Sửa đổi bổ sung một số quy định của BLTTHS liên quan đến thủ tục phê

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phê chuẩn của viện kiểm sát nhân dân đối với các quyết định của cơ quan điều tra trong giai đoạn điều tra các vụ án hình sự theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 85 - 94)

3.3. GIẢI PHÁP VỀ HOÀN THIỆN CÁC QUY PHẠM PHÁP LUẬT

3.3.2. Sửa đổi bổ sung một số quy định của BLTTHS liên quan đến thủ tục phê

thủ tục phê chuẩn của VKS

- Phê chuẩn khởi tố bị can

Điều 126 BLTTHS quy định trong thời hạn 3 ngày VKS phải xem xét quyết định phê chuẩn hoặc huỷ bỏ quyết định khởi tố bị can. Trong thực tế có những trƣờng hợp phức tạp, chứng cứ còn yếu nếu VKS quyết định phê chuẩn trong thời hạn 3 ngày thì dễ dẫn đến oan sai, nếu VKS huỷ bỏ quyết định khởi tố bị can thì dẫn đến bỏ lọt tội phạm (đã phân tích ở chƣơng 2). Thực tế VKS phải yêu cầu CQĐT tiến hành điều tra thu thập thêm tài liệu chứng cứ làm căn cứ cho việc phê chuẩn, do đó phải kéo dài thời gian xét phê chuẩn quá 3 ngày,

thậm chí có thể lên đến trên 10 ngày. Chính vì vậy, chúng tôi cho rằng cần sửa đổi bổ sung thêm vào Điều 126 BLTTHS quy định: Sau 3 ngày nếu thấy cần thiết, VKS được yêu cầu CQĐT bổ sung thêm tài liệu, chứng cứ để xem xét việc phê chuẩn quyết định khởi tố bị can của CQĐT và xác định rõ thời hạn bổ sung chứng cứ để VKS xem xét phê chuẩn.

Về hiệu lực của quyết định khởi tố bị can, cần có giải thích hƣớng dẫn thống nhất. Quyết định khởi tố bị can có hiệu lực trƣớc khi đƣợc phê chuẩn hay sau khi đƣợc VKS phê chuẩn; trƣờng hợp đã quá thời hạn phê chuẩn mà VKS không ra quyết định phê chuẩn hay huỷ bỏ quyết định khởi tố bị can thì xác định hiệu lực của quyết định khởi tố bị can đó của CQĐT nhƣ thế nào?

- Về hình thức phê chuẩn

Hiện nay ngành Kiểm sát đã triển khai thực hiện việc phê chuẩn các quyết định, lệnh của CQĐT bằng một văn bản phê chuẩn độc lập thay cho hình thức phê chuẩn trực tiếp vào các lệnh, quyết định của CQĐT nhƣ trƣớc đây. Tuy nhiên hình thức phê chuẩn này cũng làm cho quá trình xây dựng hồ sơ vụ án trở nên quá rƣờm rà, tốn kém hơn, mất nhiều thời gian hơn. Do vậy có nhiều ý kiến đề nghị nên dùng hình thức phê chuẩn trực tiếp vào các lệnh, quyết định của CQĐT. Tôi tán thành với quan điểm cho rằng cần kết hợp cả hai hình thức phê chuẩn trên. Đối với các loại lệnh, quyết định bắt buộc phải có sự phê chuẩn của VKS trƣớc khi thi hành thì nên thực hiện phê chuẩn trực tiếp vào lệnh, quyết định đó. Nếu trên lệnh, quyết định của CQĐT có phê chuẩn của VKS thì mới có hiệu lực thi hành và ngƣợc lại. Đối với những loại quyết định không bắt buộc phải phê chuẩn trƣớc khi thi hành thì nên thực hiện phê chuẩn bằng một văn bản độc lập của VKS. Vì đƣợc phê chuẩn sau, nên bản thân quyết định của CQĐT thể hiện tính độc lập của nó, đã phát sinh hiệu lực trƣớc khi đƣợc phê chuẩn. Các trƣờng hợp này nên dùng hình thức là quyết định phê chuẩn hoặc quyết định huỷ bỏ quyết định của CQĐT.

Tiểu kết chƣơng 3

Nhƣ vậy, trên cơ sở kết quả nghiên cứu tình hình thực trạng hoạt động phê chuẩn của VKS đối với các lệnh, quyết định của CQĐT, các nguyên nhân của thực trạng đó và dự báo về yêu cầu, xu hƣớng cải cách tƣ pháp trong thời gian tới, học viên đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng, hiệu quả hoạt động phê chuẩn của VKS trong thời gian tới gồm: giải pháp về nâng

cao hiệu quả mối quan hệ vừa mang tính phối hợp, vừa mang tính chế ƣớc giữa VKS và CQĐT; giải pháp nhằm tăng cƣờng vai trò độc lập của VKS trong hoạt động phê chuẩn; các giải pháp về công tác cán bộ để nâng cao năng lực, tinh thần trách nhiệm của đội KSV, lãnh đạo VKS của ĐTV, lãnh đạo CQĐT; giải pháp về đầu tƣ cơ sở vật chất và giải pháp về bổ sung, hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự liên quan đến hoạt động phê chuẩn.

Các giải pháp trên cần đƣợc thực hiện đồng bộ, triệt để mới có thể phát huy đƣợc tác dụng tích cực trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động phê chuẩn của VKS trên thực tế. Song trong giai đoạn hiện nay, học viên cho rằng giải pháp mang tính trung tâm, quyết định nhất là nâng cao năng lực, tinh thần trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ, Kiểm sát viên các Viện kiểm sát và cán bộ, Điều tra viên Cơ quan điều tra.

KẾT LUẬN

Với mục tiêu góp phần làm rõ những vấn đề lý luận và khảo sát, đánh giá việc thực hiện các quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam hiện hành về thủ tục phê chuẩn của VKSND đối với các quyết định của CQĐT phải có sự phê chuẩn của VKS, tác giả đã sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu của triết học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử nhƣ: phƣơng pháp lịch sử cụ thể, phƣơng pháp phân tích và tổng hợp, phƣơng pháp trừu tƣợng khoa học, phƣơng pháp khảo sát thực tiễn. Trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin về nhà nƣớc và pháp luật, những quan điểm mang tính lý luận về nhà nƣớc và pháp luật của Đảng và Nhà nƣớc ta; đồng thời tiếp thu có chọn lọc những thành tựu nghiên cứu cũng nhƣ thực tiễn khoa học Luật tố tụng hình sự của một số nƣớc trên thế giới, tác giả nghiên cứu một cách khái quát các vấn đề chung về thủ tục phê chuẩn của VKS đối với các lệnh, quyết định của CQĐT, đồng thời tập trung nghiên cứu thực trạng hoạt động phê chuẩn của VKS trong những năm gần đây. Kết quả nghiên cứu cho phép tác giả kết luận một số vấn đề sau:

- Phê chuẩn trong tố tụng hình sự là hoạt động của cơ quan có thẩm quyền xác nhận tính hợp pháp của các quyết định, lệnh, hành vi của CQĐT. Quyền phê chuẩn của VKS đối với các quyết định, lệnh, hành vi mang tính cƣỡng chế của CQĐT là xuất phát từ chức năng nhiệm vụ của từng cơ quan trong tố tụng hình sự Việt Nam; trong đó VKS là cơ quan thực hành quyền công tố, còn CQĐT có chức năng điều tra khám phá tội phạm. Mục đích của việc phê chuẩn trong tố tụng hình sự là nhằm kiểm soát chặt chẽ các hoạt động mang tính chất cƣỡng chế bất lợi về quyền tự do đối với công dân của CQĐT; đảm bảo việc áp dụng các biện pháp này là hợp pháp và cần thiết. Thông qua việc phê chuẩn VKS có thể ngăn chặn những hành động xâm phạm các quyền của công dân không đƣợc pháp luật cho phép; ngăn ngừa sự lạm quyền, lạm dụng các biện pháp cƣỡng chế của CQĐT. Hoạt động phê chuẩn có ý nghĩa không nhỏ trong việc bảo đảm cho hoạt động điều tra hình sự với nhiều biện pháp cƣỡng chế thƣờng xuyên đƣợc áp dụng diễn ra trong phạm vi pháp luật cho phép.

- Lịch sử Luật tố tụng hình sự của Nhà nƣớc cách mạng Việt Nam từ năm 1945 đến nay cũng đã sớm có những quy định về quyền phê chuẩn của các cơ quan tƣ pháp đối với một số biện pháp cƣỡng chế do CQĐT hoặc tiền thân của CQĐT thực hiện. Điều đó thể hiện tính chất tiến bộ và sự quan tâm của chính quyền cách mạng Việt Nam đối với việc bảo đảm quyền tự do, dân chủ của công dân. Kết quả nghiên cứu sơ lƣợc về hoạt động phê chuẩn chuẩn trong tố tụng hình sự một số nƣớc điển hình trên thế giới cho thấy hầu hết các nƣớc cũng đều quy định quyền quyết định áp dụng hoặc phê chuẩn thực hiện các biện pháp cƣỡng chế trong điều tra hình sự thuộc về các cơ quan tƣ pháp, có thể là Toà án, VKS hay cơ quan công tố.

- BLTTHS của nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam với quan điểm tăng cƣờng vai trò của VKS trong giai đoạn điều tra, đã quy định tƣơng đối đầy đủ, cụ thể về quyền phê chuẩn của VKS đối với một số lệnh, quyết định, hành vi của CQĐT. Các quy định đó cho thấy, bên cạnh sự kế thừa những quy định về thủ tục phê chuẩn đã đƣợc quy định trong pháp luật tố tụng hình sự trƣớc đây, Bộ luật hiện hành đã có những bổ sung quan trọng, xác định rõ, cụ thể hơn về các quyết định, lệnh của CQĐT phải đƣợc sự phê chuẩn của VKS và trình tự, thủ tục thực hiện phê chuẩn, hậu quả pháp lý của việc phê chuẩn hoặc không phê chuẩn... Đáng chú ý nhất là việc bổ sung quyền phê chuẩn của VKS đối với quyết định khởi tố bị can của CQĐT.

- Những thay đổi quan trọng trên đây đã có những tác dụng tích cực đối với thực tiễn hoạt động phê chuẩn của VKS đối với các quyết định của CQĐT trong những năm gần đây. Hoạt động phê chuẩn của VKS đƣợc tiến hành ngày càng bài bản, phát huy hiệu quả cao hơn; góp phần tích cực vào việc làm chuyển biến chất lƣợng hoạt động điều tra, truy tố, bảo đảm tốt hơn các quyền tự do dân chủ của công dân. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân, trong đó có cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan thuộc về cơ quan tiến hành tố tụng đã làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng hoạt động phê chuẩn của VKS nên còn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của công cuộc cải cách tƣ pháp và yêu cầu nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống tội phạm trong tình hình mới hiện nay.

Từ những kết quả nghiên cứu đó, tác giả xây dựng một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hơn nữa chất lƣợng, hiệu quả hoạt động phê chuẩn của VKS đối với các quyết định, lệnh của CQĐT. Trƣớc hết là giải pháp về nâng cao hiệu quả mối quan hệ vừa mang tính phối hợp, vừa mang tính chế

ƣớc giữa VKS và CQĐT thể hiện tập trung trong hoạt động phê chuẩn các lệnh, quyết định của CQĐT; tiếp tục nghiên cứu thực hiện giải pháp nhằm tăng cƣờng vai trò độc lập của VKS trong hoạt động phê chuẩn; đặc biệt chú trọng các giải pháp về công tác cán bộ để nâng cao năng lực, tinh thần trách nhiệm của đội KSV, lãnh đạo VKS của ĐTV, lãnh đạo CQĐT; giải pháp về đầu tƣ cơ sở vật chất và giải pháp về bổ sung, hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự liên quan đến hoạt động phê chuẩn. Trong giai đoạn hiện nay, giải pháp mang tính trung tâm, quyết định nhất là nâng cao năng lực, tinh thần trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ, Kiểm sát viên các Viện kiểm sát và cán bộ, Điều tra viên Cơ quan điều tra.

Các giải pháp trên có thể chƣa toàn diện và đầy đủ, nhƣng nếu đƣợc thực hiện đồng bộ, triệt để thì chắc chắn sẽ phát huy tác dụng tích cực trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động phê chuẩn của Viện kiểm sát trên thực tế./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT

1. Bộ luật hình sự nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1999

2. Bộ luật dân sự nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2005 3. Bộ luật tố tụng hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

năm 1988

4. Bộ luật tố tụng hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

năm 2003

5. Nguyễn Văn Điệp (2005), Các biện pháp ngăn chặn bắt, tạm giữ, tạm giam trong tố tụng hình sư Việt Nam, thực trạng, nguyên nhân và giải pháp, Luận án tiến sĩ luật học, Trƣờng Đại học Luật Hà Nội

6. Hiến pháp nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hoà năm 1946 7. Hiến pháp nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hoà năm 1959

8. Hiến pháp nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1980. 9. Hiến pháp nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 sửa đổi năm 2001

10. Khoa Luật- Đại học Quốc gia Hà Nội (1999), Giáo trình Luật tố tụng hình sự, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

11.Luật số 103/SL-L005 ngày 20/5/1957 về bảo đảm quyền tƣ do thân thể và quyền bất khả xâm phạm đối với nhà ở, đồ vật, thƣ tín của nhân dân

12. Luật tổ chức Hội đồng nhân dân, uỷ ban nhân dân năm 2003.

13. Luật tổ chức Quốc hội nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt năm 2001

14. Luật Tổ chức Toà án nhân dân nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam các năm 1960, 1981, 1992 và 2002

15.Luật Tổ chức VKSND nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

các năm 1960,1981, 1992, 2002

16. Khuất Văn Nga (Chủ biên) Biên niên sử ngành Kiếm sát nhân dân - Đề tài Khoa học cấp Nhà nƣớc, VKSND tối cao năm 2006.

17.Nghị quyết số 08/NQ-TƯ ngày 2/1/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác tƣ pháp trong thời gian tới.

Thƣờng vụ quốc hội 11 về Bồi thƣờng thiệt hại cho ngƣời bị oan do ngƣời có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra.

19. Nghị quyết số 48/NQ-TƯ ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lƣợc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hƣớng đến năm 2020.

20.Nghị quyết số 49/NQ-TƯ ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lƣợc cải cách Tƣ pháp đến năm 2020

21. Những vấn đề lý luận và thực tiễn của việc sửa đổi Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 theo yêu cầu cải cách tư pháp - Kỷ yếu Đề tài Khoa học cấp Bộ - VKSND tối cao (2008).

22. Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự năm 2004

23.Quy chế thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra các vụ án hình sự ban hành kèm Quyết định số 07/QĐ-VKSTC của VKSND tối cao ngày 02/01/2008

24.Quyết định số 41/QĐ-VKSTC ngày 02/3/2005 của VKSND tối cao

về việc ký uỷ quyền trong ngành kiểm sát

25.Sắc lệnh số 33c/SL ngày 13/9/1945 về việc thành lập các Toà án quân sự ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam.

26.Sắc lệnh số 37/SL ngày 26/9/1945 quy định thẩm quyền theo lãnh thổ của các Toà án quân sự

27.Sắc lệnh số 13 ngày 24/1/1946 về tổ chức các Toà án và ngạch Thẩm phán;

28.Sắc lệnh số 23 ngày 21/2/1946 về thành lập Việt Nam công an vụ; 29.Sắc lệnh số 40 ngày 29/3/1946 quy định về ngƣời có thẩm quyền bắt, khám xét, giam giữ

30.Sắc lệnh số 51 ngày 17/4/1946 về ấn định thẩm quyền các Toà án và sự phân công giữa các nhận viên trong Toà án

31.Sắc lệnh số 131 ngày 20/7/1946 về tổ chức Tƣ pháp công an

32.Sắc luật số 002/SL ngày 18/6/1957 về những trƣờng hợp phạm pháp quả tang và những trƣờng hợp khẩn cấp

33. Trƣờng Đại học Luật Hà Nội; Hoàng Thị Minh Sơn chủ biên H.: Tƣ pháp (2006) Giáo trình Luật tố tụng hình sự

34. Tòa án nhân dân tối cao (1976), Tập hệ thống hóa luật lệ về tố tụng hình sự , Hà Nội

35. Tạp chí Kiểm sát các năm 2003, 2004, 2005, 2006, 2007, 2008 36. Tạp chí Luật học các năm 2004, 2005, 2006, 2007, 2008

37. Tạp chí Toà án các năm 2003, 2004, 2005, 2006, 2007, 2008

38. Trịnh Văn Thanh (2000), Áp dụng biện pháp ngăn chặn trong điều tra vụ án hình sự của lực lượng cảnh sát nhân dân, Luận án tiến sĩ luật học, Trƣờng Đại học Cảnh sát nhân dân Hà Nội

39. Từ điển luật học, Nxb Từ điển bách khoa-Tƣ pháp 2006 40. Từ điển bách khoa Việt Nam (2003), Nxb Từ điển bách khoa.

41. VKSND tối cao (2005), Báo cáo tổng kết công tác ngành Kiểm sát nhân dân năm 2005

42. VKSND tối cao (2006), Báo cáo tổng kết công tác ngành Kiểm sát nhân dân năm 2006

43. VKSND tối cao (2007), Báo cáo tổng kết công tác ngành Kiểm sát nhân dân năm 2007

TIẾNG ANH

45. European Criminal Procedures The first published in English by Cambridge University Press (2002) Edited by Mireile Delmas Marty and J.R.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phê chuẩn của viện kiểm sát nhân dân đối với các quyết định của cơ quan điều tra trong giai đoạn điều tra các vụ án hình sự theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 85 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)