HOẠT ĐỘNG PHÊ CHUẨN CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN ĐỐI VỚI CÁC QUYẾT ĐỊNH CỦA CƠ QUAN ĐIỀU TRA TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ
Thông qua nghiên cứu thực tiễn diễn biến tình hình tội phạm trong những năm gần đây và dự báo trong thời gian tới thấy tiếp tục gia tăng và có chiều hƣớng diễn biến ngày càng phức tạp. Các loại tội phạm tham nhũng và tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, tội phạm về chức vụ khác tăng nhanh về số vụ, đồng thời ngày càng xuất hiện những vụ án có tính chất nghiêm trọng cao hơn. Tệ quan liêu, tham nhũng lãng phí xẩy ra nghiêm trọng ở nhiều ngành, nhiều lĩnh vực với tính chất phức tạp. Nhiều đối tƣợng lợi dụng nhiệm vụ đƣợc giao trong quản lý các dự án, quản lý tài sản để vụ lợi, chiếm đoạt tài sản của nhà nƣớc. Nhiều vụ án tham nhũng đặc biệt nghiêm trọng xảy ra trong quá trình triển khai thực hiện các công trình, dự án trọng điểm của nhà nƣớc nhƣ Đề án tin học hoá quản lý hành chính nhà nƣớc giai đoạn 2001- 2005 tại Văn phòng Chính phủ ; Tham nhũng tại Ban quản lý các dự án PMU18... Trong nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa, xã hội nƣớc ta đã và đang xuất hiện nhiều những hành vi nguy hiểm, những tội phạm mới nhƣ các tội phạm liên quan đến hoạt động kế toán, ngân hàng, tín dụng, vốn; các tội phạm trong lĩnh vực kinh doanh với mức độ tinh vi cao hơn, gây thiệt hại lớn hơn. Tội phạm lừa đảo trong kinh doanh, các thủ đoạn chiếm dụng vốn, che giấu khả năng thanh toán, sản xuất và tiêu thụ hàng giả ... xuất hiện ngày càng nhiều với mức độ lớn hơn; đã xuất hiện nhiều vụ vi phạm về môi trƣờng đặc biệt nghiêm trọng cần phải xử lý hình sự ...
Bảng 3.1:Thống kê các loại tội phạm trong 3 năm 2005-2007
Năm Loại tội 2005 (số vụ) 2006 (số vụ) 2007 (số vụ) Tội xâm phạm an ninh quốc gia 54 40 40 Tội phạm tham nhũng 340 424 435 Tội phạm kinh tế - chức vụ khác 27.968 31.734 31.060 Tội xâm phạm trật tự xã hội 20.961 23.920 23.747 Tội phạm ma túy 10.130 9.393 9.233 Tội xâm phạm hoạt động TP 218 200 194
Tổng cộng 59.671 65.711 64.709
Số các vụ án về ma tuý đƣợc phát hiện xử lý mặc dù không tăng mạnh trong những năm gần đây, thậm chí có chiều hƣớng giảm về số lƣợng vụ án, nhƣng không phải tệ nạn ma tuý đã giam mà chủ yếu do thủ đoạn phạm tội của các đối tƣợng phạm tội ma tuý ngày càng tinh vi hơn, xảo quyệt hơn trong việc đối phó với cơ quan chức năng nên việc điều tra khám phá gặp nhiều khó khăn, hơn nữa đã phát hiện đƣợc nhiều vụ phạm tội ma tuý với quy mô đặc biệt lớn, có sự tham gia của những đối tƣợng ở nƣớc ngoài, thông qua cả đƣờng bộ, đƣờng biển và đƣờng hàng không. Các tội phạm có tổ chức, các tổ chức tội phạm ngày càng tăng, tính chất phạm tội nghiêm trọng hơn, nguy hiểm hơn.
Dự báo tình hình tội phạm ở nƣớc ta trong những năm tới tiếp tục có diễn biến rất phức tạp khi đất nƣớc ta tiếp tục phát triển mạnh nền kinh tế thị trƣờng, đẩy mạnh chính sách mở cửa, các quan hệ xã hội ngày càng đa dạng, bên cạnh những yếu tố tích cực sẽ xuất hiện nhiều yếu tố tiêu cực. Hơn nữa, các thế lực thù địch sẽ tiếp tục lợi dụng chống phá về nhiều mặt do đó sẽ kéo theo sự gia tăng nhiều loại tội phạm liên quan, nhất là tội phạm về kinh tế, tham nhũng, tội xâm phạm an ninh quốc gia ... Các loại tội phạm có tổ chức sẽ có sự thay đổi theo hƣớng có sự cấu kết chặt chẽ, hoạt động phạm tội quyết liệt hơn. Các tổ chức tội phạm kiểu xã hội đen, kiểu “Ma phi a” với số đối tƣợng tham gia đông, hoạt động tinh vi hơn, phạm vi rộng cả trong và ngoài nƣớc sẽ xuất hiện.
- Từ thực trạng hoạt động công tác phê chuẩn của VKS đối với các quyết định, hành vi của CQĐT và các nguyên nhân đã đƣợc chỉ ra ở trên cho thấy sự đòi hỏi cấp bách của thực tiễn phải tiếp tục tăng cƣờng đổi mới, nâng cao chất lƣợng, hiệu quả hoạt động phê chuẩn của VKS mới đáp ứng đƣợc yêu cầu cải cách tƣ pháp trong những năm tới đây.
- Theo quan điểm chỉ đạo của Đảng, nhà nƣớc và của các nhà khoa học trong quá trình nghiên cứu định hƣớng sửa đổi BLTTHS trong những năm tới là phải sửa đổi một cách căn bản, toàn diện BLTTHS. Trong đó cần xác định rõ hơn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan tiến hành tố tụng, mối quan hệ giữa các cơ quan tiến hành tố tụng; khắc phục tình trạng đùn đẩy trách nhiệm và bảo đảm hoạt động điều tra, truy tố, xét xử vận hành trôi chảy. Về mối quan hệ giữa VKS và CQĐT, phân định rành mạch chức năng điều tra và chức năng công tố trong giai đoạn khởi tố, điều tra. Xác định rõ nội dung
quan hệ chế ƣớc và phối hợp giữa VKS và CQĐT trong hoạt động điều tra. CQĐT có trách nhiệm thực hiện các yêu cầu và quyết định tố tụng của VKS; nếu không nhất trí vẫn phải chấp hành nhƣng có quyền kiến nghị lên VKS cấp trên. Theo quan điểm chỉ đạo này, cho thấy về xu hƣớng khi tiếp tục thực hiện cải cách tƣ pháp trong thời gian tới, quyền phê chuẩn của VKS đối với một số hoạt động của CQĐT sẽ tiếp tục đƣợc duy trì và tăng cƣờng, nhƣng có những quy định cụ thể hơn, chặt chẽ hơn, phân định rõ hơn về thẩm quyền và trách nhiệm của từng cơ quan.
Tiểu kết chƣơng 2
Trong chƣơng này, tác giả đã đi sâu nghiên cứu về các quy định pháp luật tố tụng hình sự thực định (BLTTHS và các văn bản hƣớng dẫn thi hành) về thủ tục phê chuẩn của VKS đối với các quyết định, lệnh của CQĐT. Các quy định đó cho thấy, bên cạnh sự kế thừa những quy định về thủ tục phê chuẩn đã đƣợc quy định trong pháp luật tố tụng hình sự trƣớc đây, BLTTHS đã có những bổ sung quan trọng, xác định rõ, cụ thể hơn về các quyết định, lệnh của CQĐT phải đƣợc sự phê chuẩn của VKS và trình tự, thủ tục thực hiện phê chuẩn, hậu quả pháp lý của việc phê chuẩn hoặc không phê chuẩn... Đáng chú ý nhất là việc bổ sung quyền phê chuẩn của VKS đối với quyết định khởi tố bị can của CQĐT.
Những thay đổi quan trọng trên đây đã có những tác dụng tích cực đối với thực tiễn hoạt động phê chuẩn của VKS đối với các quyết định của CQĐT trong những năm gần đây. Hoạt động phê chuẩn của VKS đƣợc tiến hành ngày càng bài bản, phát huy hiệu quả cao hơn; góp phần tích cực vào việc làm chuyển biến chất lƣợng hoạt động điều tra, truy tố, bảo đảm tốt hơn các quyền tự do dân chủ của công dân. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân, trong đó có cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan thuộc về cơ quan tiến hành tố tụng đã làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng hoạt động phê chuẩn của VKS còn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của công cuộc cải cách tƣ pháp trong tình hình mới hiện nay. Từ những kết quả nghiên cứu đó, học viên xin đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hơn nữa chất lƣợng, hiệu quả hoạt động phê chuẩn của VKS đối với các quyết định, lệnh của CQĐT ở Chƣơng 3 dƣới đây.
CHƢƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÊ CHUẨN CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN ĐỐI VỚI CÁC QUYẾT ĐỊNH
CỦA CƠ QUAN ĐIỀU TRA TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ 3.1. GIẢI PHÁP VỀ NGUỒN NHÂN LỰC
Trong mọi hoạt động trong xã hội, yếu tố đầu tiên, yếu tố then chốt quyết định chất lƣợng các hoạt động luôn là yếu tố con ngƣời. Do vậy, để nâng cao chất lƣợng công tác phê chuẩn trong tố tụng hình sự, chúng ta phaỉ xem xét đến việc nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác này.
Cần thực hiện các giải pháp triệt để, đồng bộ để nâng cao năng lực, tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, KSV, ĐTV. Nghị quyết 08- NQ/TW của Bộ Chính trị nói trên đã đánh giá: “Công tác cán bộ của các cơ quan tƣ pháp chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của tình hình hiện nay. Đội ngũ cán bộ tƣ pháp còn thiếu về số lƣợng, yếu về trình độ và năng lực nghiệp vụ, một bộ phận tiêu cực, thiếu trách nhiệm, thiếu bản lĩnh, sa sút về phẩm chất đạo đức”[17]. Bên cạnh đó, do giai đoạn điều tra là giai đoạn đầu của quá trình giải quyết các vụ án hình sự, chúng có tầm quan trọng quyết định đối với chất lƣợng giải quyết vụ án. Việc phê chuẩn của VKS đối với các lệnh, quyết định của CQĐT phụ thuộc đáng kể vào chất lƣợng hồ sơ đề nghị phê chuẩn do các ĐTV lập. Để tránh bỏ lọt tội phạm, tránh làm oan ngƣời vô tội, việc phê chuẩn cần đảm bảo tính chính xác, đúng đắn, có căn cứ và đúng pháp luật. Muốn nâng cao chất lƣợng hoạt động phê chuẩn trong tố tụng hình sự cần phải tập trung nâng cao ngay từ khâu xây dựng hồ sơ đề nghị phê chuẩn. Vì vậy, chúng tôi cho rằng phải coi việc nâng cao năng lực, tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, KSV, ĐTV là giải pháp trung tâm, quyết định để nâng cao chất lƣợng, hiệu quả công tác phê chuẩn trong tố tụng hình sự nói riêng cũng nhƣ trong công tác giải quyết các vụ án hình sự nói chung.
- Nâng cao năng lực trình độ chuyên môn nghiệp vụ của KSV, ĐTV
là giải pháp then chốt quyết định. Để nâng cao chất lƣợng thực hành quyền
công tố thì tất yếu phải xuất phát từ việc nâng cao năng lực, trình độ pháp lý và nghiệp vụ cho các KSV, ĐTV. Là chủ thể tiến hành tố tụng, KSV, ĐTV phải nắm vững pháp luật, có nghiệp vụ chuyên môn thông thạo để chủ động,
linh hoạt, sáng tạo thực hiện công việc đƣợc giao. Trong điều kiện cải cách tƣ pháp hiện nay, vấn đề nâng cao trình dộ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ KSV, ĐTV đƣợc đặt ra hết sức cấp bách. KSV, ĐTV không những phải đƣợc chuẩn hóa tiêu chuẩn mà còn phải nâng cao hơn nữa nhiều kỹ năng nghiệp vụ thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra. KSV, ĐTV phải đƣợc thƣờng xuyên cập nhật nhƣng văn bản quy phạm pháp luật mới. Các tiêu chuẩn về đào tạo bồi dƣỡng nghiệp vụ không những là tiêu chuẩn để bổ nhiệm KSV, ĐTV mà còn phải coi là tiêu chuẩn để bổ nhiệm lại hoặc bổ nhiệm chức vụ quản lý.
Công tác đào tạo, bồi dƣỡng nghiệp vụ cần phải đổi mới nội dung chƣơng trình theo hƣớng tăng cƣờng đào tạo, rèn luyện kỹ năng thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tƣ pháp nói chung, kiểm sát điều tra nói riêng. Các KSV, ĐTV cần đƣợc đào tạo chuyên sâu theo các chuyên đề trực tiếp phục vụ nhu cầu công việc thực tế. Chẳng hạn nhƣ chuyên đề kỹ năng thực hành quyền công tố đối với một số loại tội tham nhũng, giết ngƣời, ma túy, tội phạm mới nảy sinh ở nƣớc ta trong những năm gần đây nhƣ tội phạm sử dụng thủ đoạn phạm tội qua mạng In tơ nét, tội phạm ngân hàng, trộm cƣớc viễn thông, rửa tiền ... Công tác đào tạo KSV, ĐTV phải đƣợc đổi mới theo hƣớng gắn với kỹ năng thực hành, áp dụng những phƣơng pháp đào tạo tiên tiến; việc thi sát hạch ngay từ đầu vào đƣợc thực hiện nghiêm ngặt để chọn đƣợc những ngƣời có năng lực, loại bỏ những ngƣời kém năng lực.
Đi đôi với việc đào tạo, bồi dƣỡng thƣờng xuyên cho cán bộ, KSV, ĐTV hiện có thì phải chú trọng đổi mới công tác tuyển dụng cán bộ. Thực trạng hiện nay là đội ngũ KSV phần lớn có trình độ Cao đẳng kiểm sát đƣợc chuẩn hóa trình độ cử nhân luật hệ tại chức, chuyên tu; còn trình độ của đội ngũ ĐTV đặc biệt là các ĐTV ở cấp huyện chủ yếu đƣợc đào tạo hệ trung cấp cảnh sát hoặc trung cấp an ninh sau đó đƣợc chuẩn hoá bằng việc học tại chức hoặc chuyên tu hệ cử nhân Luật. Thêm vào đó, công tác đào tạo lại còn kém chất lƣợng, chủ yếu hợp thức hóa bằng cấp nên không nâng cao đƣợc năng lực thực chất cho cán bộ, KSV, ĐTV. Vì vậy, không thể chỉ dựa vào công tác bồi dƣỡng đào tạo lại để nâng cao trình độ năng lực cho đội ngũ KSV, ĐTV.
Công tác tuyển dụng cần đƣợc đổi mới theo hƣớng minh bạch hơn thông qua thi tuyển công khai. Trong mọi trƣờng hợp việc tuyển dụng phải đƣợc thông báo công khai trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng để mọi
ngƣời có nhu cầu và đủ điều kiện có thể biết đăng ký tham dự. Việc thi tuyển phải đƣợc tổ chức nghiêm túc, bảo đảm khách quan công bằng. Nội dung thi tuyển chủ yếu phải tập trung vào các vấn đề về chuyên môn pháp luật liên quan đến công tác thực hiện chức năng của ngành cũng nhƣ các chức trách, nhiệm vụ mà chức danh tuyển dụng phải thực hiện. Chỉ có thông qua tuyển dụng công khai bằng thi tuyển khách quan công bằng mới tuyển chọn đƣợc những ngƣời có năng lực tốt. Đó là giải pháp hữu hiệu nhất để nâng cao năng lực của đội ngũ KSV, ĐTV.
- Chú trọng việc giáo dục và rèn luyện phẩm chất đạo đức, nâng cao ý thức trách nhiệm cho đội ngũ KSV, ĐTV
KSV phải tự rèn luyện mình để nâng cao ý thức chính trị, phẩm chất đạo đức. Rèn luyện nâng cao ý thức chính trị sẽ giúp KSV, ĐTV thực hiện chức năng nhiệm vụ một cách có lý, có tình, vận dụng pháp luật đúng đắn, đƣợc nhân dân đồng tình, tin tƣởng. Xa rời ý thức chính trị dễ làm cho KSV, ĐTV mất bản lĩnh, dễ bị những lợi ích vật chất tinh thần cám dỗ và đi đến vi phạm pháp luật. Hơn nữa, hoạt động điều tra, thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra khiến KSV, ĐTV hàng ngày hàng giờ phải tiếp xúc với những mặt trái của xã hội, tiếp xúc với đủ loại vi phạm và tội phạm. Nếu KSV, ĐTV không đƣợc trau dồi đạo đức và rèn luyện ý thức chính trị thì rất dễ bị tác động.
- Mặt khác để nâng cao tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ,
KSV, ĐTV phải có cơ chế phân định trách nhiệm rõ ràng đến từng cá nhân
Đối với các Viện kiểm sát, BLTTHS đã có sự phân định rõ hơn trách nhiệm của Viện trƣởng, Phó Viện trƣởng và các KSV, của Thủ trƣởng, Phó Thủ trƣởng CQĐT với các ĐTV trong tố tụng hình sự là một bảo đảm để tăng cƣờng trách nhiệm cá nhân. Viện trƣởng là ngƣời tổ chức và chỉ đạo các hoạt đông thực hành quyền công tố; Viện trƣởng phân công cho Phó Viện trƣởng và các KSV thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tố tụng đối với từng vụ án. Viện trƣởng có quyền ra các quyết định pháp lý có giá trị cao nhất mà BLTTHS quy định cho VKS, đồng thời thực hiện các quyền hạn của KSV. Viện trƣởng phải là ngƣời trực tiếp giải quyết những công việc khó khăn, phức tạp nhất. Các KSV phải chịu trách nhiệm về vụ án mình đƣợc phân công. Thực tế lâu nay có nhiều Viện trƣởng VKS quá tập trung vào các công việc hành chính, phó mặc hoạt động nghiệp vụ cho cấp phó và các KSV dƣới
quyền. Vì vậy, tăng cƣờng trách nhiệm của Viện trƣởng phải là nâng cao hơn nữa trách nhiệm của Viện trƣởng trong việc trực tiếp thực hiện những hoạt động thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra. Lãnh đạo viện phải sâu sát cụ thể hơn trong chỉ đạo giải quyết án, nghe KSV báo cáo phải kiểm tra kỹ các chứng cứ, các lập luận của KSV để phát hiện kịp thời những sơ hở thiếu sót trong quá trình xét phê chuẩn các quyết định để yêu cầu khắc phục kịp