KIỂM SÁT ĐỐI VỚI CÁC QUYẾT ĐỊNH CỦA CƠ QUAN ĐIỀU TRA TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ
2.2.1. Những kết quả đạt đƣợc
Trong những năm gần đây khi thực hiện BLTTHS, công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra nói chung, công tác phê chuẩn của VKS đối với các quyết định của CQĐT nói riêng đã có nhiều chuyển biến đáng kể. Mặc dù số lƣơng án hình sự phải giải quyết ngày càng nhiều, nhƣng các chỉ tiêu về hạn chế tỷ lệ sai sót ngày càng đƣợc giảm thiểu.
VKS ngày càng chú trọng làm tốt công tác nắm, quản lý, xử lý và kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo tội phạm, kiểm sát việc khởi tố và việc không khởi tố vụ án hình sự. Thông qua công tác này VKS đã trực tiếp khởi tố, yêu cầu CQĐT khởi tố và trực tiếp khởi tố nhiều vụ án hình sự. Công tác phê chuẩn khởi tố bị can là hoạt động hoàn toàn mới đƣợc quy định tại BLTTHS, nhƣng VKS các cấp đã nhanh chóng tổ chức thực hiện tƣơng đối có hiệu quả. Tổng số bị can VKS các cấp đã xem xét phê chuẩn tăng nhiều trong năm 2005 đã xem xét phê chuẩn 81.915 bị can; năm 2006 đã xét phê chuẩn 98.483 bị can và 2007 đã xét phê chuẩn 97.131 bị can. Thông qua hoạt động phê chuẩn, VKS đã phát hiện trực tiếp huỷ bỏ nhiều quyết định khởi tố bị can không đúng pháp luật, không có căn cứ của CQĐT, hoặc yêu cầu CQĐT thay đổi quyết định khởi tố bị can cho phù hợp với hành vi phạm tội của bị can; yêu cầu bổ sung tội danh và khởi tố thêm bị can trong nhiều vụ án. Số quyết định khởi tố bị can của CQĐT không có căn cứ, không đúng pháp luật đƣợc phát hiện và huỷ bỏ trong các năm 2005, 2006 và 2007 đều tăng. Năm 2005, VKS các cấp đã huỷ bỏ 431/81.915 quyết định khởi tố bị can của CQĐT; năm 2006 đã huỷ bỏ 437/98.483 quyết định khởi tố bị can; năm 2007 đã huỷ bỏ 515/97.131 quyết định khởi tố bị can; (xem biểu đồ số 1) Ngoài ra trong công
tác kiểm sát việc khởi tố mỗi năm đã yêu cầu CQĐT khởi tố hoặc huỷ bỏ quyết định khởi tố vụ án của CQĐT đối với hàng trăm vụ án. Năm 2007 VKS các cấp đã yêu cầu CQĐT khởi tố 292 vụ và 453 bị can; tăng 11 vụ so với năm 2006.
Biểu 2.1: So sánh số quyết định khởi tố bị can bị VKS hủy trên cả nước các năm 2005-2007 431 437 515 380 400 420 440 460 480 500 520 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số QĐ hủy KTBC
(Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác VKSNDTC năm 2005-2007)
Hoạt động phê chuẩn hoặc không phê chuẩn việc bắt, gia hạn tạm giữ, tạm giam và các biện pháp ngăn chặn, hoạt động điều tra khác đƣợc tiến hành khẩn trƣơng thận trọng và có hiệu quả hơn. Năm 2005 VKS các cấp phê chuẩn bắt khẩn cấp 12.330 trƣờng hợp; phê chuẩn tạm giam 64.088 bị can; năm 2006 phê chuẩn bắt khẩn cấp 16.822 trƣờng hợp; phê chuẩn tạm giam 68.967 bị can; năm 2007 phê chuẩn bắt khẩn cấp 16.142 trƣờng hợp; phê chuẩn tạm giam 67.088 bị can. Tỷ lệ bắt giữ sau đó khởi tố hình sự ngày càng cao hơn, năm 2005 đạt 95,1%, năm 2006 đạt 95,3%, năm 2007 tỷ lệ này là 96%; điều đó cũng có nghĩa là tỷ lệ bắt giữ hình sự, chuyển xử lý hành chính ngày càng giảm .
Trong lĩnh vực phê chuẩn tạm giam, mỗi năm VKS các cấp đã không phê chuẩn việc bắt, tạm giam hoặc yêu cầu CQĐT các cấp bắt, tạm giam hàng trăm trƣờng hợp. Năm 2005 không phê chuẩn bắt khẩn cấp 104 trƣờng hợp; không phê chuẩn gia hạn tạm giữ 148 ngƣời; năm 2006 không phê chuẩn bắt khẩn cấp 134 trƣờng hợp; không phê chuẩn gia hạn tạm giữ 189 ngƣời; năm
2007 không phê chuẩn bắt khẩn cấp 128 trƣờng hợp; không phê chuẩn gia hạn tạm giữ 168 ngƣời.
Để đảm bảo hoạt động thực hành quyền công tố đƣợc thực hiện ngay từ khi khởi tố, VKS các cấp đã tăng cƣờng kiểm sát điều tra ngay từ đầu, kịp thời nắm chắc nội dung vụ án để đề ra yêu cầu điều tra, yêu cầu CQĐT thu thập chứng cứ. Số lƣợng các vụ án do VKS thụ lý thực hành quyền công tố kiểm sát điều tra ngày càng tăng, năm 2005 đã thụ lý giải quyết là 69.566 vụ/ 106.057 bị can; năm 2006 đã thụ lý kiểm sát điều tra tăng so với năm 2005 là 9.620 vụ/ 16.856 bị can; năm 2007 thụ lý kiểm sát điều tra tăng so với năm 2006 là 1.579 vụ/2.551 bị can. Do kiểm sát chặt chẽ ngay từ đầu nên số bị can khởi tố sau phải đình chỉ điều tra vì không phạm tội giảm rõ rệt. Năm 2005 đình chỉ 138 bị can vì không phạm tội, chiếm 0,168% tổng số bị can; năm 2006 số bị can phải đình chỉ điều tra vì không phạm tội giảm xuống còn 79 bị can, chiếm 0,08% tổng số bị can; năm 2007 số bị can phải đình chỉ vì không phạm tội chỉ còn 40, chiếm tỷ lệ 0,041% tổng số bị can (Xem biểu đồ số 2).
Biểu đồ 2.2: So sánh số bị can đình chỉ vì không phạm tội
138 79 40 0 20 40 60 80 100 120 140 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số BC đình chỉ Tỷ lệ %
(Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác VKSNDTC năm 2005-2007)
Thông qua công tác phê chuẩn, VKS cũng đã thực hiện tốt vai trò là cơ quan thực hành quyền công tố, chủ động phối hợp với các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc kiên quyết xử lý các vụ án và đối tƣợng phạm tội hình sự.
Do đó, góp phần làm cho hiệu quả của công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm của các cơ quan bảo vệ pháp luật ngày càng đƣợc nâng lên.
2.2.2. Những hạn chế, thiếu sót
Bên cạnh những kết quả đã đạt đƣợc nhƣ nêu trên, hoạt động phê chuẩn của VKS đối với các quyết định của CQĐT còn bộc lộ nhiều hạn chế trên các mặt nhƣ sau:
- Hoạt động kiểm sát việc khởi tố mặc dù đƣợc tăng cƣờng, nhƣng vẫn còn nhiều hạn chế. Tình trạng để CQĐT khởi tố vụ án, khởi tố bị can không đúng pháp luật còn xảy ra. Không ít VKS chƣa thực hiện tốt việc xét phê chuẩn và không phê chuẩn các biện pháp ngăn chặn. Còn để xảy ra tình trạng CQĐT lạm dụng việc bắt khẩn cấp, VKS không phát hiện đƣợc nên vẫn phê chuẩn, sau đó phải xử lý hành chính. Không ít VKS chƣa thực hiện tốt việc xét phê chuẩn các biện pháp ngăn chặn. Còn để xảy ra tình trạng VKS phê chuẩn bắt, tạm giữ không đủ căn cứ khởi tố bị can, sau đó phải xử lý hành chính. Tỷ lệ bắt giữ hình sự sau phải xử lý hành chính toàn quốc trong những năm gần đây đã giảm dần, nhƣng vẫn còn khá nhiều, năm 2005 tỷ lệ này là 4,9%, năm 2006 tỷ lệ này là 4,7%, năm 2007 chiếm tỷ lệ 4%. Ngƣợc lại, có trƣờng hợp cần thiết phải tạm giam, nhƣng CQĐT không áp dụng, dẫn đến bị can trốn, phải tạm đình chỉ điều tra.
- Việc phê chuẩn một số hoạt động điều tra còn ít đƣợc thực hiện trên thực tế do VKS các cấp chƣa chú ý nhiều đến những hoạt động này nhƣ: phê chuẩn lệnh khám xét, phê chuẩn lệnh thu giữ thƣ tín, điện tín, bƣu kiện, bƣu phẩm tại bƣu điện. Còn để xảy ra phổ biến việc CQĐT thƣờng lạm dụng các trƣờng hợp “không thể trì hoãn đƣợc” để thực hiện khám xét không cần phê chuẩn của VKS.
- Số lƣợng các vụ án, bị can đình chỉ điều tra do không phạm tội đã giảm nhiều trong những năm gần đây, tuy nhiên tổng số vụ án, bị can đình chỉ điều tra hàng năm vẫn khá nhiều. Năm 2007, CQĐT cả nƣớc đã đình chỉ điều tra 527 vụ và 1.206 bị can, trong đó có 40 bị can đình chỉ do không phạm tội.
- Việc VKS truy tố, Toà án án tuyên không phạm tội còn xảy ra. Năm 2005 cả nƣớc có 55 bị cáo VKS truy tố, Toà án tuyên không phạm tội, năm 2006 số bị cáo VKS truy tố Toà án tuyên không phạm tội giảm xuống còn 38 bị cáo. Tuy nhiên năm 2007 số bị cáo VKS truy tố Toà án tuyên không phạm
tội lại tăng lên 53 bị cáo, chiếm 0,08% số bị cáo đã xét xử. Còn để xảy ra tình trạng đình chỉ điều tra lên đến hàng nghìn bị can mỗi năm và một số lƣợng đáng kể các bị can sau khi VKS phê chuẩn khởi tố phải đình chỉ điều tra vì không phạm tội hoặc sau đó VKS truy tố, Toà án tuyên không phạm tội nhƣ nêu trên chứng tỏ công tác phê chuẩn nói chung, phê chuẩn khởi tố bị can nói riêng còn có lúc, có nơi chƣa đảm bảo tính chặt chẽ, chất lƣợng chƣa cao.