5. Kết cấu của Luận văn
2.2. Đánh giá pháp luật Việt Nam về góp vốn bằng quyền SHTT
2.2.2. Hạn chế và nguyên nhân
Hiện nay, việc góp vốn bằng giá trị quyền SHTT chủ yếu được điều chỉnh bởi Luật Doanh nghiệp 2014, Luật sở hữu trí tuệ 2005 và một số văn bản hướng dẫn thi hành Luật Doanh nghiệp, Luật SHTT của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tuy nhiên, các quy định pháp luật liên quan đến góp vốn bằng giá trị quyền SHTT còn tồn tại nhiều hạn chế, bất cập cụ thể như sau:
Thứ nhất, pháp luật về góp vốn bằng quyền SHTT cịn thiếu tính đồng
bộ và chưa có hệ thống. Luật Doanh nghiệp quy định về trình tự, thủ tục góp vốn bằng quyền SHTT nhưng lại chưa có những quy định cụ thể về các đối tượng quyền SHTT dùng để góp vốn, trình tự thủ tục chuyển giao tài sản góp vốn. Hiện nay, thủ tục chuyển giao tài sản góp vốn bằng quyền SHTT được quy định ở Luật SHTT. Điều này dẫn đến khó khăn trong việc tra cứu thông tin và áp dụng thống nhất, đồng bộ trên thực tiễn.
Thứ hai, hệ thống pháp luật góp vốn bằng quyền SHTT thiếu tính khái
qt và chưa đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế thị trường. Theo quy định của hệ thống pháp luật về góp vốn bằng quyền SHTT thì chủ thể góp vốn là chủ sở hữu hoặc người có quyền sử dụng hợp pháp của các đối tượng SHTT. Tuy nhiên, để có thể trở thành chủ sở hữu của những đối tượng quyền SHTT, theo quy định của Luật SHTT 2005 một số đối tượng phải tiến hành thủ tục đăng ký xác lập quyền đốivới các đối tượng quyền SHTT. Và trình tự thực tục để được cấp Giấy chứng nhận là chủ sở hữu các đối tượng SHTT kéo dài 12 đến 14 tháng. Vậy trong khoảng thời gian chờ đợi cơ quan nhà nước xác lập quyền chủ sở hữu, các đối tượng quyền SHTT có được quyền sử dụng các đối tượng quyền SHTT để chuyển nhượng hoặc mang đi góp vốn khơng? Trước đây, Điều 14 Nghị định 63/CP ngày 24/10/1996 quy định chi tiết quyền sở hữu công nghiệp quy định: Người có quyền nộp đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng cơng nghiệp có thể chuyển giao quyền nộp đơn, kể cả đơn đã nộp, cho cá nhân, pháp nhân hoặc các chủ thể khác thông qua văn bản chuyển giao quyền nộp đơn. Tuy nhiên, hiện nay Nghị định 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật SHTT về sở hữu công nghiệp đã thay thế và hủy bỏ hiệu lực của Nghị định 63/CP ngày 24/10/1996 đã khơng cịn quy định về quyền chuyển giao quyền nộp đơn đối với sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp. Đây cũng chính là điểm hạn chế, bất cập của quy định pháp luật hiện hành, khơng tạo được tính chủ động, linh hoạt cho các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện quyền và lợi ích hợp pháp của mình?
Thứ ba, hệ thống pháp luật góp vốn bằng quyền SHTT cịn có nhiều
mẫu thuẫn, chưa có sự thống nhất giữa các văn bản pháp luật liên quan. Theo quy định tại Điều 35 Luật Doanh nghiệp 2014 thì: “Tài sản góp vốn là Đồng
Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, cơng nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác có thể
định giá được bằng Đồng Việt Nam”. Rõ ràng quy định của Luật Doanh
nghiệp đã thừa nhận việc góp vốn bằng giá trị quyền SHTT. Tuy nhiên, thực tế các văn bản hướng dẫn thi hành, đặc biệt là các quy định về chuẩn mực kế tốn tài chính, khơng ghi nhận các đối tượng SHTT là tài sản cố định vơ hình. Chuẩn mực kế tốn số 04 ban hành kèm theo Quyết định số 149/2001/QĐ- BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Thơng tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 hay một số công văn của cơ quan thuế không ghi nhận một số đối tượng SHTT (nhãn hiệu) là tài sản cố định vơ hình. Điều này dẫn đến những vướng mắc xoay quanh các quy định liên quan đến việc hạch toán, kế toán, cơ quan quản lý thuế về vấn đề góp vốn bằng giá trị quyền SHTT. Các nhà lập pháp đã thừa nhận trong luật về việc góp vốn bằng giá trị quyền SHTT nhưng lại không điều chỉnh hết các vản bản hướng dẫn, dẫn đến sự thiếu thống nhất trong khâu thực thi và áp dụng pháp luật. Vướng mắc trong chuẩn mực kế toán số 4 của Bộ Tài chính là khó khăn mà rất nhiều doanh nghiệp mong mỏi được giải quyết. Theo đó, cần ban hành một văn bản quy phạm pháp luật thừa nhận nhãn hiệu là một tài sản vơ hình của doanh nghiệp và hướng dẫn cách xác định giá trị nhãn hiệu để họ ghi nhận giá trị nhãn hiệu vào bảng cân đối kế tốn của mình. Đó là cơ sở pháp lý để góp vốn liên doanh, liên kết, hợp tác kinh doanh, nhượng quyền thương mại ... bằng giá trị quyền SHTT.
Thứ tƣ, hệ thống pháp luật về góp vốn bằng quyền SHTT còn thiếu vắng những quy định để hướng dẫn chi tiết về hoạt động định giá quyền SHTT. Hiện nay, Bộ Tài chính có ban hành Thơng tư số 06/2014/TT-BTC ngày 07/01/2014 quy định tiêu chuẩn định giá số 13 nhưng các quy định còn mang tính chất nguyên tắc về định giá tài sản vơ hình, chưa có một văn bản pháp luật nào quy định cụ thể về việc định giá quyền SHTT – một loại tài sản vơ hình đặc biệt. Việc định giá quyền SHTT vẫn đang được các tổ chức, cá nhân thực hiện theo quy định về định giá tài sản vơ hình nói chung, khơng
phản ánh đúng được giá trị thực của loại tài sản đặc biệt này. Hạn chế lớn nhất trong việc định giá quyền SHTT là sự thiếu hợp lý trong các quy định về chủ thể định giá. Nếu theo Điều 35 Luật Doanh nghiệp 2014 thì quyền SHTT là một trong những loại tài sản có thể góp vốn vào doanh nghiệp và phải được các thành viên, cổ đông sáng lập định giá theo nguyên tắc nhất trí. Việc định giá này có thể khơng phụ thuộc vào một tính tốn cụ thể dựa trên các yếu tố thị trường, chi phí hay lợi nhuận của TSTT đó. Do đó, sẽ dẫn tới trường hợp TSTT được định giá thấp hơn hoặc cao hơn so với giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn. Có thể nói, bản chất của việc định giá TSTT là sự thỏa thuận về giá trị giữa hai bên chủ thể tham gia định giá và là quan hệ dân sự - kinh tế do đó pháp luật khơng thể can thiệp quá sâu vào việc định giá, song vẫn cần đưa ra được những quy định hướng dẫn giúp cho chủ thể định giá TSTT có căn cứ thực hiện dễ dàng. Vì vậy, cần ban hành nghị định riêng về việc định giá TSTT để từ đó giải quyết được những mâu thuẫn, chồng chéo trong các văn bản pháp luật và làm chuẩn mực tạo sự đồng bộ cho việc định giá loại tài sản đặc biệt này trong thời gian tới.
Thứ năm, Việt Nam hiện nay, do chưa có văn bản nào quy định riêng về
việc góp vốn bằng quyền SHTT nên việc góp vốn thường được lập hợp đồng như các loại hợp đồng góp vốn thơng thường. Các bên sẽ xác định giá trị quyền SHTT theo thỏa thuận và theo đó lập hợp đồng góp vốn, trong đó quy định rõ tỷ lệ góp vốn là bao nhiêu và nghĩa vụ, quyền lợi các bên như các loại hợp đồng thương mại thơng thường. Khó khăn xảy ra là việc các doanh nghiệp thực hiện góp bằng quyền SHTT, vốn chưa được định giá, song lại ghi trong giấy đăng ký kinh doanh là “góp vốn bằng tiền”. Và chính “hành động góp vốn bằng tiền nhưng lại khơng có tiền” này sẽ gây rắc rối cho hệ thống kế toán; đồng thời, gây ra rất nhiều vướng mắc nếu doanh nghiệp góp vốn muốn rút vốn, hay doanh nghiệp nhận vốn góp khơng muốn tiếp tục hợp tác. Do vậy, cần phải quy định cụ thể về hợp đồng góp vốn bằng quyền SHTT để các tổ chức, cá nhân áp dụng thống nhất.
Thứ sáu, theo pháp luật hiện hành, Luật Doanh nghiệp 2014 có quy định
về việc góp vốn bằng quyền SHTT để thành lập pháp nhân. Trong khi đó, thực tế có rất nhiều trường hợp góp vốn bằng quyền SHTT liên doanh khơng hình thành pháp nhân theo quy định của Luật Đầu tư 2014. Pháp luật Việt Nam cho phép các nhà đầu tư nước ngồi góp vốn bằng TSVH, bên chuyển quyền được chia lợi nhuận theo tỷ lệ góp vốn mà khơng nhận giá chuyển giao, còn bên được chuyển quyền được khấu hao TSVH này. Thông thường, trong các hợp đồng liên doanh, một bên có quyền đóng góp cơng nghệ hoặc bí quyết kỹ thuật mà mình sở hữu và bên kia góp vốn, giá trị quyền sử dụng đất cho liên doanh. Do đó, hợp đồng liên doanh có thể bao gồm một hợp đồng chuyển giao quyền SHTT giữa các bên. Tuy nhiên, trên thực tế, việc góp vốn bằng quyền SHTT khơng hình thành pháp nhân cịn thiếu vắng các quy định hướng dẫn cụ thể dẫn đến tổ chức, cá nhân gặp nhiều khó khăn khi áp dụng.
Qua phân tích, có thể thấy những khó khăn, hạn chế trên xuất phát từ một số nguyên nhân cơ bản sau:
Nguyên nhân chủ quan: Xuất phát từ nhận thức trong hoạt động bảo hộ
quyền SHTT của các chủ thể quyền ở Việt Nam hiện nay. Việc bảo hộ đối với các đối tượng quyền SHTT chưa thực sự được các chủ thể quan tâm. Hoạt động bảo hộ quyền SHTT ở nước ta bắt đầu triển khai từ những năm 80, nhưng chỉ khi Quốc hội ban hành Bộ luật dân sự (1995) thì hoạt động này mới bắt đầu tiến triển. Đặc biệt, từ khi Quốc hội ban hành Luật SHTT 2005 và Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO thì hoạt động này trở nên sối động với tất cả các dạng TSTT được bảo hộ. Trên thực tế, không phải chủ thể quyền nào cũng có nhận thức đúng về việc bảo hộ quyền SHTT của mình. Có rất nhiều trường hợp, các tổ chức, cá nhân sử dụng các quyền SHTT của mình mà khơng tiến hành thủ tục đăng ký bảo hộ. Chỉ đến khi đối tượng quyền SHTT đó bị người khác đăng ký bảo hộ và sử dụng thì doanh nghiệp mới quay lại để đi đòi quyền của mình. Chính vì việc khơng nhận thức được
về việc đăng ký bảo hộ các đối tượng quyền SHTT đã làm hạn chế việc thực hiện quyền góp vốn bằng SHTT của các chủ thể.
Nguyên nhân khách quan:
Một là, cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu bao cấp tồn tại
trong một thời gian dài và còn ảnh hưởng tới hệ thống pháp luật của Việt Nam. Trong vòng hai mươi năm đổi mới vừa qua, Việt Nam với việc xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, tuy đã có nhiều thành tựu nhưng mới chỉ vượt qua thời kỳ khởi đầu. Do đó, việc xây dựng hệ thống pháp luật nói chung và chế định góp vốn bằng quyền SHTT nói riêng cịn thiếu kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn.
Hai là, việc xây dựng pháp luật thiếu một tư duy hệ thống, bao quát.
Trong khi đó, tình logic và hệ thống là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu của những hệ thống pháp luật hướng tới pháp điển hóa. Tuy nhiên, để bảo đảm được yếu tố này trong hoạt động xây dựng pháp luật, cần có hai điều kiện về nội dung và về quy trình xây dựng pháp luật. Hiện nay, có một thực tế ở nước ta là nhiều văn bản pháp luật pha trộn giữa luật công và luật tư, do đó, khơng làm rõ nền tảng pháp lý hay nguyên tắc chi phối chế định được pháp điển hóa. Do thiếu tư duy hệ thống và bao quát nên chúng ta đã làm cho hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật về góp vốn bằng quyền SHTT nói riêng trở nên manh mún, thiếu tính nhất qn và khơng khả thi.
Ba là, pháp luật về kinh tế tư nhân nói chung và pháp luật về doanh
nghiệp nói riêng mới được xây dựng ở Việt Nam sau nhiều năm bị triệt tiêu nên khơng khỏi có sự lạc hậu, khiếm khuyết. Trong một thời gian dài ở nước ta chỉ duy trì và phát triển hai thành phần kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể còn thành phần kinh tế tư nhân bị cấm. Các hoạt động kinh tế không theo cơ chế thị trường mà từ sản xuất đến phân phối sản phẩm đều do Nhà nước điều hành. Từ môi trường kinh doanh đến pháp luật về kinh tế tư nhân đều khơng tồn tại. Vì vậy, hoạt động góp vốn kinh doanh khơng diễn ra. Sau khi
cải cách, mở cửa đến năm 1990, Việt Nam mới có Luật Doanh nghiệp, chính thức cho phép thành lập doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam. Chính trong thời gian dài khơng có sự phát triển của kinh doanh và kinh tế tư nhân đã khiến cho văn hóa kinh doanh ở Việt Nam, pháp luật về kinh doanh tư nhân gần như bắt đầu bằng con số khơng. Vì vậy, pháp luật kinh doanh của Việt Nam không tránh khỏi sự lạc hậu, khiếm khuyết.
Bốn bà, góp vốn kinh doanh bằng quyền SHTT trở nên quen thuộc trên
thế giới nhưng lại là hoạt động mới phát triển tại Việt Nam những năm gần đây, thời gian thực thi pháp luật còn ngắn và cũng chưa có nhiều phản ánh từ thực tiễn nên vẫn cịn nhiều những thiếu sót, bất cập.
Năm là, sự biến động khá sâu sắc và mạnh mẽ của các quan hệ xã hội
trong nền kinh tế hội nhập toàn cầu phát triển với tốc độ cao. Điều này dẫn đén nhiều quy định pháp luật nhanh chóng rơi vào trạng thái khơng phù hợp, khơng đáp ứng được địi hỏi của thực tiễn đời sống xã hội.
Sáu là, tổ chức bộ máy cơ quan có thẩm quyền xây dựng pháp luật cịn
kém hiệu quả. Hoạt động xây dựng pháp luật cần được tiến hành đồng bộ ở tất cả các khâu như: khảo sát thực tiễn, nghiên cứu lý luận, soạn thảo, thẩm định văn bản, đánh giá tác động của văn bản đến các quan hệ xã hội… nên cần có đội ngũ đông đảo và chuyên nghiệp để đảm nhận cơng tác này. Trong khi đó, đội ngũ những người làm công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật nói chung, pháp luật góp vốn bằng quyền SHTT nói riêng cịn mỏng, được biên chế dàn trải ở nhiều cơ quan khác nhau và thiếu sự phối hợp chặt chẽ. Vì vậy, nhìn chung về hoạt động lập pháp được đánh giá là chưa hiệu quả, kém nhạy bén trong việc kịp thời phát hiện và xử lý những điểm bất hợp lý trong pháp luật hiện hành.
Như vậy, bên cạnh những kết quả đạt được, quy định góp vốn bằng quyền SHTT cịn tồn tại khơng ít những hạn chế, bất cập. Nhiều quy định chưa phù hợp với thực tiễn, nhiều quy định còn thiếu hoặc chưa rõ ràng trong
Luật Doanh nghiệp, Luật SHTT, Luật Đầu tư và văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành về góp vốn bằng quyền SHTT gây khó khăn cho các bên hữu quan và dễ làm nảy sinh tranh chấp. Những khó khăn, vướng mắc trên nếu khơng nhanh chóng được giải quyết thì nguy cơ quyền lợi của chủ thể góp vốn bị xâm phạm ngày càng tăng, cản trở sự phát triển lành mạnh, ổn định của nền kinh tế Việt Nam.
Kết luận Chƣơng 2
Qua việc tìm hiểu và phân tích các quy định của pháp luật góp vốn bằng quyền SHTT tại Việt Nam, bên cạnh một số thành quả đạt được, có thể nhận thấy hệ thống pháp luật Việt Nam còn nhiều bất cập và thiếu vắng nhiều văn bản hướng dẫn thực hiện trên thực tiễn. Những hạn chế đó nguyên nhân chủ yêu là do điều kiện kinh tế - xã hội, trình độ lập pháp cũng như cách thức quản lý Nhà nước của Việt Nam còn nhiều hạn chế. Việc nêu và phân tích các quy định pháp liên quan đến góp vốn bằng quyền SHTT cho thấy được những