Hậu quả pháp lý khi chấm dứt việc góp vốn bằng quyền SHTT

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam. Thực tiễn pháp lý và phương hướng hoàn thiện. (Trang 74 - 75)

5. Kết cấu của Luận văn

2.1. Quy định pháp luật hiện hành về góp vốn bằng quyền SHTT

2.1.10. Hậu quả pháp lý khi chấm dứt việc góp vốn bằng quyền SHTT

Theo quy định pháp luật, các đối tượng quyền SHTT được pháp luật bảo vệ bởi một thời hạn bảo hộ nhất định. Trong trường hợp hết thời hạn góp vốn hoặc do các bên thỏa thuận chấm dứt việc góp vốn mà vẫn chưa hết thời hạn được bảo hộ đối với quyền SHTT tương ứng thì bên góp vốn bằng quyền SHTT được nhận lại quyền SHTT đó. Nếu bên góp vốn khơng có nhu cầu sử

dụng quyền SHTT thì doanh nghiệp nhận góp vốn vẫn có thể sử dụng quyền SHTT này, nếu được sự đồng ý của bên góp vốn.

Ngồi ra, trường hợp thời hạn bảo hộ đối với quyền SHTT dùng để góp vốn đã hết, doanh nghiệp nhận góp vốn có thể tiếp tục quyền sử dụng các đối tượng SHTT đó phục vụ hoạt động kinh doanh nhưng không được quyền sở hữu, nghĩa là không loại trừ các tổ chức, cá nhân khác sử dụng quyền SHTT. Bởi lẽ trong trường hợp này, quyền SHTT đã trở thành tài sản chung, mọi tổ chức, cá nhân đều có quyền sử dụng.

Trong q trình góp vốn kinh doanh bằng quyền SHTT, bên nhận góp vốn hoặc bên góp vốn bằng quyền SHTT phá sản thì quyền SHTT đã góp vốn được xử lý theo quyết định của Tịa án nhân dân có thẩm quyền về việc tun bố phá sản.

Mặc khác, khi cá nhân tham gia góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền SHTT chết, bị tuyên bố mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự thì quyền SHTT được giải quyết theo quy định của pháp luật dân sự. Nếu doanh nghiệp nhận góp vốn bằng quyền SHTT bị giải thể hoặc bên góp vốn bằng quyền SHTT là tổ chức bị giải thể thì quyền SHTT đã góp vốn được xử lý theo thỏa thuận của các bên phù hợp với quy định của Luật SHTT và các văn bản pháp luật khác có liên quan.

Như vậy, có rất nhiều trường hợp dẫn đến việc chấm dứt việc góp vốn kinh doanh bằng quyền SHTT. Tùy từng trường hợp cụ thể sẽ dẫn đến những hậu quả pháp lý khác nhau và được điều chỉnh bởi những quy định pháp luật khác nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam. Thực tiễn pháp lý và phương hướng hoàn thiện. (Trang 74 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)