7. Bố cục của luận văn
3.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về phí bảo vệ
3.3.4. Tăng cường hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường
Môi trường không còn là vấn đề của một quốc gia mà đã trở thành vấn đề toàn cầu. Sự nghiệp BVMT của nước ta gắn với sự nghiệp BVMT trong khu vực và trên toàn thế giới. Chúng ta ngày càng mở rộng hợp tác quốc tế về BVMT trên tinh thần tôn trọng và thực hiện nghiêm túc các công ước quốc tế đã ký kết tham gia, tận dụng triệt để sự hỗ trợ từ bên ngoài cho các hoạt động BVMT ở Việt Nam.
Trong thời gian qua, khu vực đô thị Việt Nam đã nhận được một số khoản hỗ trợ từ nước ngoài nhằm BVMT. Nhật Bản là quốc gia cũng có nhiều dự án hợp tác BVMT với Việt Nam, ví dụ: Thành phố thông minh ứng dụng công nghệ thông tin để kiểm soát việc sử dụng năm lượng, ứng phó thiên tai; Chương trình Viện trợ xanh do Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản hỗ trợ Việt Nam, trong đó tập trung hỗ trợ về kỹ thuật giải quyết ô nhiễm công nghiệp, ngăn chặn và phát hiện ô nhiễm; dự án hỗ trợ xử lý chất thải rắn sinh hoạt thành điện năng cho Hà Nội… [3]
Mặc dù quy mô chưa lớn song qua các dự án đó chúng ta có thêm kinh nghiệm và kỹ năng quản lý môi trường từ các đối tác quốc tế. Chúng ta có thể nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm Nhật Bản trong việc thực hiện
một số giải pháp cần thiết để thúc đẩy áp dụng công cụ kinh tế trong BVMT như: hỗ trợ tài chính, thực thi chính sách tín dụng mềm và giảm thuế đối với các doanh nghiệp áp dụng công nghệ mới trong tái chế phát thải, công nghệ ít phát thải, dán nhãn sinh thái cho các hàng hóa thân thiện với môi trường, áp dụng trong điều kiện của Việt Nam. Các biện pháp thúc đẩy này được đánh giá cao và mang lại hiệu quả rất tích cực trong việc sử dụng các công cụ kinh tế như thuế, phí BVMT.
Cần phải đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động hợp tác quốc tế chung tay BVMT. Hàng năm có thể tổ chức các diễn đàn, tiến hành các hoạt động trao đổi thông tin nhằm học hỏi mô hình áp dụng công cụ kinh tế trong công tác BVMT của các quốc gia trên thế giới. Tích cực tiếp thu vàđẩy mạnh ứng dụng công nghệ mới, hiện đại, thân thiện với môi trường. Đồng thời tăng cường hiệu quả của việc sử dụng các nguồn vốn tài trợ cho lĩnh vực BVMT: đầu tư các trang thiết bị kỹ thuật, nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực…
Kết luận chƣơng 3
BVMT là trách nhiệm của toàn xã hội, là nghĩa vụ của mọi người dân, phải được thực hiện thống nhất trên cơ sở xác định rõ trách nhiệm của các Bộ, ngành, phân cấp cụ thể giữa Trung ương và địa phương; kết hợp phát huy vai trò của cộng đồng, các tổ chức quần chúng và hợp tác với các nước trong khu vực và trên thế giới. Một trong những nỗ lực lớn của nước ta trong công tác BVMT là các công cụ kinh tế trong đó có chính sách thu phí BVMT được xây dựng và ban hành. Tuy nhiên trong quá trình triển khai, các quy định của pháp luật đã bộc lộ những hạn chế nhất định, công tác thu phí BVMT chưa thực sự hiệu quả. Do đó, trên cơ sở nghiên cứu thực trạng pháp luật và thực trạng thi hành pháp luật về phí BVMT tại chương 2, tác giả đã đề xuất các nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật trong thời gian tới, cụ thể:
Nhóm giải pháp hoàn thiện pháp luật: tác giả đề xuất sửa đổi một số quy định pháp luật còn mang tính khái quát, chưa cụ thể gây khó khăn trong quá trình thực thi; đề xuất sửa đổi bổ sung chế tài áp dụng với các chủ thể vi phạm pháp luật về phí BVMT theo hướng xử lý thật nghiêm khắc.
Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả hiệu quả thi hành pháp luật: chủ yếu là các giải pháp hướng đến trách nhiệm của các chủ thể có liên quan. Về phía các cơ quan quản lý: cần kiện toàn bộ máy từ trung ương đến địa phương, quản lý công khai, minh bạch và hiệu quả, chú trọng hoàn thiện hệ thống thông tin môi trường. Cộng đồng nói chung và các chủ thể trực tiếp kê khai, nộp phí cần nâng cao nhận thức về BVMT, tăng cường trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc cải tạo môi trường.
Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về phí BVMT cũng như nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về phí BVMT cần được thực hiện một cách đồng bộ nhằm hướng tới sử dụng một cách hiệu quả công cụ này. Nếu chúng ta sử dụng tốt, phí BVMT sẽ mang lại những tác động tích cực trong hoạt động quản lý và BVMT.
KẾT LUẬN
Việt Nam đang trong quá trình hoàn thiện cơ chế kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong cơ chế kinh tế đó, để hoạt động BVMT không mâu thuẫn hay đi ngược lại các mục tiêu của kinh tế thị trường thì việc nghiên cứu và áp dụng các công cụ kinh tế để quản lý và BVMT là hết sức cần thiết, trong đó có phí BVMT. Bên cạnh đó, nghiên cứu kinh nghiệm áp dụng các công cụ kinh tế trên thế giới cho thấy, cùng một mục tiêu môi trường cần đạt được như nhau khi sử dụng công cụ kinh tế so với công cụ điều hành và kiểm soát thì công cụ kinh tế có chi phí thấp hơn. Xuất phát từ ưu điểm của công cụ này là có tính phòng ngừa cao bởi nó đánh trực tiếp vào lợi ích kinh tế mà các nhà sản xuất kinh doanh hướng đến nên chúng ta cần lựa chọn và ứng dụng nó như một hướng ưu tiên trong công tác BVMT ở nước ta hiện nay.
Áp dụng công cụ phí BVMT, chúng ta đã đạt được những kết quả quan trọng góp phần giảm thiểu ÔNMT và nâng cao ý thức trách nhiệm các chủ thể trong BVMT. Tuy nhiên bên cạnh đó, vẫn còn tồn tại những hạn chế khiến cho phí BVMT chưa thực sự phát huy được hết vai trò và ý nghĩa của nó. Những hạn chế đó xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, cả chủ quan và khách quan, từ phía các cơ quan quản lý, doanh nghiệp, người dân... Trước thực trạng đó, thì pháp luật về phí BVMT phải được hoàn thiện theo lộ trình và xuất phát từ thực trạng môi trường quốc gia.
Qua ba chương nội dung của luận văn, với kết quả nghiên cứu những vấn đề lý luận chung, thực trạng các quy định pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về phí BVMT đối với nước thải và hoạt động khai thác khoáng sản, tác giả mong muốn luận văn trở thành một tài liệu tham khảo cho các đối
tượng nghiên cứu và góp phần hoàn thiện hơn nữa pháp luật về phí BVMT cũng như nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về phí BVMT ở Việt Nam.
Cuối cùng, với năng lực còn hạn chế, dù đã nỗ lực nhưng kết quả nghiên cứu vẫn không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả sẽ cố gắng hoàn thiện công trình nghiên cứu trong các đề tài ở cấp độ cao hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt
1. Vũ Bảo (2010), “Ô nhiễm môi trường đô thị Việt Nam – Thực trạng và giải pháp”, Tạp chí Quản lý Nhà nước, (Số 4), tr 36-40;
2. Trịnh Gia Bình (2016), Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường khu kinh tế Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa, tr 10, Luận văn thạc sĩ khoa học môi trường, Đại học Nông lâm, Thái Nguyên;
3. Ngô Xuân Bình, Trần Quang Minh (2005), Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản: Quá khứ, hiện tại và tương lai, Nxb Khoa học và Xã hội, Hà Nội;
4. Bộ môn Luật môi trường - Khoa Pháp luật kinh tế - Đại học Luật Hà Nội (2005), “Kinh nghiệm của nước ngoài trong việc sử dụng các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường”, Tài liệu Hội thảo Viện Khoa học pháp lý;
5. Bộ Tài Chính (2015), Báo cáo thống kê về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản, Hà Nội;
6. Bộ Tài Chính (2016), Thông tư số 66/2016/TT-BTC ngày 29/04/2016 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 12/2016/NĐ-CP ngày 19/02/2016 của Chính Phủ về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản, Hà Nội; 7. Bộ Tài Chính (2017), Thông tư số 02/2017/TT-BTC ngày 06/01/2017
hướng dẫn quản lý kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường, Hà Nội;
8. Bộ Tài Chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường (2013), Thông tư liên tịch số 63/2013/TTLT-BTC-BTNMT ngày 15/05/2013 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 25/2013/NĐ-CP ngày 29/03/2013 của Chính Phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, Hà Nội;
9. Lê Thị Châu (2014), Cơ sở lý luận và thực tiễn hoàn thiện Luật Bảo vệ môi trường 2005 của Việt Nam, tr 16, Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài cấp Bộ, Viện nghiên cứu lập pháp, Hà Nội;
10. Chi cục Bảo vệ môi trường thành phố Hồ Chí Minh (2016), Báo cáo hiện
trạng môi trường thành phố Hồ Chí Minh 5 năm (2011-2015) ngày 22/11/2016, Thành phố Hồ Chí Minh;
11. Chi cục Bảo vệ môi trường thành phố Hồ Chí Minh (2016), Báo cáo kết quả
công tác 6 tháng đầu năm 2016 ngày 07/06/2016, Thành phố Hồ Chí Minh;
12. Nguyễn Thế Chinh (1999), Áp dụng các công cụ kinh tế để nâng cao năng lực
quản lý môi trường ở Hà Nội, tr 16-17, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội;
13. Nguyễn Thế Chinh (2003), Giáo trình kinh tế và quản lý môi trường, Đại học Kinh tế quốc dân, tr 20, Nxb Thống Kê, Hà Nội;
14. Nguyễn Thế Chinh (2006), “Đánh giá tình hình thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải theo nghị định 67/2003/NĐ-CP”, Kỷ yếu hội thảo khoa học
Áp dụng công cụ kinh tế cho quản lý môi trường ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp, tr.84-97, Hà Nội;
15. Chính Phủ (2013), Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24/09/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn, Hà Nội;
16. Chính Phủ (2014), Nghị định 80/2014/NĐ-CP ngày 06/08/2014 về thoát nước và xử lý nước thải, Hà Nội;
17. Chính Phủ (2015), Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường, Hà Nội;
18. Chính Phủ (2016), Nghị định số 12/2016/NĐ-CP ngày 19/02/2016 về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản, Hà Nội;
19. Chính Phủ (2016), Nghị định số 154/2016/NĐ-CP ngày 16/11/2016 về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, Hà Nội;
20. Chính Phủ (2016), Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, Hà Nội; 21. Chính Phủ (2016), Nghị định số 164/2016/NĐ-CP ngày 24/12/2016 về phí
bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản, Hà Nội;
22. Chính Phủ (2016), Nghị định số 49/2016/NĐ-CP ngày 27/05/2016 sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 109/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn, Hà Nội;
23. Thành Chung (2015), Siết chặt quản lý, tránh thất thu thuế - phí tài nguyên khoáng sản, Báo điện tử Hà Tĩnh, Đảng Bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Hà Tĩnh; 24. Hoàng Xuân Cơ (2005), Giáo trình kinh tế môi trường, Nxb Giáo dục Việt
Nam, Hà Nội;
25. Đặng Văn Cương (2014), Pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động
khai thác khoáng sản, chế biến khoáng sản ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật
học, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội;
26. Nguyễn Mậu Dũng (2006), “Tình hình thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải ở Việt Nam”, Tạp chí khoa học Đại học nông nghiệp Hà Nội. (Số
3), tr. 73-80;
27. Trần Đức Hạ (2016), Bảo vệ và quản lý tài nguyên nước, tr 48, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội;
28. Trần Vũ Hải (2015), “Bàn về cơ sở để xác định việc hình thành phí/lệ phí: Một số đóng góp cho dự thảo luật phí và lệ phí”, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học
Góp ý dự thảo Luật Phí và lệ phí nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách tài chính công hiện nay, Đại học Luật Hà Nội, 18/9/2015, tr 14 – 19, Hà Nội;
29. Nam Khánh (2017), Hải Phòng - Áp dụng mức phí bảo vệ môi trường mới, Cổng thông tin điện tử Tổng cục Môi trường, Tổng cục Môi trường, Hà Nội;
30. Trần Thanh Lâm (2006), Quản lý môi trường bằng công cụ kinh tế, Nxb lao động, Hà Nội;
31. Phạm Văn Lợi (2011), Kinh tế hóa lĩnh vực môi trường - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, tr 103-104, Nxb Tư pháp, Hà Nội;
32. Nguyễn Thị Ngọc (2016), Quản lý môi trường đô thị Nhật Bản và khả năng ứng dụng ở Việt Nam, tr 125 - 126, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội;
33. Trần Thị Hồng Ngọc (2012), “Doanh Nghiệp và Môi trường”, Kỷ yếu hội thảo Từ phát triển bền vững đến phát triển hội nhập, Đại học Hoa Sen, Thành
phố Hồ Chí Minh;
34. Nguyễn Văn Ngừng (2004), Một số vấn đề về bảo vệ môi trường với phát triển kinh tế ở nước ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội;
35. Trần Hiếu Nhuệ, Trần Thị Hiền Hoa (2015), “Quản lý, xử lý nước thải sinh hoạt, nước thải sinh hoạt đô thị tại Việt Nam - Đề xuất và khuyến nghị”, Chuyên đề Hội nghị môi trường toàn quốc lần thứ IV, Tạp chí Môi trường, (Chuyên đề II), tr 49;
36. Lê Thị Kim Oanh (2013), “Kiểm soát chất lượng nước thải bằng phí sử dụng - Kinh nghiệm từ Nhật Bản”, Tạp chí Khoa học Công nghệ Đại học Đà Nẵng, (Số 3), tr 85-91;
37. Lê Thị Kim Oanh, Phạm Hiền Lê (2010), “Nghiên cứu về hệ thống thu phí ô nhiễm môi trường tại CHLB Đức và những bài học kinh nghiệm về xây dựng
chính sách quản lý môi trường”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Đà Nẵng, (Số 41), tr. 32-33;
38. Bùi Danh Phương (2007), “Hiệu quả của chính sách thuế môi trường ở
Thụy Điển”, Tạp chí Tài nguyên và Môi trường, (Số 05);
39. Hoàng Thị Kim Quế (2013), Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật, tr 288, Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội;
40. Quốc Hội (1992), Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992, Hà Nội;
41. Quốc Hội (2005), Luật Bảo vệ môi trường, Hà Nội; 42. Quốc Hội (2008), Luật Cán bộ, công chức, Hà Nội; 43. Quốc Hội (2010), Luật Khoáng sản, Hà Nội;
44. Quốc Hội (2010), Luật Viên chức, Hà Nội;
45. Quốc Hội (2013), Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hà Nội; 46. Quốc Hội (2014), Luật Bảo vệ môi trường, Hà Nội;
47. Quốc Hội (2015), Luật Phí và Lệ phí, Hà Nội;
48. Bùi Thiên Sơn (2002), Nghiên cứu sử dụng công cụ tài chính tài chính để bảo vệ môi trường trong điều kiện công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Việt Nam,
Luận án tiến sĩ Kinh tế, Học viện Tài chính, Hà Nội;
49. Tuấn Sơn (2015), Nan giải chống thất thu thuế từ khoáng sản, Báo điện tử Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Hà Nội;
50. Thu Sương (2011), Phí bảo vệ môi trường: Nợ khó đòi, Báo điện tử pháp
51. Đỗ Nam Thắng (2010), “Kinh nghiệm quốc tế về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp và đề xuất định hướng cho Việt Nam”, Tạp chí
môi trường, (Số 07);
52. Đỗ Nam Thắng (2011), Các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường – Kinh
nghiệm quốc tế và thực tiễn áp dụng ở Việt Nam, Nxb Tư pháp, Hà Nội;