3.3. GIẢI PHÁP VỀ HOÀN THIỆN CÁC QUY PHẠM PHÁP LUẬT
3.3.1. Hƣớng dẫn cụ thể một số quy định của BLTTHS để thực hiện nghiêm chỉnh
- Vấn đề phê chuẩn lệnh bắt khẩn cấp
Khoản 4 Điều 81 BLTTHS quy định: “Trong mọi trường hợp việc bắt khẩn cấp phải được báo ngay cho VKS cùng cấp bằng văn bản kèm theo tài liệu liên quan đến việc bắt khẩn cấp để xét phê chuẩn”. Tuy nhiên việc báo ngay cho VKS hiện nay chƣa đƣợc quy định là trong thời hạn bao nhiêu. Do đó việc hiểu nhƣ thế nào là “báo ngay” trên thực tế còn rất khác nhau; đa số các ý kiến cho rằng cần có văn bản hƣớng dẫn thống nhất thời gian tối đa bao nhiêu giờ kể từ khi bắt thì phải báo cho VKS. Có quan điểm cho rằng theo Điều 83 Bộ luật này, thời hạn phải quyết định tạm giữ hoặc trả tự do cho ngƣời bị bắt là 24 giờ, do vậy CQĐT phải báo cho VKS chậm nhất là 24 giờ kể từ khi bắt. Đồng thời những ngƣời theo quan điểm này còn cho rằng chỉ sau khi đƣợc VKS phê chuẩn việc bắt khẩn cấp thì CQĐT mới đƣợc ra quyết định tạm giữ.
Theo chúng tôi, “báo ngay” có nghĩa là giữa hoạt động bắt và việc báo cho VKS của CQĐT phải diễn ra liên tục, không có sự gián đoạn về mặt thời gian. Mặt khác, CQĐT tiến hành ra quyết định tạm giữ mà không cần đợi phê chuẩn của VKS bởi vì luật tố tụng hình sự không quy định phê chuẩn tạm giữ. Nếu VKS không phê chuẩn việc bắt khẩn cấp thì CQĐT phải trả tự do ngay cho ngƣời bị bắt, nếu đã ra quyết định tạm giữ thì quyết định đó phải bị huỷ bỏ. Vì vậy, chúng tôi cho rằng cần có sự giải thích pháp luật của cơ quan có thẩm quyền để các cơ quan tiến hành tố tụng hiểu thống nhất và tuân thủ đúng quy định này.
Đối với trƣờng hợp phê chuẩn việc bắt khẩn cấp mà ngƣời ra lệnh bắt là “Ngƣời chỉ huy tàu bay , tàu biển khi tàu bay , tàu biển đó đã rời khỏi sân bay, bến cảng” nhƣ đã đề cập đến trong phần 2.1.1 ở Chƣơng 2 của Luận văn, trong lần sƣ̉a đổi BLTTHS tới đây, các nhà làm luật lƣu ý quy định cần mang tính khả thi và phù hợp với thông lệ quốc tế chứ không nên quy định thời hạn thông báo và gƣ̉i tài liệu sang Viện kiểm sát để phê chuẩn giống nhƣ các trƣờng hợp bắt khẩn cấp khác dẫn đến tình tra ̣ng có quy đi ̣nh mà không thể áp dụng đƣợc nhƣ hiện nay.
Về nội dung này, nhƣ đã phân tích ở phần 2.1.1.1, chúng ta nên coi việc bắt này là trong trƣờng hợp đặc biệt và thời gian cần thiết để dẫn giải ngƣời đó về Cơ quan điều tra có thẩm quyền tại Việt Nam là khó xác định trƣớc và tuỳ thuộc và tình hình thực tế. Mốc thời gian để tính thời hạn chuyển hồ sơ
bắt khẩn cấp và phê chuẩn việc bắt sẽ đƣợc tính kể từ khi tàu bay, tàu biển đó cập cảng Việt Nam đầu tiên khi trở về. Sửa đổi nhƣ vậy cũng sẽ khắc phục đƣợc cả trƣờng hợp không kịp gửi lệnh tạm giữ và xin phê chuẩn lệnh gia hạn tạm giữ khi đã hết thời hạn tạm giữ.
- Vấn đề thay thế, huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn
Theo quy định tại Điều 94 BLTTHS thì “Đối với những biện pháp ngăn chặn do VKS phê chuẩn thì việc huỷ bỏ hoặc thay thế phải do VKS quyết định”. Việc thực hiện quy định này trong thực tế hiện nay còn rất nhiều quan điểm tranh cãi khác nhau. Khi triển khai thi hành BLTTHS đã có hƣớng dẫn
“Trong trường hợp thời hạn áp dụng biện pháp ngăn chặn do VKS phê chuẩn đã hết mà xét thấy không cần thiết phải tiếp tục áp dụng biện pháp ngăn chặn này thì việc thay thế biện pháp ngăn chặn khác mà Bộ luật không quy định phải có sự phê chuẩn của VKS do CQĐT quyết định”. Theo chúng tôi, hƣớng dẫn trên là trái với quy định tại khoản 2 Điều 94 BLTTHS, vi phạm nguyên tắc pháp chế. Quy định tại khoản 2 Điều 94 BLTTHS là sự thể hiện tinh thần trao quyền quyết định việc áp dụng hay không áp dụng các một số biện pháp cƣỡng chế trong tố tụng hình sự cho VKS. Do đó, cần hƣớng dẫn lại việc áp dụng, trong trƣờng hợp này tuân thủ đúng quy định tại khoản 2 Điều 94 BLTTHS . Bởi vì, khi VKS quyết định phê chuẩn áp dụng biện pháp ngăn chặn là đã xét thấy sự cần thiết phải áp dụng để phục vụ không chỉ cho họat động điều tra mà còn cả họat động công tố nữa, nên khi hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp đó cần phải có sự đồng ý của VKS.
- Về thời hạn xét phê chuẩn tạm giam: Theo quy định tại khoản 3
Điều 88 thời hạn xét phê chuẩn của VKS là 3 ngày để bảo đảm tính thận trọng trong việc quyết định áp dụng biện pháp tạm giam. Nhƣng tại điểm 5.1 mục 5 Thông tƣ liên tịch số 05/2005 lại quy định: chậm nhất 12 giờ trước khi hết thời hạn tạm giữ hoặc gia hạn tạm giữ CQĐT phải giao hồ sơ đề nghị phê chuẩn quyết định khởi tố bị can và đề nghị phê chuẩn lệnh tạm giam bị can cho VKS cùng cấp. Hƣớng dẫn này chƣa đảm bảo tuân thủ đúng quy định của BLTTHS, dẫn đến những khó khăn đối với VKS khi thực hiện phê chuẩn. Nếu VKS tuân thủ đúng theo quy định tại khoản 3 Điều 88, xét phê chuẩn trong thời hạn 3 ngày thì dẫn đến vi phạm nguyên tắc việc tạm giữ, tạm giam ngƣời mà không có lệnh hợp pháp. Nếu VKS thực hiện phê chuẩn ngay thì sẽ gặp nhiều khó khăn do KSV phải có thời gian nghiên cứu đề xuất. Vì vậy,
chúng tôi đề nghị cần phải sửa đổi nội dung hƣớng dẫn tại điểm 5.1 mục 5 Thông tƣ số 05 nói trên theo hƣớng: CQĐT thực hiện đề nghị phê chuẩn khởi tố bị can và tạm giam 3 ngày trƣớc khi hết hạn tạm giữ, chỉ trừ những trƣờng hợp do còn phải xác định thêm căn cứ để cân nhắc sự cần thiết đề nghị áp dụng tạm giam hay không thì CQĐT cũng phải đề nghị phê chuẩn và chuyển hồ sơ cho VKS 24 giờ trƣớc khi hết hạn tạm giữ.
- Quy định về căn cứ tạm giam
Theo khoản 2 Điều 88, bị can, bị cáo thuộc đối tƣợng phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dƣới 36 tháng tuổi, ngƣời già yếu, ngƣời bị bệnh nặng mà có nơi cƣ trú rõ ràng thì không tạm giam mà áp dụng biện pháp ngăn chặn khác trừ các trƣờng hợp:
+ Bị can, bị cáo bỏ trốn và bị bắt theo lệnh truy nã;
+ Bị can, bị cáo đƣợc áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhƣng tiếp tục phạm tội hoặc cố ý gây cản trở nghiêm trọng đến việc điều tra, truy tố, xét xử; + Bị can, bị cáo phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia và có căn cứ cho rằng nếu không tạm giam đối với họ thì sẽ gây nguy hại đến an ninh quốc gia. Quy định trên khiến cho nhiều ngƣời cho rằng các đối tƣợng này bao gồm các trƣờng hợp theo khoản 1 Điều 88 và cả trƣờng hợp phạm tội ít nghiêm trọng mà khung hình phạt từ 2 năm tù trở xuống. Vì vậy, theo tinh thần của BLTTHS về căn cứ áp dụng tạm giam, cần hƣớng dẫn thống nhất cách hiểu những đối tƣợng quy định tại Khoản 2 Điều 88 có các căn cứ quy định tại các điểm a, b, c nhƣng phải thuộc trƣờng hợp quy định tại Khoản 1 Điều 88 thì mới tạm giam.