Định giá quyền SHTT

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam. Thực tiễn pháp lý và phương hướng hoàn thiện. (Trang 30 - 32)

5. Kết cấu của Luận văn

1.2. Khái quát chung về góp vốn bằng quyền SHTT

1.2.3. Định giá quyền SHTT

TSTT là một loại TSVH, không thể xác định bằng các đặc điểm vật chất của chính nó nhưng lại có giá trị lớn và có khả năng sinh ra lợi nhuận. Nó là thước đo hiệu quả kinh doanh, sức cạnh tranh và khả năng phát triển của doanh nghiệp trước mắt và trong tương lai.

Định giá quyền SHTT là cơ sở để thực hiện các hoạt động góp vốn kinh doanh bằng quyền SHTT cũng như nhiều hoạt động kinh tế khác đối với TSTT như chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng TSTT, sáp nhập mà mua lại doanh nghiệp, cổ phần hóa, phát hành cổ phiếu, vay vốn, giải quyết tranh chấp…Định giá tài sản nói chung có thể được hiểu là việc đánh giá giá trị của tài sản phù hợp với thị trường tại một địa điểm, thời điểm nhất định. Định giá tài sản là việc tư vấn, định các mức giá cụ thể cho từng loại tài sản làm căn cứ cho hoạt dộng giao dịch mua, bán tài sản, hàng hóa, dịch vụ đó trên thị trường. Đối với các loại tài sản, hàng hóa, dịch vụ do nhà nước định giá (các cơ quan có thẩm quyền quy định) thì các mức giá cụ thể của từng loại tài sản, hàng hóa mang tính bắt buộc mọi đối tượng tham gia hoạt động giao dịch, mua bán phải thực hiện. Đối với các tài sản, hàng hóa, dịch vụ khơng thuộc danh mục Nhà nước định giá thì do các tổ chức, cá nhân tự định giá theo quy luật thị trường làm cơ sở cho các hoạt động giao dịch mua bán, trao đổi.

Theo tiến sĩ Robert Pikethly, Senior Member Oxford Intellectual Property Research Centre, “định giá một TSTT liên quan tới việc đưa ra quyết định về tương lai giống như việc mức giá thị trường cổ phiếu do nhà đầu tư quyết định trên cơ sở hiệu quả kinh doanh trong tương lai của công ty”. Do đó, định giá TSTT được hiểu là việc ước tính giá trị thị trường của TSTT như sáng chế, nhãn hiệu…. trong đó, giá trị thị trường của TSTT là sự tính tốn thu nhập tiềm năng của sản phẩm hoặc dịch vụ sử dụng TSTT đó. Tóm lại, giá trị của TSTT được xác định bởi lợi ích kinh tế trong tương lai do TSTT đó mang lại được quy đổi về thời điểm hiện tại. Quan niệm này phù hợp với quy định về thẩm định giá tại Việt Nam “Thẩm định giá là việc cơ quan, tổ chức có chức năng thẩm định giá xác định giá trị bằng tiền của các loại tài sản theo quy định của Bộ luật dân sự phù hợp với giá thị trường tại một địa điểm, thời điểm nhất định, phục vụ cho mục đích nhất định theo tiêu chuẩn thẩm định giá” [8, Điều 4). Theo đó, giá trị mà hoạt động định giá hướng tới là giá trị thị

trường của TSTT, tức là mức giá ước tính sẽ được mua bán trên thị trường vào thời điểm định giá, giữa một bên là người mua sẵn sàng mua và một bên là người bán sẵn sàng bán, trong một giao dịch mua bán khách quan và độc lập, trong điều kiện thương mại bình thường.

Hiện nay, việc định giá TSTT người ta có áp dụng một số phương pháp định giá TSTT khác nhau. Mỗi phương pháp có những ưu, nhược điểm riêng và một số phương pháp có tính áp dụng cao hơn các phương pháp trong các trường hợp/vụ việc cụ thể.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam. Thực tiễn pháp lý và phương hướng hoàn thiện. (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)