Về quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp (Điều 4)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thẩm quyền sơ thẩm dân sự của tòa án nhân dân cấp huyện 03 (Trang 76 - 78)

(Điều 4)

Thực tiễn áp dụng quy định của Bộ luật tố tụng dân sự về thẩm quyền của Tòa án cho thấy, Tòa án chỉ xem xét, thụ lý những vụ, việc dân sự thuộc thẩm quyền của Tòa án mà pháp luật có quy định. Do vậy, có nhiều trường hợp Tòa án không thụ lý giải quyết vụ việc dân sự, dẫn đến người dân bức xúc, tự tìm nhiều con đường ngoài pháp luật, giải quyết tranh chấp tự phát. Điều này là không phù hợp với quy định mới của Hiến pháp năm 2013, theo đó “Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”. Theo tinh thần của Hiến pháp 2013, dự thảo BLTTDS sửa đổi lần 4 gần đây nhất đã soạn thảo nội dung khoản 2, Điều 4 như sau: “Tòa án không được từ chối giải quyết vụ án dấn sự vì lí do chưa có điều luật để áp dụng, trong trường hợp này Tòa án áp dụng các quy định liên quan của Bộ luật dân sự để giải quyết”. Nội dung mới này đã tạo ra khá nhiều ý kiến mâu thuẫn.

được từ chối yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự vì lý do không có điều luật để áp dụng tại Điều 4 dự thảo Bộ luật là cần thiết để bảo đảm thể chế hóa quy định của Hiến pháp về Tòa án thực hiện quyền tư pháp, Tòa án có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân thì đối với những tranh chấp dân sự mà luật không quy định thuộc thẩm quyền giải quyết riêng biệt của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác giải quyết thì Tòa án phải giải quyết. Khi chưa có điều luật cụ thể để áp dụng, thì đối với những vụ việc đơn giản, Tòa án có thể áp dụng tinh thần của Hiến pháp, tập quán, áp dụng nguyên tắc chung của luật, áp dụng án lệ, áp dụng nguyên tắc tương tự pháp luật và lẽ công bằng để giải quyết vụ án. Đối với những vụ việc phức tạp mà Tòa án không thể giải quyết ngay được thì có thể kiến nghị với Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét. Quy định như vậy là thống nhất với nội dung dự án Bộ luật dân sự (sửa đổi) cũng đang được trình Quốc hội lần này. Hơn nữa, việc pháp luật quy định chưa cụ thể về vấn đề tranh chấp là trách nhiệm của Nhà nước, Tòa án không giải quyết thì không bảo bảo đảm vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người dân. Về vấn đề này, các điều từ Điều 27, Điều 29, Điều 31 và Điều 34 của dự thảo Bộ luật cũng thể hiện theo loại ý kiến thứ nhất với nội dung mở. Tức là, ngoài các loại việc đã được liệt kê, Tòa án có thẩm quyền xét xử các tranh chấp khác về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại, lao động, trừ trường hợp theo quy định của pháp luật thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác.

Tuy nhiên, ý kiến thứ hai phản đối với lập luận rằng, không nên bổ sung quy định nguyên tắc Tòa án không được từ chối yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự vì lý do không có điều luật để áp dụng tại Điều 4 dự thảo Bộ luật vì không có điều luật thì Tòa án không có căn cứ để xét xử. Án lệ chưa phải là một nguồn luật chính thức. Việc áp dụng nguyên tắc tương tự và theo lẽ công

bằng sẽ dẫn đến tình trạng tùy tiện. Thêm nữa, trong trường hợp phát sinh những vụ án mới với những tính chất mới, chưa từng có án lệ thì Tòa án căn cứ vào đâu để xét xử sơ thẩm vụ án.

Tác giả của luận văn đồng tình với ý kiến thứ hai, tức là với thời điểm tình hình hiện tại ở Việt Nam, nên bỏ nội dung khoản 2 nêu trên trong dự thảo. Thiết nghĩ, vấn đề này cần phải xem xét kĩ lưỡng khi đưa vào BLTTDS sửa đổi lần này

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thẩm quyền sơ thẩm dân sự của tòa án nhân dân cấp huyện 03 (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)