7. Bố cục của luận văn
2.1. Thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về phí bảo vệ mô
2.1.2. Thực tiễn thi hành pháp luật về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải
Những kết quả đạt được:
Phí BVMT đối với nước thải được thu sớm nhất từ năm 2003 theo quy định tại Nghị định số số 67/2003/NĐ-CP. Tại hầu hết các tỉnh, thành phố trên cả nước, các Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp cùng với Sở Tài chính đã chủ động lập đề án triển khai thực hiện việc thu phí BVMT đối với nước thải theo Nghị định 67/2003/NĐ-CP trình HĐND và UBND tỉnh, thành phố phê duyệt. Sau đó, dựa trên Nghị quyết của HĐND, UBND các tỉnh/thành phố cũng đã ban hành quyết định về việc thực hiện thu phí trên địa bàn. Sở Tài nguyên và Môi trường cũng đã phối hợp với Sở Tài chính ban hành công văn liên sở hướng dẫn thực hiện Quyết định của UBND tỉnh, thành phố. Có thể nói đây là các văn bản pháp lý hết sức quan trọng để làm cơ sở, nền tảng cho việc triển khai việc thu phí tại các địa phương.
Việc thu phí BVMT được triển khai thực hiện đã tạo ra một nguồn tài chính đáng kể bổ sung vào ngân sách địa phương để phục vụ cho các hoạt động cải tạo, phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm hoặc vận hành hệ thống xử lý
nước thải tại môi trường địa phương nơi diễn ra các hoạt động xả thải; Khuyến khích các chủ thể nghiên cứu, sáng tạo và lựa chọn áp dụng công nghệ sản xuất, kinh doanh xanh, sạch, thân thiện và ít gây tác động xấu tới môi trường.
Mốt số hạn chế, yếu kém:
Bên cạnh những kết quả đạt được, việc thu phí BVMT còn gặp nhiều khó khăn với số phí thu được rất thấp. Tính đến tháng 12/2005, chỉ có 34 tỉnh, thành phố trong cả nước (chủ yếu khu vực đô thị) đã tiến hành thu phí với tổng kinh phí đạt 75,5 tỉ đồng. Trong đó, phí nước thải công nghiệp khoảng 7 tỉ đồng, nước thải sinh hoạt 68,5 tỉ đồng, chiếm 91%. [32]. Theo Báo cáo của Chi cục Bảo vệ môi trường Hà Nội, từ năm 2007 đến 2009, Chi cục nhận được hơn 300 tờ khai về phí BVMT đối với nước thải công nghiệp và đã thực hiện thẩm định số phí BVMT cho các cơ sở đã nộp tờ khai. Tổng số cơ sở đã được thẩm định là 82 cơ sở và tổng số phí đã thẩm định và gửi thông báo nộp phí năm 2009 gần 870 triệu đồng, nhưng chỉ thu được chưa tới 520 triệu đồng. Như vậy, số phí thu được chỉ đạt được xấp xỉ 60% so với số phí đã thẩm định. [31]
Đến năm 2013 cả nước có 45 tỉnh, thành phố thực hiện việc thu phí và 19 tỉnh, thành phố chưa thực hiện việc này. Số tiền các doanh nghiệp nợ phí BVMT đã lên tới 2,23 tỷ đồng và các cơ quan chức năng đã gặp rất nhiều khó khăn mới thu được 185 triệu đồng. Tuy nhiên, tình hình này đã được cải thiện hơn sau khi Nghị định 25/2013/NĐ-CP có hiệu lực, đến năm 2014, đã có 63/63 tỉnh, thành phố thực hiện việc thu phí BVMT đối với nước thải, trong đó có 44 tỉnh, thành phố đã thực hiện việc báo cáo tình hình thực hiện về Tổng cục với tổng số phí BVMT đối với nước thải công nghiệp thu được gần 47 tỷ đồng. [56]
Tại thành phố Hồ Chí Minh, theo Báo cáo kết quả công tác 6 tháng đầu năm 2016 của Chi cục Bảo vệ môi trường thành phố Hồ Chí Minh thìsố nợ phí BVMT đối với nước thải phải tiếp tục thu hồi (tính từ năm 2004 đến hết năm 2012) là 147.515.403 đồng (đối với 37 đơn vị trên địa bàn thành phố).[11]
Qua số liệu trên chúng ta có thể thấy tình hình nợ phí BVMT của doanh nghiệp tại các địa phương diễn ra khá phổ biến và quá trình thu hồi rất chậm, gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, hành vi phạm pháp luật BVMT trong lĩnh vực xử lý nước thải của các doanh nghiệp ngày càng tinh vi. Với lý do chi phí xử lý nước thải cao, các doanh nghiệp đã trốn tránh bằng cách xây dựng hệ thống ống thoát ngầm, lắp đặt máy bơm để xả thải ra môi trường. Họ thường xả thải vào ban đêm, ngày nghỉ, ngày lễ; vận hành không đúng quy trình xử lý hoặc vận chuyển chất thải nguy hại đổ ở ngay đồng ruộng, ao hồ gần kề. Một số trường hợp trốn phí, nợ phí kéo dài cụ thể:
Công ty trách nhiệm hữu hạn Sản xuất Phan Mười (huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh), tổng số phí BVMT phải đóng từ năm 2004 đến nay hơn 51 triệu đồng nhưng doanh nghiệp này vẫn chưa nộp đồng nào trong khi vẫn tiến hành xả thải. Tương tự, Công ty trách nhiệm hữu hạn Hậu Sanh (quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh) cũng nợ phí BVMT 55 triệu đồng từ năm 2004 đến nay, hay cơ sở giết mổ gia súc Bình Trưng Đông (quận 2, thành phố Hồ Chí Minh) nợ tích lũy sau 6 năm đến 57 triệu đồng... Cơ quan chức năng đã nhiều lần gửi văn bản và trực tiếp đến làm việc đề nghị doanh nghiệp đóng phí nhưng có doanh nghiệp đối phó bằng cách giảm công suất, ngưng các khâu phát sinh ô nhiễm... Một doanh nghiệp nợ phí BVMT lớn hiện nay là Công ty Cổ phần Thuộc da Hào Dương (Khu công nghiệp Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, thành phố Hồ Chí Minh), tổng số phí phải nộp tính đến quý II/2010 là 2.480 triệu đồng nhưng Hào Dương chỉ nộp được 72 triệu đồng dù Chi cục BVMT đã nhiều lần gửi công văn “đòi nợ”. [50]
Như vậy, mặc dù đã có bước tiến bộ cùng với quá trình hoàn thiện các văn bản pháp luật tuy nhiên việc thu phí BVMT đối với nước thải trên cả nước vẫn diễn ra rất chậm chạp và còn nhiều điểm bất cập, gây thất thu cho ngân sách nhà nước.
Nguyên nhân của những hạn chế:
- Nguồn nhân lực mỏng và kinh phí, cơ sở vật chất, các trang thiết bị chưa đáp ứng được yêu cầu khiến cho việc triển khai thu phí kém hiệu quả.
Năng lực, điều kiện quản lý còn hạn chế nên không xác định được chính xác lưu lượng nước thải và hàm lượng các chất gây ô nhiễm có trong nước thải của các doanh nghiệp để tính ra khoản thu phí cho đúng thực tế.
- Sự nhận thức chưa thấu đáo, ý thức còn kém của các doanh nghiệp. Phí BVMT là khoản thu thuộc ngân sách Nhà nước nhằm sử dụng vào việc BVMT, duy tu và bảo dưỡng hệ thống thoát nước tại các địa phương thế nhưng nhiều doanh nghiệp lại trốn tránh nghĩa vụ này, không chịu kê khai hoặc kê khai thấp hơn rất nhiều so với thực tế bởi họ mới chỉ quan tâm tới lợi ích kinh tế trước mắt.
- Việc thu phí BVMT trường đối với nước thải có phạm vi rộng, liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực sản xuất, số lượng các doanh nghiệp ngày càng tăng trong khi bộ máy nhân lực, cán bộ chuyên trách làm công tác này còn mỏng, nên khó kiểm soát hết.
- Quy trình, phương thức thu phí hiện nay còn hạn chế, doanh nghiệp tự kê khai trước, sau đó cán bộ phụ trách lĩnh vực này tiến hành xác minh, rà soát, lấy mẫu phân tích, gửi thông báo số phí cho cơ sở, doanh nghiệp mất nhiều thời gian và công sức. Một số cơ sở, doanh nghiệp đã chuyển đổi mục đích sản xuất, kinh doanh hoặc không còn hoạt động nhưng lại không thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước gây khó khăn cho công tác điều tra, cập
nhập, phân loại các đối tượng phải nộp phí. Ngoài ra, phí BVMT đối với nước thải từ lúc doanh nghiệp đóng đến xử lý trực tiếp vấn đề môi trường là một quá trình mất nhiều thời gian đã làm mất tính kịp thời và gây mối quan hệ bức xúc giữa doanh nghiệp với người dân.
2.2. Thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về phí bảo vệ môi