5. Kết cấu của Luận văn
3.1. Thực trạng hoạt động góp vốn bằng quyền SHTT tại Việt Nam
3.1.2. Góp vốn bằng nhãn hiệu Sông Đà
Nói đến việc phát huy khả năng kinh tế của TSTT không thể không kể đến Tổng Công ty Sông Đà. Nhãn hiệu Sông Đà những năm 2005-2007 được chia năm sẻ bảy cho các Công ty con, như Công ty cổ phần Sông Đà 99 (S99), CTCP Sông Đà 10 (SDT). Cũng giống như Tập đoàn Vinashin, Tổng Công ty Sông Đà đã khai thác giá trị của nhãn hiệu Sông Đà bằng việc góp vốn bằng quyền sử dụng nhãn hiệu Sông Đã vào các công ty con.
Tuy nhiên, nhãn hiệu Sông Đà được sử dụng góp vốn tại các doanh nghiệp khác nhau lại được ghi nhận giá trị vốn góp khác nhau. Cụ thể: báo cáo kiểm toán 2007 khoản góp vốn bằng nhãn hiệu của Tổng Công ty Sông Đà tại S99 là 250 triệu đồng, khấu hao lũy kế đến hết năm 2007 là 28 triệu đồng; tại SDT là 4,93 tỉ đồng, khấu hao luỹ kế đến hết 2007 là 1,214 tỉ đồng.
Tổng Công ty Sông Đà đã ban hành “Quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu Sông Đà”, theo đó các đơn vị thành viên đều phải có nghĩa vụ ký kết Hợp đồng sử dụng nhãn hiệu hàng hóa Sông Đà với Tổng Công ty. Điển hành là Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Phát triển Đô thị Sông Đà, đơn vị thành viên của Tổng Công ty Sông Đà, là doanh nghiệp được thành lập theo
Quyết định số 26/TCT-HĐQT ngày 13/2/2007 của Hội đồng quản trị Tổng Công ty Sông Đà. Vốn điều lệ 100 tỷ đồng, trong đó, vốn bằng nhãn hiệu: 5 tỷ đồng. Ngoài ra, có thể kế đến các Nghị quyết của Hội đồng quản trị Tổng Công ty Sông Đà (số 06/2007/TCT/HDQT, số 381/2007/TCT/HDQT) quy định “giá trị nhãn hiệu Sông Đà là một phần vốn góp của Tổng Công ty tương ứng 5% vốn điều lệ áp dụng cho các doanh nghiệp thành lập mới như Công ty Cổ phần thủy điện Cao Nguyên – Sông Đà; Công ty Cổ phần Năng lượng Sông Đà [19].
Như vậy, rõ ràng cùng một nhãn hiệu nhưng tại các doanh nghiệp khác nhau lại được định giá vốn góp khác nhau. Có vẻ như việc áp giá trị này mang tính chủ quan, mà theo ý kiến của các kiểm toán viên, đây là việc ghi nhận giá trị vô hình do nội bộ tạo ra là tài sản. Vậy ai là người có thể định giá chính xác nhãn hiệu Sông Đà trong trường hợp này và tác dụng của việc “gắn mác” Sông Đà trên tên doanh nghiệp giúp doanh nghiệp có những lợi ích cụ thể gì, định lượng bao nhiêu so với việc thiếu cái tên đó? Đáng lưu ý, khi một loạt doanh nghiệp chuyển về dưới sự chủ quản của Tổng Công ty Sông Đà, nếu họ chuyển tên để có “mác” Sông Đà thì có tính phần vốn góp bằng nhãn hiệu Sông Đà của tập đoàn hay không? Giá trị là bao nhiêu?
Nhiều ý kiến cho rằng, việc chấp nhận góp vốn bằng nhãn hiệu hiện không bị cấm và nếu các cổ đông chấp nhận nó thì nên được cơ quan quản lý cho phép. Tuy nhiên, có ý kiến khác cho rằng, nếu chấp nhận việc góp vốn bằng nhãn hiệu và ghi nhận giá trị nhãn hiệu góp vốn là tài sản cố định vô hình, thì không hợp lý. Hãy đặt câu hỏi, giá trị nhãn hiệu này có được định giá hợp lý không? Ai xác minh được giá trị này? Nó mang lại lợi ích cụ thể gì cho doanh nghiệp? Nếu chấp nhận coi nhãn hiệu là giá trị tài sản góp vốn thì doanh nghiệp có thể nghĩ ra nhiều “chiêu” để lách thuế, như đẩy phần vốn góp bằng giá trị nhãn hiệu lên cao.