Thủ tục phê chuẩn các lệnh bắt của Cơ quan điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phê chuẩn của viện kiểm sát nhân dân đối với các quyết định của cơ quan điều tra trong giai đoạn điều tra các vụ án hình sự theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 36 - 45)

2.1. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM HIỆN

2.1.1. Thủ tục phê chuẩn các lệnh bắt của Cơ quan điều tra

Bắt là một trong những hình thức thể hiện của của biện pháp ngăn chặn; khởi đầu cho cho việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn tiếp theo. Bắt ngƣời là biện pháp ngăn chặn mang tính đặc thù đƣợc áp dụng liền trƣớc các biện pháp ngăn chặn nhƣ tạm giữ, tạm giam; làm hạn chế một số quyền tự do của cá nhân ngƣời bị bắt. Bắt là biện pháp ngăn chặn nhằm kịp thời ngăn chặn tội phạm, ngăn ngừa ngƣời thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trốn tránh pháp luật, nhằm tạo điều kiện bảo đảm cho việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án đƣợc thuận lợi. Bắt là biện pháp có tính cƣỡng chế nghiêm khắc cao nhƣ vậy, nên việc thực hiện phải tuân thủ theo các quy định chặt chẽ của pháp luật về căn cứ, trình tự, thủ tục ... Nếu bắt không theo quy định của pháp luật, bắt oan sai sẽ gây tác hại rất lớn, không những quyền bất khả xâm phạm của con ngƣời bị xâm hại; quyền, lợi ích hợp pháp của công dân bị vi phạm mà còn ảnh hƣởng đến tính nghiêm minh của pháp luật. Từ đó ảnh hƣởng xấu đến lòng tin của nhân dân vào pháp luật và các cơ quan bảo vệ pháp luật. Do đó, khi áp dụng các biện pháp bắt, bên cạnh việc thể hiện thái độ kiên quyết đấu tranh chống tội phạm thì phải xem xét rất thận trọng. Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam hiện hành quy định 3 trƣờng hợp bắt là: bắt ngƣời phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã; bắt ngƣời trong trƣờng hợp khẩn cấp và bắt bị can, bị cáo để tạm giam. Trong đó bắt ngƣời phạm tội quả tang hoặc đang bị truy

nã là trƣờng hợp không cần phải tiến hành bởi cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền, mà bất kỳ ai cũng có quyền bắt. Chính vì vậy luật tố tụng hình sự cũng không quy định thủ tục phê chuẩn các trƣờng hợp bắt ngƣời phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã. Pháp luật tố tụng hình sự chỉ quy định hai trƣờng hợp bắt phải đƣợc phê chuẩn là bắt bị can để tạm giam và bắt ngƣời trong trƣờng hợp khẩn cấp.

2.1.1.1 Phê chuẩn lệnh bắt người trong trường hợp khẩn cấp

Bắt ngƣời trong trƣờng hợp khẩn cấp là biện pháp bắt thể hiện tính chất đặc biệt cấp bách của việc ngăn chặn tội phạm. Nếu không tiến hành bắt ngay thì ngƣời đó sẽ gây tổn thất nghiêm trọng cho nhà nƣớc, xã hội, xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ và sở hữu của công dân hoặc cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử, trốn tránh pháp luật. Tuy nhiên, để không để lọt tội phạm cũng nhƣ không làm oan ngƣời vô tội, đảm bảo các quyền lợi ích hợp pháp của công dân, khi thực hiện bắt khẩn cấp những ngƣời có thẩm quyền phải tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật về bắt khẩn cấp.

Do tính chất của việc bắt khẩn cấp là cần phải thực hiện ngay, đảm bảo tính nhanh chóng, nên lệnh bắt ngƣời trong trƣờng hợp khẩn cấp không đòi hỏi phải có sự phê chuẩn trƣớc của VKS. Nhƣng để đảm bảo việc bắt khẩn cấp có căn cứ và đúng pháp luật, BLTTHS quy định ngay sau khi bắt ngƣời, cơ quan ra lệnh bắt phải báo ngay cho VKS cùng cấp bằng văn bản kèm theo tài liệu có liên quan đến việc bắt khẩn cấp để VKS nghiên cứu, xem xét và quyết định phê chuẩn hoặc không phê chuẩn. Để việc phê chuẩn chính xác, trƣớc hết VKS phải nghiên cứu xem việc bắt có thuộc một trong các trƣờng hợp quy định tại khoản 1 Điều 81 BLTTHS hay không. Đó là các trƣờng hợp:

Trƣờng hợp thứ nhất: khi có căn cứ để cho rằng ngƣời đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Đây là trƣờng hợp cơ quan có thẩm quyền đã có quá trình theo dõi hoặc kiểm tra, xác minh các nguồn tin biết ngƣới đó đang bí mật tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phƣơng tiện hoặc tạo ra những điều kiện cần thiết khác để thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, nên cần phải bắt ngay trƣớc khi tội phạm đƣợc thực hiện.

Trƣờng hợp thứ hai: Khi ngƣời bị hại hoặc ngƣời có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt trông thấy và xác nhận đúng là ngƣời đã thực hiện tội

phạm mà xét thấy cần ngăn chặn ngay việc ngƣời đó trốn. Trong trƣờng hợp này tội phạm đã xảy ra và đã đƣợc phát hiện trên thực tế, nhƣng ngƣời thực hiện tội phạm không bị bắt ngay. Sau một thời gian, ngƣời bị hại hoặc ngƣời có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt trông thấy và đã xác nhận đúng là ngƣời đã thực hiện tội phạm. Nếu CQĐT xét thấy cần ngăn chặn ngay việc ngƣời đó trốn thì ra lệnh bắt khẩn cấp.

Trƣờng hợp thứ 3: Khi có dấu vết của tội phạm ở ngƣời hoặc tại chỗ ở của ngƣời bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc ngƣời đó trốn hoặc tiêu huỷ chứng cứ. Đây là trƣờng hợp cơ quan có thẩm quyền chƣa đủ tài liệu chứng cứ để xác định ngƣời thực hiện tội phạm. Nhƣng qua việc phát hiện dấu vết của tội phạm ở ngƣời hoặc tại chỗ ở ở của ngƣời bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc ngƣời đó trốn hoặc tiêu huỷ chứng cứ thì bắt khẩn cấp.

Ngoài việc căn cứ vào các trƣờng hợp trên, VKS còn phải căn cứ vào quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 về cấu thành tội phạm đối với hành vi mà ngƣời bị bắt đã thực hiện, đối chiếu với luật tố tụng hình sự để quyết định phê chuẩn hoặc không phê chuẩn. Khi phê chuẩn VKS phải có đủ hồ sơ tài liệu để xem xét quyết định. Hồ sơ xin phê chuẩn bắt khẩn cấp, ngoài các văn bản thể hiện quyết định của CQĐT nhƣ lệnh bắt khẩn cấp thì các tài liệu phải thể hiện đƣợc trƣờng hợp bắt thuộc một trong 3 trƣờng hợp cụ thể nhƣ đã nêu trên; chứng cứ xác định ngƣời bị bắt có hành vi chuẩn bị thực hiện một tội phạm cụ thể đƣợc quy định trong Bộ luật hình sự hoặc đã có sự kiện tội phạm nào đó xảy ra trên thực tế; tài liệu thể hiện việc ngƣời đó có thể trốn hoặc tiêu huỷ chứng cứ nếu bắt thuộc trƣờng hợp thứ 2 hoặc thứ 3; các tài liệu thể hiện kết quả thực hiện lệnh bắt nhƣ biên bản bắt, .... BLTTHS quy định trong thời hạn 12 giờ kể từ khi nhận đƣợc đề nghị xét phê chuẩn và tài liệu liên quan đến việc bắt khẩn cấp, VKS phải ra quyết định phê chuẩn hoăc không phê chuẩn...

Riêng đối với trƣờng hợp bắt khẩn cấp mà ngƣời có thẩm quyền ra lê ̣nh bắt khẩn cấp là “Ngƣời chỉ huy tàu bay, tàu biển khi các phƣơng tiện này đã rời khỏi sân bay, bến cảng” thì quy định của BLTTHS hiện hành vẫn còn chƣa cụ thể, rõ ràng, thiếu tính khả thi.

Thứ nhất là về yêu cầu phải thông báo ngay cho VKS bằng văn bản kèm tài liệu để phê chuẩn việc bắt khẩn cấp thì khi các phƣơng tiện này đã rời khỏi sân bay, bến cảng thì việc báo ngay và chuyển các tài liệu để phê chuẩn

theo cách hiểu thông thƣờng là chuyển trực tiếp và phê chuẩn trực tiếp là không khả thi trong khi BLTTHS và các văn bản hƣớng dẫn chƣa quy định việc thông báo và chuyển các thông tin, tài liệu trên thông qua các phƣơng tiện truyền tin hiện đại nhƣ điện thoại, fax...Vậy nếu không thông báo ngay thì có bị coi là có vi phạm thủ tục tố tụng không? Đây là điều mà Bộ luật sửa đổi cần dự liệu.

Về yêu cầu “thông báo ngay” theo quy định tại Điều 81 BLTTHS, mặc dù các quy định của BLTTHS hiện hành cũng nhƣ các văn bản hƣớng dẫn chƣa có giới hạn thời gian cho việc thông báo “ngay” là trong vòng bao nhiêu lâu song nếu tham chiếu đến các điều luật quy định về các hoạt động cần tiến hành sau khi bắt khẩn cấp thì trong vòng 24 giờ sau khi nhận ngƣời bị bắt, CQĐT phải ra lệnh tạm giữ hình sự hoặc trả tự do cho ngƣời bị bắt. Nhƣ vậy, có thể hiểu là việc “thông báo ngay” này bị giới hạn bởi tối đa là 24 giờ là khoảng thời gian để ra lệnh tạm giữ hình sự sau khi bắt khẩn cấp. Trong thực tế, khi các phƣơng tiện đã rời khỏi sân bay, bến cảng, việc quay trở lại sân bay, bến cảng Việt Nam gần nhất ngay lập tức và tới nơi trong một thời gian ngắn là không khả thi trong nhiều trƣờng hợp nên nhà làm luật mới dự liệu trƣờng hợp này và cho phép ngƣời chỉ huy tàu bay, tàu biển đƣợc phép tiến hành bắt khẩn cấp và tạm giữ hình sự các đối tƣợng này trong các trƣờng hợp đặc biệt. Do vậy, tuy khoảng thời gian 24 giờ không phải là ngắn nhƣng trong nhiều trƣờng hợp cũng không khả thi. Nếu không có sự điều chỉnh về khoảng thời gian này, trong trƣờng hợp thông tin chuyển đến VKS để phê chuẩn việc bắt khẩn cấp chậm hơn 24 giờ (là khoảng thời gian tối đa để ra quyết định tạm giữ hình sự sau khi bắt khẩn cấp) thì có bị coi là vi phạm tố tụng không, lệnh bắt khẩn cấp đó có đƣợc xem xét phê chuẩn (quá hạn) không? Đồng thời việc này cũng kéo theo một hệ quả là đối với các trƣờng hợp bắt khẩn cấp trên các phƣơng tiện tàu bay, tàu biển nói trên, nhƣng mãi tới khi gần hết thời hạn tạm giữ hình sự mới chuyển đƣợc ngƣời bị bắt đến CQĐT và chuyển tài liệu cho VKS để phê chuẩn bắt khẩn cấp nhƣng VKS không phê chuẩn việc bắt đó thì thời gian bị tạm giữ hình sự có bị coi là “sai” trong tố tụng hình sự không vì trƣờng hợp này việc tạm giữ thiếu điều kiện tiên quyết để có thể tạm giữ hình sự chính là việc ngƣời đó bị bắt khẩn cấp hợp pháp. Đây cũng là trƣờng hợp cần dự liệu trong lần sửa đổi mới.

chủ thể ra lệnh bắt là Ngƣời chỉ huy tàu bay, tàu biển nói trên, các Kiểm sát viên (KSV) cần lƣu ý đến thẩm quyền theo lãnh thổ trong tố tụng hình sự. Khi bàn đến trƣờng hợp này, cần lƣu ý đến quy định tại Điều 2 BLTTHS:

Mọi hoạt động tố tụng hình sự trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải được tiến hành theo quy định của Bộ luật này.

Hoạt động tố tụng hình sự đối với người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là công dân nước thành viên của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập thì được tiến hành theo quy định của điều ước quốc tế đó.

Đối với người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thuộc đối tượng được hưởng các đặc quyền ngoại giao hoặc quyền ưu đãi, miễn trừ về lãnh sự theo pháp luật Việt Nam, theo các điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập hoặc theo tập quán quốc tế, thì vụ án được giải quyết bằng con đường ngoại giao. [Điều 2; 4]

Đồng thời, trong BLTTHS cũng chƣa có quy định về phân định thẩm quyền theo lãnh thổ đối với các cơ quan tiến hành tố tụng trong giai đoạn điều tra mà chỉ có quy định về phân định thẩm quyền theo lãnh thổ đối với Toà án. Do vậy, khi xem xét xác định đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết (theo lãnh thổ) cũng có thể tham chiếu đến quy định của Bộ luật này về việc xác định Toà án có thẩm quyền giải quýêt vụ việc theo lãnh thổ. Tại Điều 172 BLTTHS quy định:

“Những tội phạm xảy ra trên tàu bay hoặc tàu biển của nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đang hoạt động ngoài không phận hoặc lãnh hải Việt Nam thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án Việt Nam, nơi có sân bay hoặc bến cảng trở về đầu tiên hoặc nơi tàu bay, tàu biển đó đƣợc đăng ký.”

Căn cứ vào các quy định này, có thể thấy rằng việc áp dụng các quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam hiện hành về phê chuẩn bắt khẩn cấp đƣợc tiến hành đối với:

- Các trƣờng hợp bắt khẩn cấp trên lãnh thổ Việt Nam trong đó có các trƣờng hợp bắt khẩn cấp trên các tàu bay, tàu biển (của Việt Nam hoặc quốc tế) đã rời khỏi sân bay, bến cảng nhƣng vẫn đang thuộc vùng lãnh thổ Việt

Nam theo thông lệ quốc tế (tức là vẫn thuộc phần không phận hoặc hải phận của Việt Nam).

- Các trƣờng hợp bắt khẩn cấp trên các tàu bay, tàu biển của nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đang hoạt động ngoài không phận hoặc lãnh hải Việt Nam.

Tuy nhiên, trong quy định tại Điều 172 nói trên, cụm từ “tàu bay, tàu biển của nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam” hiện nay không còn phù hợp mà nên sửa đổi thành “...tàu bay, tàu biển mang quốc tịch nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam” vì theo quy định của Bộ luật dân sự 2005 chúng ta đã thừa nhận quan hệ sở hữu tƣ nhân và sở hữu nhiều thành phần, sở hữu hỗn hợp và trong đó có cả sở hữu của cá nhân, pháp nhân nƣớc ngoài tại Việt Nam. Việc sửa đổi cũng sẽ phù hợp hơn với thông lệ trong lĩnh vực tƣ pháp quốc tế.

2.1.1.2. Bắt bị can để tạm giam

Bắt bị can để tạm giam là một trƣờng hợp của biện pháp ngăn chặn bắt trong tố tụng hình sự, do ngƣời có thẩm quyền áp dụng đối với ngƣời đã bị khởi tố về hình sự khi có căn cứ do Bộ luật tố tụng hình sự quy định nhằm phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự.

Việc bắt để tạm giam còn có thể áp dụng đối với bị cáo nhƣng chủ thể có thẩm quyền ra lệnh bắt này là Chánh án, Phó Chánh án Toà án nhân dân, Thẩm phán chủ toạ phiên toà vì bị cáo là những ngƣời đã bị khởi tố về hình sự và đã bị Toà án quyết định đƣa ra xét xử.

Trong giai đoạn điều tra, những ngƣời có thẩm quyền ra lệnh bắt bị can để tạm giam bao gồm: Viện trƣởng, Phó Viện trƣởng VKSND và VKS quân sự các cấp; Thủ trƣởng, Phó Thủ trƣởng CQĐT các cấp. Trong đó lệnh bắt của Thủ trƣởng, Phó Thủ trƣởng CQĐT các cấp phải đƣợc VKS cùng cấp phê chuẩn trƣớc khi thi hành [khoản 1 Điều 80; 4]. Nhƣ vậy về thời điểm có hiệu lực, lệnh bắt tạm giam của CQĐT chỉ có hiệu lực thi hành sau khi đã đƣợc VKS cùng cấp phê chuẩn. Nếu lệnh bắt tạm giam bị can của CQĐT chƣa có sự phê chuẩn của VKS mà đã thi hành thì coi nhƣ không có hiệu lực pháp luật; trƣờng hợp này ngƣời ra lệnh và ngƣời thực hiện lệnh bắt đã vi phạm, bắt giam ngƣời trái pháp luật; công dân có quyền phản đối.

Cũng có thể thấy rõ là trong giai đoạn điều tra, việc bắt bị can để tạm giam cũng nhƣ lệnh tạm giam đều phải đƣợc sự phê chuẩn của VKS (xem thêm phần 2.1.2.2 trong chƣơng này của Luận văn).

Về thủ tục, hồ sơ tài liệu làm căn cứ đề nghị phê chuẩn bắt bị can để tạm giam. Trƣớc hết phải đảm bảo điều kiện về đối tƣợng ngƣời bị bắt phải là ngƣời đã bị khởi tố hình sự, hoặc CQĐT có thể đồng thời ra quyết định khởi tố bị can và ra lệnh bắt tạm giam, nhƣ vậy những ngƣời chƣa bị khởi tố bị can thì không phải là đối tƣợng bắt tạm giam. Nếu việc đề nghị phê chuẩn bắt tạm giam đồng thời với đề nghị phê chuẩn khởi tố bị can thì trƣớc hết hồ sơ đề nghị phê chuẩn phải đảm bảo có đủ căn cứ khởi tố bị can, tức có đủ căn cứ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phê chuẩn của viện kiểm sát nhân dân đối với các quyết định của cơ quan điều tra trong giai đoạn điều tra các vụ án hình sự theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 36 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)