Phƣơng pháp định giá tiếp cận thị trƣờng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam. Thực tiễn pháp lý và phương hướng hoàn thiện. (Trang 33 - 35)

5. Kết cấu của Luận văn

1.2. Khái quát chung về góp vốn bằng quyền SHTT

1.2.3.3. Phƣơng pháp định giá tiếp cận thị trƣờng

Đối với việc định giá các tài sản nói chung, việc xác định theo giá thị trường được coi là một phương pháp định giá khách quan và chính xác nhất. Vậy phương pháp tiếp cận này có thích hợp với việc định giá các TSTT không?

Phương pháp này dựa vào việc bên thứ ba bỏ chi phí để mua hoặc thuê TSTT của doanh nghiệp. Qua phân tích, so sánh các giao dịch đối với loại TSTT tương tự để ước lượng giá trị. Cách tiếp cận này được xây dựng chủ yếu dựa trên sự tuân thủ nguyên tắc thay thế và phương pháp này cũng có thể được sử dụng bổ sung cho phương pháp tiếp cận thu nhập. Về nguyên tắc, phương pháp thị trường đưa lại kết quả có tính thuyết phục cao vì khả năng sử dụng thông tin thị trường, mà thị trường luôn là thước đo cuối cùng đối với mọi quyết định kinh tế. Đây là phương pháp đơn giản, khơng địi hỏi nhiều về kỹ thuật vì khơng có cơng thức hay mơ hình cố định mà chỉ dựa vào sự hiện diện của các giao dịch trên thị trường để rút ra các bằng chứng về giá trị. Tuy nhiên, trên thực tế khơng bao giờ có giao dịch về một loại TSTT hồn tồn tương đồng với TSTT cần định giá vì TSTT là loại tài sản đặc thù, có tính độc quyền và đơn nhất.

Hơn nữa, cịn có sự thiếu vắng các thông tin thị trường TSTT tương đương hoặc không cung cấp được các thông tin về cách xử lý các đặc điểm riêng biệt của từng giao dịch cụ thể. Chính vì thế mà phương pháp này hiếm khi được sử dụng để định giá TSTT trên thực tế.

Như vậy, mục đích chủ yếu của việc định giá TSTT là nhằm xác định chính xác, đầy đủ và khách quan giá trị của tài sản đó, từ đó giúp chủ sở hữu đưa ra quyết định tối ưu, trong đó có các quyết định về phương pháp kinh tế hiệu quả nhất để sử dụng, bảo vệ hoặc trao đổi tài sản đó trên thị trường nhằm tối đa hóa giá trị tài sản. Đối với việc góp vốn TSTT thành lập doanh nghiệp thì việc định giá TSTT giúp các bên xác định được giá trị cổ phần, vốn góp tương đương trong doanh nghiệp của thành viên góp vốn. Với trường hợp góp vốn đầu tư, tham gia hợp đồng liên doanh bằng quyền sở hữu công nghiệp,

việc xác định giá trị TSTT giúp xác định chính xác giá trị tài sản góp vốn là TSTT của chủ sở hữu TSTT trong dự án đầu tư hoặc liên doanh. Có thể nhận thấy định giá TSTT đang giữ vai trò ngay càng lơn trong xã hội hiện đại. Tuy nhiên, qua việc tìm hiểu các phương pháp định giá TSTT đang được chấp nhận phổ biến hiện nay, có thể thấy rõ rất khó để thực hiện định giá TSTT một cách hợp lý và chính xác. Việc định giá TSTT ở Việt Nam lại càng khó khăn hơn khi thị trường giao dịch các TSTT cịn nghèo nàn, ít có các giao dịch tương đương để so sánh, hoàn tồn thiếu các thơng tin cơng khai và minh bạch để làm cơ sở định giá.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam. Thực tiễn pháp lý và phương hướng hoàn thiện. (Trang 33 - 35)