Đặc trƣng của góp vốn bằng quyền SHTT

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam. Thực tiễn pháp lý và phương hướng hoàn thiện. (Trang 27 - 30)

5. Kết cấu của Luận văn

1.2. Khái quát chung về góp vốn bằng quyền SHTT

1.2.2.2. Đặc trƣng của góp vốn bằng quyền SHTT

Do những nét đặc thù của quyền SHTT trong mối tương quan với quyền sở hữu các TSHH đã tạo nên những đặc điểm khác biệt của việc góp vốn kinh doanh bằng quyền SHTT với các việc góp vốn kinh doanh bằng các TSHH.

Thứ nhất, về chủ thể góp vốn.

Nếu chủ thể góp vốn kinh doanh bằng TSHH là chủ sở hữu các tài sản đó thì chủ thể góp vốn kinh doanh bằng quyền SHTT là chủ sở hữu/sử dụng của các đối tượng quyền SHTT. Sau khi chủ sở hữu/sử dụng quyền SHTT góp vốn bằng quyền SHTT thì quyền SHTT trở thành tài sản của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có quyền của chủ sở hữu/sử dụng đối với TSTT đó. Khi doanh

nghiệp bị phá sản thì quyền SHTT đó trong một số trường hợp được xử lý theo quy định của pháp luật để thanh toán các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp.

Thứ hai, trình tự thủ tục góp vốn bằng quyền SHTT

Để hoàn tất thủ tục góp vốn thành lập doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân tiến hành thủ tục chuyển giao tài sản góp vốn sang cho doanh nghiệp. Đối với TSHH, việc chuyển giao tài sản có thể là bàn giao tài sản cho doanh nghiệp. Theo quy định pháp luật, nếu tài sản cần phải chuyển giao hoàn thành khi tiến hành các thủ tục đăng ký quyền sở hữu thì người góp vốn cần tiến hành các thủ tục đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong khi đó, khác với TSHH, việc chuyển giao quyền sở hữu hoặc chuyển nhượng quyền sử dụng TSTT ngoài việc tuân theo những quy định pháp luật về góp vốn thành lập doanh nghiệp nói chung cịn phải tn theo các quy định riêng về trình tự chuyển giao quyền của Luật SHTT. Ngồi ra, đối với các trường hợp góp vốn bằng quyền SHTT không thành lập pháp nhân như thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh, thực hiện dự án đầu tư thì thủ tục góp vốn cần phải tuân thủ các quy định của Luật đầu tư và Luật SHTT.

Thứ ba, về thời hạn góp vốn

Thời hạn góp vốn do các bên góp vốn tự thỏa thuận. Tuy nhiên, đối với việc góp vốn bằng quyền SHTT, các bên phải xem xét đến yếu tố thời hạn bảo hộ của đối tượng SHTT. Thời hạn bảo hộ là khoảng thời gian nhà nước dành cho chủ sở hữu những độc quyền khai thác TSTT của mình. Mỗi đối tượng SHTT sẽ được nhà nước bảo hộ trong một thời gian nhất định để đảm bảo hài hịa lợi ích giữa chủ sở hữu đối tượng SHTT với lợi ích cộng đồng. Thời gian bảo hộ quyền SHTT tùy thuộc vào hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia và hiệp định quốc tế mà nước đó tham gia. Do đó, các bên nên cân nhắc về thời hạn góp vốn bằng quyền SHTT để đảm bảo cho quyền lợi của doanh nghiệp.

Khi góp vốn bằng quyền SHTT, chủ sở hữu chỉ có thể góp vốn bằng quyền tài sản/quyền nhân thân gắn với quyền tài sản đối với các đối tượng sở hữu trí tuệ mà khơng được sử dụng quyền nhân thân đối với các đối tượng SHTT để góp vốn. Quyền nhân thân đối với các đối tượng SHTT cũng giống như quyền nhân thân quy định tại Bộ luật dân sự 2005 đó là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác. Đây là điểm khác cơ bản giữa góp vốn bằng TSTT và góp vốn bằng TSHH khác. Bởi lẽ, góp vốn bằng TSHH là chủ sở hữu sẽ phải chuyển giao tài sản cùng toàn bộ quyền đối với tài sản đó.

Thứ năm, về hình thức góp vốn

Chủ sở hữu quyền SHTT có thể lựa chọn hai hình thức góp vốn: góp vốn theo hình thức chuyển quyền sở hữu các đối tượng quyền SHTT và góp vốn theo hình thức chuyển quyền sử dụng các đối tượng quyền SHTT.

Góp vốn theo hình thức chuyển quyền sở hữu các đối tƣợng quyền SHTT: là việc chuyển quyền sở hữu TSTT và được áp dụng với quyền tác

giả, quyền liên quan, giống cây trồng và quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, nhãn hiệu, kiểu dáng cơng nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh. Quyền sở hữu công nghiệp đối tên thương mại chỉ được chuyển nhượng cùng với chuyển nhượng toàn bộ cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó. Khi chủ sở hữu khơng cịn muốn khai thác các quyền sở hữu đối với các đối tượng quyền SHTT của mình hoặc khơng cịn đủ khả năng để khai thác các quyền đó thì chủ sở hữu có quyền tiến hành việc góp vốn bằng quyền sở hữu TSTT. Quyền sở hữu sẽ được dịch chuyển từ chủ sở hữu sang bên nhận góp vốn. Kể từ thời điểm hoàn thành việc chuyển giao quyền sở hữu sang cho bên nhận góp vốn thì chủ sở hữu các đối tượng của quyền SHTT khơng cịn bất cứ quyền gì (quyền sử dụng, quyền định đoạt) đối với TSTT đã được góp vốn. Khi đó, bên nhận góp vốn sẽ trở thành chủ sở hữu.

Góp vốn theo hình thức chuyển quyền sử dụng các đối tƣợng quyền SHTT: Thực chất, việc góp vốn theo hình thức chuyển quyền sử dụng các đối

tượng của quyền SHTT là việc góp vốn bằng quyền sử dụng. Việc góp vốn bằng quyền sử dụng là hình thức người góp vốn vào cơng ty chỉ cho công ty được sử dụng vật và thu lợi từ đó, cơng ty khơng có quyền quyết định số phận của vật. Quyền sở hữu vẫn thuộc về chủ sở hữu trong thời gian góp vốn. Vì quyền chiếm hữu các đối tượng của quyền SHTT nhiều khi khơng có ý nghĩa nên quyền sở hữu trong thời gian góp vốn được thể hiện rõ nét qua việc định đoạt các đối tượng của quyền SHTT này. Tuy nhiên, để đảm bảo quyền lợi cho bên nhận góp vốn thì việc định đoạt các đối tượng SHTT khi đã được góp vốn bằng quyền sử dụng cũng bị hạn chế. Cụ thể, trong thời gian thực hiện hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng các đối tượng SHTT thì chủ sở hữu các đối tượng của quyền SHTT không được chuyển nhượng quyền sở hữu các đối tượng này cho bên thứ 3 nào khác. Khi góp vốn thì bên góp vốn sẽ nhận được một phần vốn góp tương đương với giá trị của quyền sử dụng các đối tượng của quyền SHTT và sẽ nhận được phần cổ tức/lợi ích tương đương với phần vốn góp đó.

Như vậy, phạm vi quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ góp vốn phụ thuộc vào việc lựa chọn hình thức góp vốn khác nhau. Chính sự khác nhau hai hình thức này sẽ quyết định đến giá trị của tài sản góp vốn và ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của chủ thể góp vốn. Do đó, việc xác định hình thức góp vốn bằng quyền SHTT là rất quan trọng và là cơ sở để các bên tiến hành việc định giá TSTT vào danh nghiệp một cách phù hợp nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam. Thực tiễn pháp lý và phương hướng hoàn thiện. (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)