1.3. VÀI NÉT VỀ THỦ TỤC PHÊ CHUẨN TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ MỘT
1.3.3. Cộng hoà liên bang Đức
Là quốc gia điển hình trong nhánh các quốc gia theo hệ thống luật châu Âu lục địa - Đức-Áo-Phổ (Hein Kotz), Đức cũng là quốc gia đƣợc đánh giá là có nền khoa học lập pháp hình sự và khoa học điều tra hình sự phát triển mạnh từ rất sớm. Mặc dù các văn bản pháp luật của Đức quy định cơ quan công tố chỉ đạo cuộc điều tra và có quyền hƣớng dẫn cảnh sát nhƣng trên thực tế, cơ quan cảnh sát luôn điều tra một cách độc lập. Có một đặc điểm trong tố tụng hình sự của Đức và giống với tố tụng hình sự Pháp là vai trò quan trọng của tòa án trong các hoạt động điều tra có cần đến các biện pháp ngăn chặn và cƣỡng chế tố tụng ảnh hƣởng đến các quyền cơ bản của công dân. Việc tạm giam trƣớc khi xét xử phải do thẩm phán (không bắt buộc phải ngƣời tiến hành xét xử sau này) quyết định, phê chuẩn. Việc thực hiện những thẩm quyền khác nhƣ bắt, tạm giữ, khám xét, thu giữ, khám ngƣời bị buộc tội hay một ngƣời khác hoặc nghe lén điện thoại trong những trƣờng hợp rất đặc biệt do chính cơ quan công tố ra lệnh, quyết định. Quy định này nhằm đảm bảo chứng cứ đƣợc thu thập kịp thời và nếu đợi Tòa án quyết định, phê chuẩn theo
quy trình thông thƣờng thì có thể làm chứng cứ bị mất hoặc bị làm sai lệch… Tuy nhiên, việc áp dụng những biện pháp nhƣ vậy ngay sau đó phải đƣợc Toà án (thẩm phán) kiểm soát bằng việc công nhận, phê chuẩn. Hơn nữa, đối tƣợng bị áp dụng các biện pháp trên có thể yêu cầu tòa án ra quyết định, phán quyết về tính hợp pháp của việc áp dụng các biện pháp đó.
Khi xem xét việc áp dụng một trong những biện pháp cƣỡng chế tố tụng hay ngăn chặn trong hoạt động điều tra của CQĐT, cơ quan công tố phải làm văn bản đề nghị thẩm phán Toà án địa phƣơng ra lệnh. Lệnh phải đƣợc ban hành ngay khi có đủ chứng cứ chứng minh sự cần thiết tiến hành các biện pháp cƣỡng chế, ngăn chặn đó. Ở đây, thẩm phán không hành động theo quyền hạn tƣ pháp của Toà án mà thực hiện thẩm quyền mang tính tƣ pháp hành chính và không có quyền tự ý tiến hành điều tra, tìm hiểu. Trƣờng hợp tài liệu vụ án do Công tố viên cung cấp không đủ sức thuyết phục để ra lệnh áp dụng các biện pháp đã nêu thì thẩm phán phải yêu cầu Công tố viên cung cấp thêm thông tin. Nếu Công tố viên không thể cung cấp thêm thông tin, thẩm phán có thể từ chối việc áp dụng các biện pháp đó.
Có thể thấy rằng việc cơ quan công tố giám sát, chỉ đạo hoạt động điều tra còn thông qua cơ chế là qui định về việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn và cƣỡng chế tố tụng trong quá trình điều tra. Trong tố tụng hình sự của Đức, việc áp dụng các biện pháp này chủ yếu do Tòa án quyết định và cơ quan công tố là chủ thể có trách nhiệm đề xuất, kiến nghị với tòa án. Thực chất các đề xuất, kiến nghị áp dụng biện pháp ngăn chặn hay cƣỡng chế tố tụng của cơ quan công tố đều xuất phát từ hoạt động điều tra nhƣng CQĐT không có thẩm quyền đề nghị trực tiếp mà phải thông qua cơ quan công tố - một cơ quan vừa giám sát hoạt động nghiệp vụ điều tra cụ thể, nắm đƣợc nhu cầu cần thiết phải áp dụng các biện pháp ngăn chặn và lại vừa đảm bảo có đủ cơ sở pháp lý khi đề nghị với tòa án. [45]; [49]
Thông qua các phân tích về từng hệ thống trên đây, có một số nhận xét có thể rút ra:
- Cơ quan công tố có vai trò chủ đạo trong giai đoạn tiền xét xử, chịu trách nhiệm trong hoạt động điều tra. Cả trong hệ tố tụng tranh tụng và hệ tố tụng thẩm cứu, công tố viên hầu nhƣ không trực tiếp thực hiện các thao tác, nghiệp vụ điều tra cụ thể mà do cảnh sát thực hiện và báo cáo kết quả, tiến độ
điều tra cho công tố viên. Một câu hỏi có thể đặt ra: Cơ quan công tố liệu có khả năng để chỉ đạo điều tra không khi công tố viên đƣợc đào tạo hoàn toàn khác với ĐTV, chỉ có nghiệp vụ và kiến thức nhƣ một thẩm phán hay luật sƣ. Lý giải cho điều này có thể đƣợc sáng tỏ nếu xem xét thực tế: Các công tố viên ở các nƣớc theo truyền thống công tố chỉ đạo điều tra (hệ tố tụng tranh tụng) không can thiệp vào các hoạt động, tác nghiệp điều tra cụ thể, mà là ngƣời định hƣớng, quyết định kết quả của cuộc điều tra có đƣợc sử dụng, có ý nghĩa để truy tố, để bảo vệ cáo trạng trƣớc tòa hay không. Hầu hết các hoạt động điều tra và các vụ án do cảnh sát điều tra thực hiện, công tố viên chỉ có vai trò định hƣớng, dẫn dắt, tƣ vấn pháp lý và cũng là ngƣời quyết định có sử dụng kết quả của các hoạt động điều tra khi quyết định truy tố/không truy tố. Ngay cả đối với các vụ án mà công tố viên thực hiện điều tra từ đầu, tự điều tra, cơ quan công tố cũng không tự đi khám xét, theo dõi đối tƣợng tình nghi, bắt giữ, nghe trộm điện thoại… mà những hoạt động này cảnh sát thực hiện theo lệnh và hƣớng dẫn của công tố viên. Đây là một đặc điểm khác biệt của tố tụng thẩm cứu so với tố tụng tranh tụng xét ở khía cạnh thẩm quyền, trách nhiệm và sự can thiệp của cơ quan công tố đối với hoạt động điều tra. Cơ quan công tố của tố tụng tranh tụng không can thiệp, không “chỉ đạo” CQĐT, việc điều tra do CQĐT thực hiện, sau đó chuyển sang cơ quan công tố, cơ quan công tố chỉ “phán quyết” đối với hồ sơ vụ việc và quyết định có cần điều tra bổ sung, truy tố hay không truy tố. Các biện pháp ngăn chặn do tòa án quyết định, cơ quan công tố đƣa ra quyết định truy tố và nếu truy tố thì bảo vệ cáo trạng trƣớc tòa. Cơ quan công tố không can thiệp và cũng không chịu trách nhiệm về hoạt động điều tra, cũng không chịu trách nhiệm đối với việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn. Thẩm quyền đi liền với trách nhiệm, cơ quan công tố của tố tụng thẩm cứu chịu trách nhiệm về mọi hoạt động điều tra của CQĐT nhƣng pháp luật trao cho công tố viên có thẩm quyền ra lệnh, chỉ đạo trực tiếp lực lƣợng cảnh sát, thậm chí theo quan hệ chỉ đạo – chấp hành, mặc dù về mặt tổ chức các chủ thể này thuộc hai cơ quan hoàn toàn khác nhau.
- Việc áp dụng các biện pháp ngặn do Tòa án quyết định, công tố viên là ngƣời đề xuất, kiến nghị với tòa án. Tòa án là cơ quan quyết định việc áp dụng các biện pháp ngặn của CQĐT cũng nhƣ cơ quan công tố. Đây là một đặc điểm có thể nói là phổ biến ở hầu hết các quốc gia trên thế giới nhằm đảm
bảo các quyền của ngƣời bị tình nghi, bị can, bị cáo đƣợc bảo vệ tối đa, tránh việc áp dụng một cách không công bằng khi các cơ quan này thực hiện việc điều tra và buộc tội. Cơ quan công tố chịu trách nhiệm về các hoạt động điều tra và cũng có trách nhiệm đề nghị với Tòa án về việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn. Quy định này vừa gắn trách nhiệm cho cơ quan công tố phải theo dõi tiến độ, kiểm soát đƣợc các hoạt động điều tra, thấy đƣợc nhu cầu cần thiết phải áp dụng và cũng qua đó đảm bảo cho cơ quan công tố thẩm quyền chi phối, chỉ đạo hoạt động điều tra.
- Cơ quan công tố có thể áp dụng trực tiếp các biện pháp cƣỡng chế tố tụng hoặc phê chuẩn các đề xuất áp dụng các biện pháp này do CQĐT thực hiện, nhƣng ngay sau đó, cơ quan công tố phải quyết định ngay để trình ra tòa án quyết định cuối cùng. Các biện pháp cƣỡng chế tố tụng cũng giống nhƣ các biện pháp ngăn chặn, có thể ảnh hƣởng trực tiếp tới quyền và lợi ích của ngừoi bị áp dụng, tuy nhiên vì gắn với hoạt động điều tra, phục vụ ngay hoạt động điều tra, mang tính cấp thiết cao, và mức độ ảnh hƣởng tới ngƣời bị áp dụng cũng không nghiêm trọng bằng, pháp luật của hầu hết các nƣớc trên đều cho phép cơ quan công tố ra quyết định áp dụng ngay hay phê chuẩn ngay quyết định của CQĐT. Tuy vậy, qua thực tế nhƣ đã mô tả trên đây có thể thấy rằng, những quốc gia cho phép cơ quan công tố áp dụng hay phê chuẩn ngay, sau đó mới chuyển cho tòa án phê chuẩn lần cuối đều đặt trách nhiệm cao đối với cơ quan công tố, và cũng giao cho cơ quan công tố nhiều quyền hạn trong quan hệ với CQĐT, chủ yếu ở các quốc gia theo mô hình cơ quan công tố chỉ đạo điều tra nhƣ mô hình ở các nƣớc châu Âu lục địa.
Tiểu kết chƣơng 1
Thông qua nghiên cứu các vấn đề chung về thủ tục phê chuẩn của VKS đối với các lệnh, quyết định của CQĐT đã giúp ta có đƣợc sự nhìn nhận khái quát về viêc phê chuẩn trong tố tụng hình sự. Phê chuẩn trong tố tụng hình sự là hoạt động của cơ quan có thẩm quyền xác nhận tính hợp pháp của các quyết định, lệnh, hành vi của CQĐT. Quyền phê chuẩn của VKS đối với các quyết định, lệnh, hành vi mang tính cƣỡng chế của CQĐT là xuất phát từ chức năng nhiệm vụ của từng cơ quan trong tố tụng hình sự Việt Nam; trong đó VKS là cơ quan thực hành quyền công tố, còn CQĐT có chức năng điều
tra khám phá tội phạm.
Nhƣ vậy mục đích của việc phê chuẩn trong tố tụng hình sự là nhằm kiểm soát chặt chẽ các hoạt động mang tính chất cƣỡng chế bất lợi về quyền tự do đối với công dân của CQĐT; đảm bảo việc áp dụng các biện pháp này là hợp pháp và cần thiết. Thông qua việc phê chuẩn VKS có thể ngăn chặn những hành động xâm phạm các quyền của công dân không đƣợc pháp luật cho phép; ngăn ngừa sự lạm quyền, lạm dụng các biện pháp cƣỡng chế của CQĐT. Hoạt động phê chuẩn có ý nghĩa không nhỏ trong việc bảo đảm cho hoạt động điều tra hình sự với nhiều biện pháp cƣỡng chế thƣờng xuyên đƣợc áp dụng diễn ra trong phạm vi pháp luật cho phép.
Lịch sử Luật tố tụng hình sự của Nhà nƣớc cách mạng Việt Nam từ năm 1945 đến nay cũng đã sớm có những quy định về quyền phê chuẩn của các cơ quan tƣ pháp đối với một số biện pháp cƣỡng chế do CQĐT hoặc tiền thân của CQĐT thực hiện. Điều đó thể hiện tính chất tiến bộ và sự quan tâm của chính quyền cách mạng Việt Nam đối với việc bảo đảm quyền tự do, dân chủ của công dân. Kết quả nghiên cứu sơ lƣợc về hoạt động phê chuẩn chuẩn trong tố tụng hình sự một số nƣớc điển hình trên thế giới cho thấy hầu hết các nƣớc cũng đều quy định quyền quyết định áp dụng hoặc phê chuẩn thực hiện các biện pháp cƣỡng chế trong điều tra hình sự thuộc về các cơ quan tƣ pháp, có thể là Toà án, VKS hay cơ quan công tố.
Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 của nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam với quan điểm tăng cƣờng vai trò của VKS trong giai đoạn điều tra, đã quy định tƣơng đối đầy đủ, cụ thể về quyền phê chuẩn của VKS đối với một số lệnh, quyết định, hành vi của CQĐT, chúng tôi sẽ đề cập cụ thể các quy định này và thực tiễn thực hiện quy định đó ở chƣơng tiếp theo.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÊ CHUẨN
CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN ĐỐI VỚI CÁC QUYẾT ĐỊNH CỦA CƠ QUAN ĐIỀU TRA TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM