7. Bố cục của luận văn
1.3.3. Một số gợi mở cho Việt Nam về sử dụng phí bảo vệ môi trường
Kinh nghiệm của các nước trên thế giới về sử dụng các công cụ kinh tế nói chung và phí BVMT nói riêng vào hoạch định chính sách môi trường cho thấy: đối với các nước đang phát triển và các nước đang trong quá trình chuyển đổi sang cơ chế thị trường như ở Việt Nam, do điều kiện luật pháp, thể chế chưa hoàn thiện, trình độ dân trí chưa cao, nên có nhiều vấn đề cần cân nhắc kỹ trước khi xây dựng và vận dụng pháp luật về sử dụng các công cụ kinh tế trong BVMT.
- Mức phí phải cao hơn chi phí vận hành hệ thống xử lý ô nhiễm và phải tính theo lũy tiến, điều đó có nghĩa là doanh nghiệp càng xả thải nhiều, nồng độ càng cao thì càng phải nộp phí cao. Nếu mức phí quá thấp, thấp hơn cả chi phí vận hành hệ thống cử lý ô nhiễm thì các cơ sở sản xuất, kinh doanh sẽ sẵn sàng nộp phí chứ không vận hành hệ thống xử lý ô nhiễm, kết quả là không thể giảm ô nhiễm.
- Mức phí phải dựa trên những cơ sở mang tính phương pháp nhất định, được điều chỉnh theo các yêu cầu cụ thể của vùng ô nhiễm, đặc tính của loại hình sản xuất. Bên cạnh đó, cần phải có hệ thống giám sát ô nhiễm hiệu quả,
phải nắm được các điều kiện địa lý, tỷ lệ lạm phát thải… là cơ sở để xác định được một cách chính xác mức phí chủ thể phải nộp. Đây thực sự là vấn đề khó xác định đối với với các cơ quan nhà nước về BVMT.
- Đầu tư vào đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên môn, mua sắm và vận hành các thiết bị quan trắc, đo đạc, đầu tư cơ sở vật chất, lấy mẫu, kiểm tra, giám sát… là nền tảng cũng như các điều kiện cần thiết để thực hiện thu phí BVMT có hiệu quả.
- Quyết định sử dụng công cụ kinh tế không đồng nghĩa với việc ưu tiên các công cụ này mà bỏ đi các công cụ truyền thống mà phải có sự phối kết hợp một cách hợp lý, tích cực. Đặc biệt là các công cụ kỹ thuật quản lý thực hiện vai trò kiểm soát và giám sát về chất lượng và thành phần môi trường, về sự hình thành và phân bố chất ô nhiễm trong môi trường. Các tiêu chuẩn môi trường vẫn là thước đo căn bản hiệu quả của các chính sách BVMT.
Kết luận chƣơng 1
BVMT ngày nay đã trở thành một trong những chính sách quan trọng của Đảng và Nhà nước ta. Bằng những biện pháp và chính sách khác nhau, Nhà nước ta đang can thiệp mạnh mẽ vào các hoạt động của cá nhân, tổ chức trong xã hội để bảo vệ các yếu tố của môi trường, ngăn chặn việc gây ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường. Tại chương 1, tác giả tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận về phí BVMT, pháp luật về phí BVMT và rút ra một số kết luận sau:
Thứ nhất, phí BVMT là một công cụ kinh tế được sử dụng nhằm tác động tới chi phí và lợi ích trong hoạt động của tổ chức kinh tế để tạo ra các tác động tới hành vi ứng xử của nhà sản xuất có lợi cho môi trường. Các tổ chức, cá nhân xả thải ra môi trường hoặc có hoạt động làm phát sinh các nguồn tác động xấu đối với môi trường có nghĩa vụ phải nộp phí BVMT.
Thứ hai, đối với các nước đang phát triển như Việt Nam, phí BVMT có vai trò, ý nghĩa vô cùng quan trọng trong công tác BVMT, đây được coi là biện pháp vừa giúp tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước vừa giúp đạt được các mục tiêu môi trường với những chi phí nhỏ hơn.
Thứ ba, để phí BVMT đạt đúng mục đích của một công cụ kinh tế, ngăn ngừa và giảm thiểu đến mức tối đa các tác động tiêu cực đến con người và môi trường, vấn đề này phải được thực hiện trong một trật tự nhất định. Pháp luật về phí BVMT phải phản ánh được đầy đủ các nội dung cơ bản của phí BVMT và được tổ chức thực hiện đúng theo trình tự, thủ tục và phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG Ở VIỆT NAM