Định giá tài sản góp vốn là quyền SHTT

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam. Thực tiễn pháp lý và phương hướng hoàn thiện. (Trang 55 - 61)

5. Kết cấu của Luận văn

2.1. Quy định pháp luật hiện hành về góp vốn bằng quyền SHTT

2.1.4. Định giá tài sản góp vốn là quyền SHTT

Quyền SHTT là một quyền tài sản, khi sử dụng quyền SHTT để góp vốn kinh doanh chúng ta phải tiến hành xác định giá trị của quyền SHTT.

Tuy nhiên, trên thực tế, pháp luật Việt Nam vẫn chưa có một văn bản pháp luật nào hướng dẫn riêng về việc định giá quyền SHTT.

Theo quy định tại Điều 37 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định về việc định giá tài sản cụ thể như sau:

“2. Tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp phải được các thành viên, cổ

đông sáng lập định giá theo nguyên tắc nhất trí hoặc do một tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá. Trường hợp tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được đa số các thành viên, cổ đông sáng lập chấp thuận.

Trường hợp tài sản góp vốn được định giá cao hơn so với giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn thì các thành viên, cổ đông sáng lập cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá; đồng thời liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế. 3. Tài sản góp vốn trong q trình hoạt động do chủ sở hữu, Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh, Hội đồng quản trị đối với cơng ty cổ phần và người góp vốn thỏa thuận định giá hoặc do một tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá. Trường hợp tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được người góp vốn và doanh nghiệp chấp thuận.

Trường hợp nếu tài sản góp vốn được định giá cao hơn giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn thì người góp vốn, chủ sở hữu, thành viên Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh, thành viên Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời

điểm kết thúc định giá; đồng thời, liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do việc cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế”.

Trước đây, Luật Doanh nghiệp 2005 quy định: trường hợp góp vốn khi doanh nghiệp thành lập, việc định giá tài sản chỉ giữa trên nguyên tắc thống nhất ý chí của các thành viên tham gia góp vốn cịn góp vốn khi doanh nghiệp hoạt động có thể do một tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá tài sản. Quy định này khơng hợp lý vì khi thành lập doanh nghiệp, nếu các thành viên góp vốn khơng đủ kiến thức, kinh nghiệm, trình độ để có thể tự thỏa thuận định giá tài sản góp vốn thì phải được quyền thuê một tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá. Khắc phục những bất cập của Luật Doanh nghiệp 2005, Luật Doanh nghiệp 2014 đã bổ sung quyền thuê tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp và phải được đa số các thành viên góp vốn chấp thuận.

Tổ chức định giá chuyên nghiệp phải có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật và phải có ít nhất 03 thẩm định viên có đủ kỹ năng thẩm định giá được cơ quan có thẩm quyền cấp thẻ hành nghề. Căn cứ vào Nghị định 89/2013/NĐ-CP ngày 06/08/2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật giá về thẩm định giá, Thông tư số 28/2015/TT-BTC ngày 06/03/2015 và Thông tư số 126/2015/TT-BTC ngày 20/8/2015 ban hành Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam, Bộ Tài chính hàng năm sẽ công bố danh sách doanh nghiệp thẩm định giá và chi nhánh thẩm định giá có đủ điều kiện hoạt động thẩm định giá tài sản và danh sách thẩm định viên về giá có đủ điều kiện hành nghề thẩm định giá tài sản theo quy định pháp luật.

Có thể nhận thấy rằng, Luật Doanh nghiệp 2014 đã nâng cao vai trò của tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp khi tham gia thẩm định tài sản góp vốn nhưng vẫn đảm bảo kết quả thẩm định giá phải được các thành viên góp vốn chấp nhận. Tự do ý chí vẫn là yếu tố đặt lên hàng đầu trong mối quan hệ hợp đồng giữa các bên tham gia góp vốn. Do đó, trách nhiệm của bên góp vốn và

bên nhận góp vốn cũng trở nên nặng nề khi giá trị được định giá và giá trị thực tế chênh lệnh nhau.

Đối với góp vốn thành lập doanh nghiệp, nếu tài sản góp vốn được định giá cao hơn so với giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn thì các thành viên, cổ đơng sáng lập cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá; đồng thời liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế.

Đối với góp vốn trong q trình hoạt động, nếu tài sản góp vốn được định giá cao hơn giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn thì người góp vốn, chủ sở hữu, thành viên Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh, thành viên Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá; đồng thời, liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do việc cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế. Đây cũng chính là điểm khác biệt giữa Luật doanh nghiệp 2005 và Luật doanh nghiệp 2014. Luật doanh nghiệp 2005 quy định, trường hợp tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá thì nếu tài sản góp vốn được định giá cao hơn giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn thì người góp vốn hoặc tổ chức định giá và người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp cùng liên đới chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bằng số chênh lệch giữa giá trị được định và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá.

Nếu như Luật Doanh nghiệp 2005 quy định trách nhiệm liên đới của tổ chức thẩm định giá đối với trường hợp kết quả định giá có sự chệnh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế thì Luật Doanh nghiệp 2014 đã bỏ đi quy định này. Đây là sự thay đổi tích cực bởi trách nhiệm của tổ chức thẩm định giá với cá nhân, tổ chức thuê thẩm định giá đã được quy định rõ ràng

trong hợp đồng thẩm định giá giữa các bên và quy định pháp luật về thẩm định giá. Quan hệ giữa tổ chức định giá và tổ chức, cá nhân thuê định giá là một mối quan hệ độc lập, không liên quan đến mối quan hệ giữa doanh nghiệp cũng như các thành viên góp vốn với chủ nợ, khách hàng của doanh nghiệp. Ngoài ra, việc sửa đổi trách nhiệm của người đại diện theo pháp luật (Luật Doanh nghiệp 2005) thành trách nhiệm của những thành viên có quyền tham gia vào việc định giá tài sản (Luật Doanh nghiệp 2014) là hoàn toàn phù hợp.

TSTT là một loại TSVH, không thể xác định bằng các đặc điểm vật chất của chính nó, nhưng lại có giá trị lớn và có khả năng sinh lợi nhuận. Nó là thước đo hiệu quả kinh doanh, sức cạnh tranh và khả năng phát triển của doanh nghiệp hiện tại và trong tương lai. Giống như việc định giá TSHH, việc định giá TSTT dựa trên phương pháp chủ yếu như: chi phí, thu nhập và thặng dư. Tuy nhiên, việc xác định giá TSTT khó khăn và có nhiều sự khác biệt so với tài sản vơ hình. Để thẩm định giá trị TSVH, việc đầu tiên thẩm định viên cần xác định về mặt số lượng các dòng thu nhập hoặc lợi tức mà TSVH đã tạo ra. Theo hướng dẫn số 4 của Ủy ban tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế và tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam vẫn đang áp dụng ba phương pháp thẩm định giá: Phương pháp chi phí, phương pháp thu nhập và phương pháp thị trường.

- Phương pháp tiếp cận thu nhập: theo phương pháp này TSTT sẽ được định giá dựa vào nguồn thu nhập ước tính mà chủ thể quyền SHTT có thể nhận được trong thời gian có hiệu lực của quyền SHTT.

- Phương pháp tiếp cận chi phí: theo phương pháp này TSTT sẽ được định giá dựa vào cách tính chi phí cần thiết để ước tính các lợi ích trong tương lai của TSTT.

- Phương pháp tiếp cận thị trường: TSTT được định giá theo phương pháp này dựa vào việc bên thứ ba sẵn sàng bỏ tiền ra để mua hoặc thuê tài sản SHTT. Khi áp dụng phương pháp này cần phải đáp ứng các điều kiện: (i) cần phải có cơ sở hợp lý dụa vào để so sánh với các đối tượng của quyền SHTT

tương tự và cùng nằm trong lĩnh vực kinh doanh. Sự so sánh phải thực sự có ý nghĩa và khơng gây nhẫm lẫn; (ii) Dữ liệu sử dụng để tính tốn phải chính xác; (iii) Dữ liệu giá cả phải còn hiệu lực và thời điểm định giá và đại diện cho thị trường vào thời điểm đó; (iv) Tiến hành những điều chỉnh phù hợp để khiến các đối tượng được so sánh và đối tượng cần định giá trở nên dễ so sánh hơn; (v) Khi sử dụng các giao dịch trước đó cần phải thực hiện những điều chỉnh cần thiết đối với sự thay đổi về thời gian, những biến động thay đổi trong nền kinh tế và trong các đối tượng của quyền SHTT.

Nhìn chung, trong ba phương pháp nêu trên, phương pháp tiếp cận thị trường tỏ ra ưu việt hơn vì nó có tính khách quan, độ tin cậy cao hơn (có bằng chứng khách quan về giá thị trường). Tuy nhiên, trong thực tế khó tìm được các giao dịch đối với các đối tượng của quyền SHTT tương tự trên thị trường và các thông tin đáng tin cậy về chúng. Các giao dịch đó thường tuân theo các điều khoản không tiết lộ bí mật và trong các giao dịch thì các chi phí phụ thường được tính vào giá đã thanh toán. Hơn nữa các đối tượng của quyền SHTT thường là duy nhất (như sáng chế) thì sẽ gây ra khó khăn trong việc tìm ra mức giá của những đối tượng có thể so sánh được với các đối tượng cần định giá.

Hiện nay, Việt Nam chưa có một cơ quan nào có thẩm quyền quản lý và xác định giá trị của quyền SHTT. Điều này đã tạo ra sự tự do cho các bên trong quan hệ góp vốn, đảm bảo nguyên tắc tôn trọng sự thỏa thuận trong quan hệ dân sự. Tuy nhiên, mặt hạn chế của sự tự do thỏa thuận là tình trạng các bên thống nhất định giá TSTT cao hơn nhiều lần so với giá trị thực tế nhằm mục đích khuếch trương thanh thế của doanh nghiệp, tạo ra sự nhẫm lẫn của các đối tác về thực lực doanh nghiệp.

Như vậy, về vấn đề thẩm định giá tài sản, pháp luật Việt Nam hiện nay vẫn chưa có một văn bản pháp luật nào quy định cụ thể tiêu chuẩn định giá TSTT – một loại TSVH đặc thù. Việc áp dụng những quy định pháp luật về

định giá tài sản nói chung vào việc định giá TSTT đã dẫn đến nhiều bất cập, hạn chế và ảnh hưởng lớn đến quyền và lợi ích của các bên liên quan.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam. Thực tiễn pháp lý và phương hướng hoàn thiện. (Trang 55 - 61)