7. Bố cục của luận văn
2.3. Thực trạng pháp luật xử lý vi phạm về phí bảo vệ môi trường
Vi phạm pháp luật về phí BVMT là hành vi cố ý hoặc vô ý của tổ chức, cá nhân không tuân thủ các quy định về phí BVMT và phải chịu chế tài thích
hợp. Pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực phí BVMT tác động đến một bên là cơ quan nhà nước (chủ thể áp dụng biện pháp xử phạt) và một bên là chủ thể vi phạm pháp luật về phí BVMT. Điều đặc biệt trong lĩnh vực này là chủ thể vi phạm thường là các cơ sở sản xuất kinh doanh.
Các hành vi vi phạm trong lĩnh vực phí BVMT xảy ra phổ biến là: kê khai không đúng số phí phải nộp, không nộp phí, nộp không đầy đủ, không đúng hạn, nợ phí kéo dài, các vi phạm về quản lý, sử dụng số phí thu được… phụ thuộc vào tính chất, mức độ của hành vi, thiệt hại xảy ra mà chủ thể vi phạm sẽ bị áp dụng trách nhiệm pháp lý tương ứng có thể là trách nhiệm hành chính hay trách nhiệm kỷ luật. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại và trách nhiệm hình sự không áp dụng trong lĩnh vực phí BVMT.
Nhìn nhận từ thực tế qua các vụ vi phạm ÔNMT được các cơ quan chức năng, người dân và công luận phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật cho thấy, không ít các doanh nghiệp tìm cách bao biện cho việc vi phạm của họ là do “chưa hiểu” thủ tục kê khai hoặc cho rằng đã nộp phí duy tu bảo dưỡng cơ sở hạ tầng tại khu công nghiệp, khu chế xuất nên không phải nộp phí BVMT hoặc thậm chí trốn tránh bằng cách xây dựng hệ thống ống thoát ngầm, lắp đặt máy bơm để xả thải ra môi trường… Việc thu phí chỉ mới thu đủ ở phí BVMT đối với nước thải sinh hoạt. Người dân không thể không nộp vì nếu không nộp thì công ty cấp nước sẽ áp dụng biện pháp chế tài rất đơn giản là ngưng cấp nước. Trong khi doanh nghiệp cố tình không chịu nộp phí BVMT, khi cử cán bộ đến từng doanh nghiệp, làm việc trực tiếp lãnh đạo thì các đơn vị này tìm lý do trốn tránh và vẫn không thực hiện nộp phí. [33]. Biện pháp xử lý trong những trường hợp này đang áp dụng là xử phạt hành chính.
Hiện nay, xử phạt hành chính trong lĩnh vực phí BVMT được thực hiện theo quy định tại Nghị định 49/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của
Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2013 quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn và Nghị định 155/2016/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Theo đó, ngoài hình thức xử phạt chính là phạt tiền thì chủ thể vi phạm trong lĩnh vực phí BVMT còn có thể bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả như: truy thu số phí BVMT nộp thiếu, trốn nộp kể từ thời điểm nộp thiếu, trốn nộp phí BVMT; buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường trong trường hợp có vi phạm về xả chất thải vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc gây ÔNMT… Các quy định của pháp luật đã chi tiết hóa về khung mà mức phạt, đảm bảo công bằng trong quá trình xử lý, không bỏ sót các trường hợp vi phạm. Tuy nhiên qua thực tiễn thi hành đã bộc lộ một số hạn chế, cụ thể:
- Về thẩm quyền xử phạt, ngoài Chủ tịch UBND các cấp, chiến sĩ công an nhân dân, thanh tra chuyên ngành… thì Nghị định 155/2016/NĐ-CP còn quy định Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quan, Kiểm lâm, Quản lý thị trường, Thuế, Cảng vụ hàng hải, Cảng vụ đường thủy nội nhưng không quy định thẩm quyền của một số cơ quan khác như Chi cục bảo vệ môi trường, trong khi đây là cơ quan thường xuyên có nhiệm vụ kiểm tra, phát hiện các vi phạm hành chính trong lĩnh vực BVMT nói chung và phí BVMT nói riêng. Người thụ lý vụ việc đầu tiên có quyền áp dụng các biện pháp xử lý là nguyên tắc ưu tiên trước để đảm bảo mọi hành vi vi phạm đều được phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm minh.
- Về mức xử phạt. Khoản 2 Điều 2 Nghị định 49/2016/NĐ-CP quy định “Phạt tiền từ 1 đến 3 lần số tiền phí, lệ phí gian lận, trốn nộp đối với hành vi gian lận, trốn nộp phí, lệ phí theo quy định. Mức phạt tối đa là 50.000.000 đồng”. Tuy nhiên tại khoản 1 Điều 35 Nghị định 155/2016/NĐ-CP quy định mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm về phí BVMT không quá 1 tỷ đồng.
Như vậy đã có sự mâu thuẫn, chồng chéo giữa hai văn bản về cùng hành vi vi phạm trong lĩnh vực phí BVMT gây khó khăn trong quá trình áp dụng.
Bên cạnh đó, trách nhiệm kỷ luật trong lĩnh vực xử lý vi phạm pháp luật về phí BVMT được áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức nhà nước khi vi phạm các quy tắc, nghĩa vụ trong hoạt động công vụ hoặc có hành vi vi phạm như bao che cho người vi phạm, thiếu tinh thần trách nhiệm hoặc vi phạm nghĩa vụ nộp phí BVMT… tùy theo tính chất, mức độ vi phạm và hậu quả xảy ra mà có thể bị áp dụng một trong các hình thức kỷ luật sau: khiển trách, cảnh cáo, cách chức, buộc thôi việc.
Kết luận chƣơng 2
Tại chương 2, tác giả nghiên cứu các nhóm quy định pháp luật hiện hành về phí BVMT: đối tượng, chủ thể nộp phí, mức phí, quy trình kê khai, nộp phí, quản lý, sử dụng phí và các quy định về xử phạt vi phạm trong lĩnh vực phí BVMT. Từ đó đưa ra những kết quả đạt được cũng như phân tích hạn chế tồn tại trong chính các quy định của pháp luật. Tác giả cũng nghiên cứu thực tiễn thi hành pháp luật về phí BVMT để thấy được bức tranh tổng quát nhất về tình hình thực thi pháp luật phí BVMT đối với nước thải và hoạt động khai thác khoáng sản ở nước ta hiện nay và rút ra một số kết luận:
Thứ nhất, ở Việt Nam, phí BVMT là một công cụ kinh tế được triển khai thực hiện từ khá sớm, trước thuế BVMT cùng với hàng loạt các văn bản pháp luật được ban hành và được điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với từng giai đoạn thực hiện. Việc ban hành các chính sách pháp luật về phí BVMT trong thời gian qua đã tạo được nguồn kinh phí đáng kể cho các địa phương, đảm bảo đầu tư trở lại cho việc khắc phục hậu quả môi trường, nâng cao ý thức BVMT của cộng đồng, góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của các chủ thể nhằm giảm phát thải ÔNMT, góp phần giảm ÔNMT.
Thứ hai, bên cạnh những kết quả đã đạt được, các quy định pháp luật về phí BVMT vẫn còn tồn tại một số bất cập gây khó khăn trong quá trình thực thi: mức thu phí đối với nước thải sinh hoạt áp dụng cho một số đối tượng còn chưa hợp lý, chỉ căn cứ vào tổng khối lượng nước thải ra chứ chưa căn cứ vào hàm lượng các chất gây ô nhiễm; mức phí với một số loại khoáng sản vẫn được xây dựng theo hướng phản ánh giá trị của khoáng sản đó mà chưa phản ánh mức độ gây ô nhiễm do khai thác loại khoáng sản đó gây ra; Việc thẩm định tờ khai của các doanh nghiệp thiếu cơ sở khoa học, chưa xác
định được chính xác lưu lượng và nồng độ các chất ô nhiễm để tính toán thu phí hợp lý...
Thứ ba, các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực phí BVMT diễn ra ngày càng phổ biến và phức tạp. Việc thu phí BVMT có phạm vi rộng, liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực sản xuất, số lượng các doanh nghiệp ngày càng tăng trong khi bộ máy nhân lực, cán bộ chuyên trách làm công tác này còn mỏng, nên khó kiểm soát hết, tình trạng nợ phí, trốn phí kéo dài. Ý thức tuân thủ pháp luật về phí BVMT của các chủ thể nộp phí còn hạn chế.
CHƢƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG
Ở VIỆT NAM
3.1. Phƣơng hƣớng hoàn thiện pháp luật về phí bảo vệ môi trƣờng
Không thể phủ nhận tầm quan trọng của tài nguyên và môi trường đặc biệt trong giai đoạn phát triển ngày nay, với những giá trị kinh tế to lớn mà hoạt động khai thác sử dụng nó mang lại cho đất nước. Nhưng thực tiễn cho thấy, các tác động tiêu cực tới môi trường cũng tỷ lệ thuận với sự phát triển của các hoạt động khai thác tài nguyên và môi trường. Là một công cụ kinh tế hữu hiệu trong quản lý môi trường, để đạt được đồng thời hai mục đích đó là nhằm làm thay đổi hành vi của người gây ô nhiễm, khuyến khích các tác nhân gây ô nhiễm giảm lượng chất gây ô nhiễm thải ra môi trường, hướng tới hành vi thân thiện, BVMT của các chủ thể và nhằm ngăn ngừa xả thải ra môi trường các chất ô nhiễm có thể xử lý được, ngăn ngừa ÔNMT bằng cách tác động trực tiếp tới lợi ích kinh tế của các chủ thể, pháp luật về phí BVMT cần sớm được hoàn thiện theo các phương hướng sau:
Thứ nhất, việc hoàn thiện pháp luật về phí BVMT phải đảm bảo sự phát
triển bền vững. Pháp luật BVMT của tất cả các quốc gia đều thừa nhận nguyên tắc này. Các quốc gia trong đó có Việt Nam đã tham gia kí kết các văn kiện pháp lý quốc tế ghi nhận và cam kết thực hiện phát triển bền vững nhằm bảo đảm sự cân bằng giữa lợi ích kinh tế, lợi ích xã hội, lợi ích môi trường. Lợi ích kinh tế, xét cho cùng là lợi ích của tổ chức, cá nhân - lợi ích kinh tế của doanh nghiệp. Trong khi đó, lợi ích môi trường là lợi ích của cộng đồng. Khi lợi ích công cộng, lợi ích của công dân bị xâm hại hoặc có nguy cơ
bị xâm hại thì Nhà nước phải sử dụng quyền lực can thiệp bằng các công cụ khác nhau nhằm bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích công dân, trong đó có công cụ kinh tế. Việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về phí BVMT phải nhằm đạt được cả lợi ích về mặt kinh tế lẫn lợi ích về mặt môi trường. Nhằm đảm bảo khả năng thụ hưởng các nhu cầu về tài nguyên, khoáng sản của các thế hệ sau thì cần có cơ chế đảm bảo việc sử dụng, khai thác một cách có hiệu quả, bền vững các nguồn tài nguyên; đảm bảo các đòi hỏi về BVMT phải phù hợp với trình độ phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, địa phương, tránh để các đòi hỏi về BVMT trở thành rào cản đối với sự phát triển kinh tế.
Thứ hai, hoàn thiện pháp luật về phí BVMT cần xuất phát từ thực trạng
môi trường quốc gia đồng thời tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế về xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật về phí BVMT. Phí BVMT là một công cụ kinh tế được áp dụng khá phổ biến trên thế giới, ở mỗi một quốc gia khác nhau nó được triển khai bằng những cách thức khác nhau và cũng có những ưu điểm, hạn chế riêng. Áp dụng vào Việt Nam, chúng ta phải tiếp thu có chọn lọc và bám sát thực tiễn để triển khai một cách hiệu quả nhất. Ví dụ: Ở Trung Quốc, giai đoạn trước năm 2003, tất cả các thông số ô nhiễm trong nước thải đều được đo kiểm. Sau đó, các thông số ô nhiễm được xếp theo thứ tự từ mức ô nhiễm cao nhất đến thấp nhất. Việc tính phí dựa trên thông số có mức ô nhiễm cao nhất. Với thông số có mức ô nhiễm cao nhất này, phí được tính dựa trên phần nồng độ vượt quá tiêu chuẩn. Giai đoạn từ năm 2003 đến nay, phí BVMT được tính với tất cả các đơn vị ô nhiễm. Phí được tính với hơn 100 thông số ô nhiễm trong nước thải. Các tiêu chuẩn do Bộ Môi trường quy định thay đổi tùy thuộc vào từng ngành công nghiệp và mức phí thay đổi tùy theo loại chất gây ô nhiễm. [51]. Cách thu phí này rất linh hoạt, đảm bảo sự công bằng đối với các chủ thể xả thải, đồng thời đạt được mục đích hạn tối đa xả thải các chất gây ô nhiễm cao cho môi trường. Đối với Việt Nam, thời
điểm hiện tại chúng ta chưa có một cơ chế kiểm soát chặt chẽ, cơ sở vật chất hạn chế và đội ngũ nhân lực còn thiếu, chưa thể vận dụng một cách trực tiếp và đầy đủ kinh nghiệm trên.
Thứ ba, hoàn thiện pháp luật về phí BVMT phải đảm bảo sự đồng bộ
của hệ thống pháp luật môi trường và ổn định. Pháp luật về phí BVMT là một bộ phận của pháp luật BVMT, việc hoàn thiện pháp luật về phí BVMT luôn phải đảm bảo sự thống nhất với các bộ phận pháp luật khác của pháp luật BVMT, đảm vảo phù hợp với các loại tài chính khác, tránh sự chồng chéo, trùng lặp, gây ảnh hưởng tới lợi ích của chủ thể và giữ được tính ổn định. Có thể thấy, các quy định về phí BVMT liên tục phải sửa đổi, bổ sung chỉ trong một thời gian ngắn. Việc các quy định của pháp luật liên tục cập nhật bổ sung nhằm kịp thời điều chỉnh, khắc phục những hạn chế của văn bản pháp lý trước, tuy nhiên nó cũng gây ra những trở ngại trong quá trình thực thi và đòi hỏi phải đáp ứng được các yêu cầu về cơ sở vật chất, nguồn nhân lực, vật lực…
Thứ tư, hoàn thiện pháp luật về phí BVMT phải đáp ứng yêu cầu hội nhập và hợp tác quốc tế trong BVMT. Những tác động tiêu cực mà con người gây ra cho môi trường không chỉ giới hạn trong phạm vi một địa phương; một quốc gia mà còn có thể ảnh hưởng đến cùng lúc nhiều địa phương và quốc gia lân cận và rộng hơn. Mặc dù không phải là một trong những quốc gia thải ra lượng khí thải lớn nhưng trên thực tế, Việt Nam lại là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do biến đổi khí hậu. Do đó, BVMT không phải là vấn đề cục bộ của mỗi địa phương, mỗi vùng, mỗi quốc gia mà đó là vấn đề mang tính toàn cầu đòi hỏi sự tham gia của tất cả các chủ thể. Bên cạnh việc xây dựng các quy định pháp luật để BVMT trong phạm vi lãnh thổ quốc gia, cần phải xây dựng một cơ chế phối hợp để giải quyết những vấn đề môi trường liên quốc gia.
3.2. Một số giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật về phí bảo vệ môi trƣờng môi trƣờng
Thứ nhất, sửa đổi quy định về đối tượng chịu phí BVMT đối với nước thải sinh hoạt. Đối tượng thuộc nhóm chịu phí nước thải sinh hoạt như bệnh viện, phòng khám chữa bệnh, khách sạn… có hàm lượng ô nhiễm trong nước thải cao nhưng vẫn chịu mức phí BVMT chung với các đối tượng còn lại trong nhóm có hàm lượng ô nhiễm ít hơn. Với những đối tượng này có thể chuyển sang đối tượng chịu phí BVMT đối với nước thải công nghiệp hoặc nâng mức phí lên một cách hợp lý.
Thứ hai, bổ sung quy định hướng dẫn đối tượng chịu phí BVMT đối với nước thải công nghiệp nhóm cơ sở chăn nuôi, giết mổ gia súc, gia cầm tập trung, nuôi trồng thủy sản. Tại các vùng nông thôn, hầu hết các cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm hay nuôi trồng thủy sản chủ yếu chỉ ở quy mô nhỏ lẻ, manh mún, lượng nước thải phát sinh cũng không lớn, rất khó để xác định được quy mô tập trung như thế nào thì phải nộp phí BVMT. Vì vậy pháp luật cần bổ sung các quy định hướng dẫn đối với việc xác định quy mô tập trung thuộc đối tượng chịu phí của các cơ sở này.
Thứ ba, bổ sung quy định về cơ chế khuyến khích đối với các doanh nghiệp chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về phí BVMT đối