Thực hiện mục tiêu của Đảng về cải cách tổ chức, hoạt động của các cơ quan tư pháp, ngày 02/01/2002 Bộ chính trị đã ra Nghị quyết 08-NQ/TW về “Một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới”, trong đó đã
nhấn mạnh định hướng đổi mới trong hoạt động của các cơ quan tư pháp nói chung, toà án nói riêng và việc xây dựng hoàn thiện thêm một số bộ luật lớn trong hoạt động tư pháp. Đó là, “tiếp tục xây dựng và hoàn thiện pháp luật về tư pháp. Khẩn chương ban hành Bộ luật Tố tụng hình sự (sửa đổi), Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật thi hành án, pháp lệnh giám định tư pháp và một số luật, pháp lệnh khác làm cơ sở pháp lý cho hoạt động của các cơ quan tư pháp” và “khẩn trương chuẩn bị tốt điều kiện để thực hiện việc tăng thẩm quyền xét xử cho toà án cấp huyện; nghiên cứu mở rộng thẩm quyền xét xử của toà án trong việc giải quyết các khiếu kiện hành chính để góp phần khắc phục tình trạng trì trệ trong công tác giải quyết khiếu kiện hành chính hiện nay; nghiên cứu thành lập Toà án hôn nhân và gia đình; đổi mới tổ chức của Toà án nhân dân tối cao để tập trung làm tốt nhiệm vụ giám đốc thẩm, tổng kết thực tiễn xét xử, hướng dẫn các toà án áp dụng pháp luật thống nhất”. Trên cơ sở đường lối đổi mới của Đảng, thực trạng pháp luật tố tụng dân sự và thực tiễn xét xử các vụ việc dân sự, ngày 27/5/2004 Quốc hội Nước CHXHCNVN Việt Nam đã thông qua Bộ luật tố tụng dân sự, có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2005. Với sự ra đời của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004, một thủ tục chung về việc giải quyết các tranh chấp, yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động đã được quy định một cách thống nhất và hợp lý theo những điểm đặc thù cho mỗi loại vụ việc. Bên cạnh đó, một nội dung quan trọng đã được Bộ luật tố tụng dân sự 2004 ghi nhận đó là việc phân chia hai loại thủ tục tố tụng để Tòa án giải quyết là thủ tục giải quyết các vụ án dân sự (trình tự thủ tục khởi kiện để Tòa án giải quyết các vụ án tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động) và thủ tục giải quyết các việc dân sự (trình tự thủ tục yêu cầu để Tòa án giải quyét các yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động).
ban hành nhiều văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật này như Nghị quyết số 01/2005/NQ-HĐTP ngày 31/3/2005 hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ nhất “Những quy định chung” của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004, Nghị quyết số 02/2005/NQ-HĐTP ngày 27/4/2005 của HĐTPTATC hướng dẫn thi hành một số quy định tại chương VIII “Các biện pháp khẩn cấp tạm thời” của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004, Nghị quyết số 04/2005/NQ- HĐTP ngày 17/9/2005 của HĐTPTATC hướng dẫn thi hành một số quy định của Bộ luật tố tụng dân sự về “Chứng cứ và chứng minh”, Nghị quyết số 02/2006/NQ-HĐTP ngày 12/5/2006 của HĐTPTATC hướng dẫn thi hành các quy định trong Phần thứ hai “Thủ tục giải quyết vụ án tại Toà án cấp sơ thẩm của Bộ luật tố tụng dân sự”…
Nhằm tiếp tục hoàn thiện Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004, khắc phục những hạn chế và bất cập của Bộ luật này, ngày 29/03/2011, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự 2004, trong đó có những quy định về thẩm quyền dân sự của Tòa án theo hướng mở rộng hơn những vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền của Tòa án và tăng thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện. Trong đó, thẩm quyền giải quyết sơ thẩm các vụ án dân sự của Tòa án nhân dân cấp huyện cũng đã được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp hơn. Các nội dung cơ bản của pháp luật tố tụng dân sự hiện hành về vấn đề này và thực tiễn áp dụng sẽ được phân tích cụ thể trong Chương 2 và Chương 3 của Luận văn này.