2.1. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM HIỆN
2.1.3. Thủ tục phê chuẩn khởi tố bị can
Cùng với việc tiếp tục quy định VKS có nhiệm vụ, quyền hạn trong việc xét phê chuẩn hoặc không phê chuẩn các quyết định của CQĐT nhƣ đã
nêu trên, BLTTHS có một thay đổi hết sức quan trọng đó là quy định VKS có trách nhiệm xét phê chuẩn quyết định khởi tố bị can của CQĐT (Điều 126) và xét phê chuẩn quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can của CQĐT (Điều 127). Quy định mới này là một thay đổi rất quan trọng, có ý nghĩa rất lớn nhằm nâng cao hơn nữa trách nhiệm pháp lý của VKS trong thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra đảm bảo không bỏ lọt tội phạm và ngƣời phạm tội, không làm oan ngƣời vô tội. Bởi lẽ, khởi tố bị can là việc quyết định đối với một ngƣời khi có đủ căn cứ xác định ngƣời đó đã thực hiện hành vi phạm tội; đó là sự buộc tội chính thức đầu tiên đối với một ngƣời.
Về thủ tục, theo khoản 4 Điều 126 và khoản 2 Điều 127 BLTTHS, trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi ra quyết định khởi tố bị can, quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can, CQĐT phải gửi các quyết định và tài liệu liên quan đến việc khởi tố bị can đó cho VKS cùng cấp để xét phê chuẩn việc khởi tố. Trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày nhận đƣợc quyết định khởi tố bị can, VKS phải quyết định phê chuẩn hoặc quyết định huỷ bỏ quyết định khởi tố bị can và gửỉ ngay cho CQĐT. Trong trƣờng hợp xét phê chuẩn quyết định khởi tố bị can đối với ngƣời đang bị tạm giữ thì thời hạn không quá 12 giờ, kể từ khi nhận đƣợc quyết định khởi tố bị can và các tài liệu có liên quan. Do đó chậm nhất 12 giờ trƣớc khi hết hạn tạm giữ hoặc gia hạn tạm giữ, CQĐT phải giao hồ sơ đề nghị xét phê chuẩn quyết định khởi tố bị can cho VKS cùng cấp (Thông tƣ liên tịch số 05/2005 nói trên).
Cùng với việc phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, khi CQĐT quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can cũng đều phải đề nghị VKS xét phê chuẩn [Điều 127; 4]. Tƣơng tự nhƣ đối với quyết định khởi tố bị can, trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can, CQĐT phải gửi các quyết định này và tài liệu có liên quan đến việc thay đổi hoặc bổ sung đó cho VKS cùng cấp để xét phê chuẩn. VKS xem xét và ra quyết định phê chuẩn hoặc huỷ bỏ quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can trong thời hạn 3 ngày.
Theo quy định tại mục 13 Thông tƣ liên tịch số 05/2005 nói trên, hồ sơ đề nghị VKS xét phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can gồm các tài liệu sau:
- Công văn đề nghị xét phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can;
- Quyết định khởi tố vụ án, quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án;
- Quyết định khởi tố bị can; quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can;
- Biên bản giao quyết định khởi tố bị can, quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can cho bị can, trừ các trƣờng hợp không thể giao ngay quyết định khởi tố cho bị can đƣợc ( phải bắt bị can tại ngoại để tạm giam, phải khám xét chỗ ở, nơi làm việc của bị can, bị can trốn, bị can tại ngoại do không triệu tập hoặc gặp ngay đƣợc ...)
- Các tài liệu làm căn cứ khởi tố; thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can;
- Biên bản ghi lời khai của ngƣời bị nghị thực hiện tội phạm, biên bản hỏi cung bị can (nếu có);
- Lời khai của ngƣời bị bắt, ngƣời bị tạm giữ, ngƣời làm chứng, ngƣời bị hại (nếu có).
- Bản kê tên các tài liệu trong hồ sơ và từng trang tài liệu đƣợc đánh dấu bút lục của CQĐT.
Về thẩm quyền, theo quy định tại Điều 36 BLTTHS thì khi trực tiếp thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tố tụng đối với vụ án hình sự, Viện trƣởng, Phó Viện trƣởng VKS có nhiệm vụ, quyền hạn quyết định phê chuẩn, quyết định không phê chuẩn quyết định khởi tố bị can của CQĐT. Riêng các KSV giữ chức vụ Vụ trƣởng ở VKSND tối cao có thẩm quyền ký thừa uỷ quyền Viện trƣởng VKSND tối cao theo quy định tại quyết định số 41/QĐ-VKSTC ngày 02/3/2005 của Viện trƣởng VKS tối cao. Để Viện trƣởng và Phó Viện trƣởng thực hiện việc phê chuẩn hoặc không phê chuẩn quyết định khởi tố bị can của CQĐT đƣợc chính xác, có căn cứ, hợp pháp, đúng thời hạn, đáp ứng kịp thời công tác điều tra vụ án, các KSV đƣợc phân công thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra đối với vụ án phải làm tốt nhiệm vụ kiểm sát việc khởi tố. Khi CQĐT đề nghị phê chuẩn khởi tố bị can, KSV phải yêu cầu cung cấp đầy đủ tài liệu, chứng cứ làm căn cứ xét phê chuẩn; KSV nghiên cứu hồ sơ phê chuẩn khi thấy đảm bảo tính hợp pháp và có đủ căn cứ khởi tố bị can thì đề xuất lãnh đạo viện quyết định phê chuẩn. Trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày nhận đƣợc quyết định khởi tố bị can, VKS phải quyết định phê chuẩn hoặc quyết định huỷ bỏ quyết định
khởi tố bị can và gửi ngay cho CQĐT [khoản 4 Điều 126; 4].
Nhƣ vậy, với quy định về phê chuẩn khởi tố bị can, BLTTHS đã ràng buộc trách nhiệm rất cao của VKS trong hoạt động khởi tố bị can, nhằm đảm bảo việc truy cứu trách nhiệm hình sự đúng ngƣời, đúng tội, đúng pháp luật. Đồng thời quy định này cũng buộc CQĐT khi tiến hành điều tra, thu thập chứng cứ để quyết định khởi tố bị can phải tích cực hơn, thận trọng hơn để vừa thu thập đầy đủ chứng cứ vừa đảm bảo tính hợp pháp làm căn cứ khởi tố và đề nghị VKS phê chuẩn khởi tố bị can. Nếu VKS thực hiện tốt việc phê chuẩn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều tra, đảm bảo tiến độ giải quyết vụ án. Ngƣợc lại, nếu VKS không làm tốt việc phê chuẩn, không phát hiện đƣợc những sai sót của CQĐT khi quyết định khởi tố bị can không đủ căn cứ hoặc không phê chuẩn quyết định khởi tố bị can đã đảm bảo đầy đủ căn cứ hợp pháp thì đều dẫn đến không đạt đƣợc mục đích của việc phê chuẩn. Hậu quả có thể là khởi tố oan, sai dẫn tới xâm phạm các quyền, lợi ích hợp pháp của công dân hoặc để lọt tội phạm, gây khó khăn cho công tác điều tra.
Xung quanh quy định về phê chuẩn quyết định khởi tố bị can của CQĐT quy định trong BLTTHS và văn bản hƣớng dẫn, khi thực hiện trong thực tiễn cũng còn một số vấn đề cần đƣợc làm sáng tỏ thêm nhƣ:
- Theo quy định tại khoản 4 Điều 126 BLTTHS thì trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định khởi tố bị can, CQĐT phải gửi quyết định khởi tố và tài liệu liên quan đến việc khởi tố bị can đó cho VKS cùng cấp để xét phê chuẩn việc khởi tố. Trong thời hạn 3 ngày, kể từ ngày nhận đƣợc quyết định khởi tố bị can, VKS phải quyết định phê chuẩn hoặc quyết định huỷ bỏ quyết định khởi tố bị can và gửi ngay cho CQĐT. Trong thực tiễn phê chuẩn có nhiều vụ việc thời gian xét phê chuẩn hoặc huỷ bỏ quyết định khởi tố bị can trong 3 ngày là rất khó khăn. Có nhiều vụ việc do tính chất phức tạp nên việc điều tra khó khăn, chứng cứ CQĐT thu thập đƣợc chƣa hoàn toàn đầy đủ để phê chuẩn, cần phải có thời gian để tiếp tục điều tra thêm. Theo quy định trên, trong 3 ngày CQĐT chƣa thu thập đủ chứng cứ, nếu VKS không phê chuẩn có nghĩa là phải ra quyết định huỷ bỏ quyết định khởi tố bị can thì sẽ dẫn đến bỏ lọt tội phạm. Trong trƣờng hợp sau khi VKS huỷ bỏ quyết định khởi tố bị can, CQĐT tiếp tục điều tra và thu thập thêm đƣợc chứng cứ và có đủ căn cứ để khởi tố bị can thì có khởi tố bị can lại hay không ? Trong thực tế những trƣờng hợp này rất cần thiết phải có thêm thời gian, có khi phải kéo dài hàng
chục ngày để CQĐT thu thập thêm tài liệu, chứng cứ thì đủ căn cứ phê chuẩn khởi tố bị can, VKS mới ra quyết định phê chuẩn. Việc làm nhƣ vậy là đã vi phạm quy định của BLTTHS về thời hạn phê chuẩn khởi tố bị can, nhƣng để tránh bỏ lọt tội phạm và ngƣời phạm tội thì vẫn cần thiết phải làm.
- Về quyền hạn của VKS khi phê chuẩn quyết định khởi tố bị can và hiệu lực của quyết định khởi tố bị can hiện cũng còn có nhận thức khác nhau. Có ý kiến cho rằng quyết định khởi tố bị can đã có hiệu lực pháp luật trƣớc khi đƣợc phê chuẩn; ý kiến khác lại cho rằng quyết định khởi tố bị can chỉ có hiệu lực thi hành sau khi đƣợc VKS phê chuẩn. BLTTHS không xác định thời điểm quyết định khởi tố bị can có hiệu lực thi hành, tuy nhiên đối chiếu với các quy định liên quan chúng ta thấy: Trong thời hạn 24 giờ từ khi khởi tố, CQĐT phải gửi cho VKS xét phê chuẩn và VKS xét phê chuẩn trong thời hạn 3 ngày. Ngay sau khi khởi tố, CQĐT đã phải tiến hành các hoạt động điều tra nhƣ: chụp ảnh, lập danh chỉ bản của bị can; hỏi cung bị can. Đồng thời CQĐT phải gửi ngay quyết định khởi tố bị can đó cho ngƣời bị khởi tố. Nhƣ vậy, từ khi CQĐT ra quyết định khởi tố bị can đến khi VKS ra quyết định phê chuẩn hoặc huỷ bỏ quyết định khởi tố thì thời hạn tối đa là 4 ngày. Trong thời gian đó CQĐT đã phải tiến hành các hoạt động tố tụng đối với bị can nhƣ đã nêu trên và ngƣời bị khởi tố đã tham gia vào các hoạt động tố tụng với tƣ cách bị can. Có nghĩa là quyết định khởi tố đã phát sinh hiệu lực trƣớc khi VKS ra quyết định phê chuẩn. Mặt khác về nguyên tắc ta thấy, nếu cho rằng quyết định khởi tố bị can chỉ có hiệu lực pháp luật sau khi có quyết định phê chuẩn của VKS, thì khi không đồng ý phê chuẩn, VKS chỉ cần ra quyết định không phê chuẩn là quyết định đó không còn ý nghĩa nữa, mà không cần ra quyết định huỷ bỏ nhƣ BLTTHS đã quy định. Vì vậy, theo quan điểm của chúng tôi thì quyết định khởi tố bị can của CQĐT đã phát sinh hiệu lực ngay sau khi ra quyết định. Cũng phải thấy rằng về mặt hậu quả pháp lý thì ngay sau khi bị ra quyết định khởi tố, ngƣời bị khởi tố đã phải chịu hậu quả pháp lý của việc bị khởi tố với tƣ cách là bị can. Nếu VKS không phê chuẩn và ra quyết định huỷ bỏ quyết định khởi tố của CQĐT, thì có nghĩa bị can đã bị khởi tố oan trong thời gian chờ phê chuẩn và trách nhiệm trong trƣờng hợp này hoàn toàn thuộc về CQĐT. Nếu coi quyết định khởi tố bị can của CQĐT chỉ có hiệu lực pháp luật sau khi đƣợc VKS phê chuẩn thì CQĐT sẽ không phải chịu trách nhiệm gì nếu việc khởi tố là oan và bị VKS huỷ bỏ. Theo chúng tôi, cũng cần phải
đặt vấn đề nếu khi đã hết thời hạn phê chuẩn quy định là 3 ngày mà vì lý do nào đó VKS có thẩm quyền phê chuẩn vẫn chƣa ra quyết định phê chuẩn hoặc không phê chuẩn thì hiệu lực pháp lý của quyết định khởi tố bị can đƣợc xác định nhƣ thế nào? Trong thực tế đã có trƣờng hợp việc xét phê chuẩn khởi tố bị can của VKS bị kéo dài quá thời hạn quy định, nhƣng sau đó VKS vẫn ra quyết định phê chuẩn, do đó quyết định khởi tố bị can vẫn đƣơng nhiên đƣợc coi là có hiệu lực liên tục. Nhƣng nếu xảy ra trƣờng hợp VKS tiếp tục kéo dài thời gian mà không ra quyết định gì thì việc xác định hiệu lực của quyết định khởi tố của CQĐT giải quyết nhƣ thế nào? Tất cả những trƣờng hợp trên chƣa đƣợc dự liệu trong BLTTHS?