của cơ quan điều tra trong giai đoạn điều tra các vụ án hình sự theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)