2.1. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM HIỆN
2.1.2. Thủ tục phê chuẩn các biện pháp ngăn chặn khác
2.1.2.1. Phê chuẩn gia hạn tạm giữ
Tạm giữ là biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự, do cơ quan và ngƣời có thẩm quyền theo luật định theo luật định áp dụng đối với những ngƣời bị bắt trong trƣờng hợp khẩn, trƣờng hợp phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã, ngƣời phạm tội tự thú, đầu thú nhằm ngăn chặn tội phạm, tạo điều kiện cho việc xử lý tội phạm đƣợc chính xác và kịp thời. Những ngƣời có
thẩm quyền tạm giữ là những ngƣời có thẩm quyền ra lệnh bắt khẩn cấp theo quy định tại Điều 81 BLTTHS gồm:
- Thủ trƣởng, Phó Thủ trƣởng CQĐT các cấp.
- Ngƣời chỉ huy đơn vị quân đội độc lập cấp trung đoàn và tƣơng đƣơng; ngƣời chỉ huy đồn biên phòng ở hải đảo và biên giới.
- Ngƣời chỉ huy tàu bay, tàu biển khi tàu bay, tàu biển đã rời sân bay, bến cảng.
- Chỉ huy trƣởng vùng Cảnh sát biển.
Theo quy định tại Điều 87 BLTTHS, thời hạn tạm giữ không đƣợc quá 3 ngày. Trong trƣờng hợp cần thiết, ngƣời ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ nhƣng không đƣợc quá 3 ngày. Trong trƣờng hợp đặc biệt, ngƣời ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ lần thứ 2 nhƣng cũng không đƣợc quá 3 ngày. Tuy quyết định tạm giữ không cần phải có sự phê chuẩn của VKS nhƣng phải đƣợc gửi cho VKS cùng cấp trong thời hạn 12 giờ kể từ khi ra quyết định tạm giữ; đối với các quyết định gia hạn tạm giữ thì đều phải đƣợc VKS phê chuẩn (điều luật không quy định rõ trƣớc khi thi hành hay sau khi thi hành).
Về căn cứ để áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giữ, BLTTHS không quy định cụ thể các căn cứ để áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giữ. Tuy nhiên có thể hiểu căn cứ để tạm giữ cũng chính là các căn cứ của việc bắt khẩn cấp, bắt quả tang hoặc bắt ngƣời đang bị truy nã. Biện pháp tạm giữ có thể đƣợc áp dụng với các đối tƣợng bị bắt khẩn cấp, bắt quả tang, bắt truy nã, bắt đầu thú, tự thú, hay nói khác đi, sau khi bị bắt trong các trƣờng hợp nêu trên, ngƣời bị bắt có thể bị tạm giữ hoặc không bị tạm giữ. Vậy khi nào thì cần thiết tạm giữ và khi nào không cần thiết tạm giữ?
Khi thực hiện phê chuẩn quyết định gia hạn tạm giữ của CQĐT, VKS phải trả lời đƣợc những câu hỏi trên. Trƣớc hết chúng ta thấy rằng mục đích của biện pháp ngăn chặn tạm giữ là nhằm ngăn chặn hành vi phạm tội hoặc hành vi cản trở việc điều tra khám phá tội phạm của những ngƣời bị tình nghi, tạo điều kiện cho cơ quan có thẩm quyền có đủ thời gian để xác định tính chất, mức độ của hành vi phạm tội; nhân thân của ngƣời thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội để từ đó quyết định khởi tố hoặc không khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can hoặc các quyết định pháp lý cần thiết khác nhƣ tạm giam, áp dụng các biện pháp ngăn chặn khác hay trả tự do cho ngƣời bị bắt.
Khoản 3 Điều 87 BLTTHS cũng quy định “Trong khi tạm giữ, nếu không đủ căn cứ khởi tố bị can thì phải trả tự do ngay cho ngƣời bị tạm giữ”. Nhƣ vậy khi xem xét phê chuẩn quyết định gia hạn tạm giữ của CQĐT, VKS có thể không phê chuẩn gia hạn tạm giữ trong các trƣờng hợp sau:
- Đã xác định đƣợc việc bắt khẩn cấp hoặc bắt quả tang đối với ngƣời bị tạm giữ là không có căn cứ.
- Sau khi bắt và tạm giữ 3 ngày đã xác định ngay đƣợc không đủ căn cứ để khởi tố bị can đối với ngƣời bị tạm giữ.
- Ngƣời phạm tội quả tang, ngƣời phạm tội tự thú, đầu thú mà hành vi phạm tội ít nghiêm trọng, ngƣời thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội có nơi cƣ trú rõ ràng, không có cơ sở cho rằng ngƣời đó có thể cản trở việc điều tra.
Về thủ tục, theo quy định tại khoản 2 Điều 87 BLTTHS, trong thời hạn 12 giờ kể từ khi nhận đƣợc đề nghị gia hạn và tài liệu liên quan đến việc gia hạn tạm giữ, VKS phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn. Nhƣ vậy, BLTTHS chƣa quy định thời điểm trƣớc khi hết hạn tạm giữ là bao nhiêu thời gian thì CQĐT phải đề nghị gia hạn tạm giữ. Tuy vậy, theo tinh thần quy định trên thì chậm nhất là 12 giờ trƣớc khi hết hạn tạm giữ, cơ quan tạm giữ phải ra quyết định gia hạn tạm giữ, chuyển đề nghị phê chuẩn gia hạn tạm giữ và tài liệu liên quan đến VKS cùng cấp để xét phê chuẩn. Vậy tài liệu liên quan đến việc gia hạn tạm giữ gồm những gì? Trƣớc hết CQĐT phải cung cấp tài liệu xác định ngƣời bị tạm giữ đã thực hiện hành vi có dấu hiệu tội phạm; sự cần thiết phải tiếp tục tạm giữ họ để phục vụ cho việc điều tra giải quyết vụ án; nếu không tiếp tục tạm giữ có thể sẽ gây khó khăn, cản trở cho việc điều tra, ngƣời bị tạm giữ có thể trốn; có thể tiêu huỷ chứng cứ; có thể thông cung hay dàn xếp lời khai; bị khống chế; hoặc có trƣờng hợp ngƣời bị tạm giữ đƣợc tại ngoại sẽ bị trả thù, bị thanh toán nhằm bịt đầu mối, gây nguy hiểm đến tính mạng, sức khoẻ... Các tài liệu, hồ sơ đã thu thập đƣợc đến đâu, cần phải có thời gian tạm giữ để thu thập thêm những chứng cứ, tài liệu gì ?
Thẩm quyền ký phê chuẩn gia hạn tạm giữ theo quy định tại điểm d khoản 2 và khoản 3 Điều 36 của BLTTHS là Viện trƣởng, Phó Viện trƣởng VKS. Tuy nhiên theo sự phân cấp uỷ quyền trong ngành Kiểm sát nhân dân quy định tại Quy chế thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra các vụ án
hình sự ban hành kèm Quyết định số 07/QĐ-VKSTC của VKSND tối cao ngày 02/01/2008 thì KSV giữ chức vụ Phó phòng trở lên ở VKSND cấp tỉnh trở lên có thể ký phê chuẩn gia hạn tạm giữ thừa uỷ quyền Viện trƣởng VKS cấp mình.
2.1.2.2. Phê chuẩn lệnh tạm giam
Tạm giam là biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự do những ngƣời có thẩm quyền ở CQĐT, VKS, Toà án áp dụng đối với bị can, bị cáo phạm tội trong trƣờng hợp đặc biệt nghiêm trọng, phạm tội rất nghiêm trọng hoặc bị can, bị cáo phạm tội nghiêm trọng, phạm tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù trên hai năm và có căn cứ cho rằng ngƣời đó có thể trốn hoặc cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội.
Tạm giam là biện pháp ngăn chặn nghiêm khắc nhất trong số các biện pháp ngăn chặn; các biện pháp ngăn chặn khác nhƣ cấm đi khỏi nơi cƣ trú, bảo lĩnh, đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm chỉ ảnh hƣởng đến quyền tự do đi lại hoặc quyền và lợi ích về tài sản mà không ảnh hƣởng đến quyền tự do khác của công dân nhƣ quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền tự do giao tiếp, quyền hội họp. Các biện pháp bắt ngƣời, tạm giữ cũng là biện pháp ngăn chặn nghiêm khắc, cũng hạn chế quyền tự do của công dân, nhƣng thời gian hạn chế quyền tự do trong bắt và tạm giữ ngắn hơn hiều so với tạm giam. Thời gian tạm giam để điều tra có thể lên đến 12 tháng hoặc tối đa là 16 tháng. Chính vì vậy, BLTTHS quy định căn cứ, thẩm quyền, thủ tục tạm giam hết sức chặt chẽ.
Các chủ thể có thẩm quyền ra lệnh tạm giam trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự gồm có:
- Viện trƣởng, Phó Viện trƣởng VKSND và VKS quân sự các cấp. - Thủ trƣởng, Phó Thủ trƣởng CQĐT các cấp.
Trong đó lệnh tạm giam của Thủ trƣởng, Phó Thủ trƣởng CQĐT đối với bị can phải đƣợc VKS phê chuẩn trƣớc khi thi hành. Theo quy định tại khoản 3 Điều 88 BLTTHS “trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày nhận đƣợc lệnh tạm giam, đề nghị xét phê chuẩn và hồ sơ tài liệu liên quan đến việc tạm giam, VKS phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn.”.
05/2005/TTLT-VKSTC-BCA-BQP ngày 07/9/2005 của VKSND tối cao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, việc phê chuẩn tạm giam trong trƣờng hợp ngƣời đang bị tạm giữ bị khởi tố bị can nhƣ sau: Để đảm bảo trong thời gian VKS xét phê chuẩn đối với ngƣời đang bị tạm giữ bị khởi tố bị can vẫn còn trong thời hạn tạm giữ thì chậm nhất 12 giờ trƣớc khi hết thời hạn tạm giữ hoặc gia hạn tạm giữ CQĐT phải giao hồ sơ đề nghị phê chuẩn quyết định khởi tố bị can và đề nghị phê chuẩn lệnh tạm giam bị can cho VKS cùng cấp. Khi hồ sơ đã chuyển cho VKS để xét phê chuẩn, nếu có tài liệu bổ sung thì CQĐT phải chuyển ngay cho VKS để kịp thời phục vụ cho việc xét phê chuẩn.
Trƣờng hợp này, việc xét phê chuẩn quyết định khởi tố bị can đƣợc tiến hành cùng với việc xét phê chuẩn lệnh tạm giam bị can. Nếu chƣa đủ căn cứ khởi tố bị can nhƣng có căn cứ gia hạn tạm giữ thì VKS yêu cầu CQĐT ra quyết định gia hạn tạm giữ và gửi ngay cho VKS xét phê chuẩn. Trong thời hạn gia hạn tạm giữ đó, CQĐT phải khẩn trƣơng thu thập, củng cố tài liệu, chứng cứ và chuyển ngay cho VKS để xét phê chuẩn quyết định này.
Hồ sơ đề nghị xét phê chuẩn trong trƣờng hợp này gồm cả đề nghị phê chuẩn khởi tố bị can và phê chuẩn lệnh tạm giam nên cần có các tài liệu sau:
- Công văn đề nghị xét phê chuẩn quyết định khởi tố bị can và đề nghị phê chuẩn lệnh tạm giam bị can;
- Quyết định tạm giữ, quyết định gia hạn tạm giữ (nếu có); lệnh tạm giam bị can;
- Quyết định khởi tố vụ án, quyết định khởi tố bị can ;
- Biên bản giao quyết định khởi tố bị can có chữ ký hoặc điểm chỉ của bị can;
- Biên bản lấy lời khai ngƣời bị tạm giữ, biên bản hỏi cung bị can (nếu có);
- Các tài liệu chứng minh hành vi phạm tội của bị can; - Các tài liệu về nhân thân bị can;
- Bản kê tên tài liệu có trong hồ sơ và từng trang tài liệu đƣợc đánh dấu bút lục của CQĐT.
Để tiến hành phê chuẩn chính xác, KSV và lãnh đạo VKS phải nắm vững các trƣờng hợp có thể áp dụng tạm giam trong giai đoạn điều tra theo quy định tại Điều 88 BLTTHS:
tội rất nghiêm trọng;
- Bị can phạm tội nghiêm trọng, phạm tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù trên hai năm và có căn cứ để cho rằng ngƣời đó có thể trốn hoặc cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội.
Khoản 2 Điều 88 quy định đối với bị can là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dƣới 36 tháng tuổi, là ngƣời già yếu, ngƣời bị bệnh nặng mà nơi cƣ trú rõ ràng thì không tạm giam, mà áp dụng biện pháp ngăn chặn khác, trừ các trƣờng hợp sau đây:
a) Bị can bỏ trốn và bị bắt theo lệnh truy nã;
b) Bị can đƣợc áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhƣng tiếp tục phạm tội hoặc cố ý gây cản trở nghiêm trọng đến việc điều tra, ...
c) Bị can phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia và có đủ căn cứ cho rằng nếu không tạm giam đối với họ thì sẽ gây nguy hại đến an ninh quốc gia. Tuy nhiên quy định này dẫn đến cách hiểu chƣa rõ có phải tuân thủ theo điều kiện quy định tại khoản 1 hay không?
Nếu VKS không phê chuẩn khởi tố bị can thì ra quyết định huỷ bỏ quyết định khởi tố bị can và yêu cầu CQĐT trả tự do ngay cho ngƣời bị tạm giữ. Trƣờng hợp đã có quyết định gia hạn tạm giữ đƣợc VKS phê chuẩn thì VKS ra quyết định huỷ bỏ quyết định khởi tố bị can và ra quyết định trả tự do cho ngƣời bị tạm giữ.
Nếu thấy việc khởi tố bị can là có căn cứ, nhƣng không cần thiết phải tạm giam bị can thì VKS ra quyết định phê chuẩn quyết định khởi tố bị can và quyết định không phê chuẩn lệnh tạm giam; nếu thấy cần thì yêu cầu CQĐT áp dụng biện pháp ngăn chặn khác đối với bị can.
Về thẩm quyền ký quyết định phê chuẩn lệnh tạm giam, đối với VKS cấp tỉnh và cấp huyện chỉ do Viện trƣởng hoặc Phó Viện trƣởng đƣợc Viện trƣởng uỷ quyền ký; đối với VKSND tối cao, thì KSV giữ chức vụ Vụ trƣởng có thẩm quyền ký thừa uỷ quyền Viện trƣởng VKSND tối cao quy định tại Quyết định số 41/QĐ-VKSTC ngày 02/3/2005 của VKSND tối cao.
2.1.2.3. Phê chuẩn quyết định đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm
thay thế biện pháp tạm giam; cơ quan có thẩm quyền cho bị can, bị cáo đặt cƣợc một lƣợng tiền hoặc tài sản nhất định để đảm bảo sự có mặt của họ theo giấy triệu tập.
Về thủ tục áp dụng biện pháp ngăn chặn này, cho đến nay chƣa đƣợc hƣớng dẫn cụ thể. Trong giai đoạn điều tra, về nguyên tắc, CQĐT hoặc VKS phải xem xét tính chất của tội phạm để quyết định số lƣợng tiền hoặc giá trị tài sản mà bị can, phải đặt để bảo đảm sự có mặt của họ. Theo khoản 3 Điều 93 BLTTHS, cơ quan ra quyết định về việc đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm phải lập biên bản ghi rõ số lƣợng tiền, tên và tình trạng tài sản đã đƣợc đặt và giao cho bị can một bản.
Trong trƣờng hợp bị can đã đƣợc cơ quan tiến hành tố tụng triệu tập mà vắng mặt không có lý do chính đáng thì số tiền hoặc tài sản đã đặt sẽ bị sung công quỹ nhà nƣớc và trong trƣờng hợp này bị can sẽ bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác (biện pháp ngăn chặn khác ở đây có thể là biện pháp bắt tạm giam nếu có đủ căn cứ để áp dụng biện pháp tạm giam hoặc nếu không có căn cứ để tạm giam thì chỉ có thể áp dụng biện pháp khác nhƣ bảo lĩnh, cấm đi khỏi nơi cƣ trú)
Trong trƣờng hợp bị can đã chấp hành đầy đủ các nghĩa vụ đã cam kết thì cơ quan tiến hành tố tụng có trách nhiệm trả lại cho họ số tiền hoặc tài sản đã đặt.
Về thẩm quyền, những ngƣời có quyền ra quyết định về việc đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm trong giai đoạn điều tra gồm:
- Viện trƣởng, Phó Viện trƣởng VKSND và VKS quân sự các cấp; - Thủ trƣờng, Phó Thủ trƣởng CQĐT các cấp - trong trƣờng hợp này quyết định phải đƣợc VKS cùng cấp phê chuẩn trƣớc khi thi hành.
VKS muốn thực hiện tốt nhiệm vụ phê chuẩn thì trƣớc hết phải nắm vững các căn cứ có thể áp dụng biện pháp này. Điều 93 BLTTHS chƣa quy định rõ căn cứ áp dụng biện pháp ngăn chặn đặt tiền hoặc tài sản để bảo đảm không thể hiện rõ trƣờng hợp nào đƣợc phép và cần áp dụng biện pháp ngăn chặn này nên dẫn đến việc hiểu và áp dụng chƣa thống nhất.
- Quan điểm thứ nhất cho rằng vì đây là biện pháp ngăn chặn thay thế tạm giam nên đối tƣợng đƣợc áp dụng biện pháp này phải thuộc những trƣờng hợp có thể bị áp dụng biện pháp tạm giam nhƣng đƣợc thay thế bằng biện pháp này.
- Quan điểm thứ hai hiểu là không hạn chế đối tƣợng bị can, bị cáo có