Quyền và nghĩa vụ pháp lý của chủ thể tham gia góp vốn bằng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam. Thực tiễn pháp lý và phương hướng hoàn thiện. (Trang 72 - 74)

5. Kết cấu của Luận văn

2.1. Quy định pháp luật hiện hành về góp vốn bằng quyền SHTT

2.1.9. Quyền và nghĩa vụ pháp lý của chủ thể tham gia góp vốn bằng

để hạch tốn vào vốn góp thành lập doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, Thơng tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 cũng đưa tiêu chuẩn và nhận biết tài sản cố định vơ hình: “(i) Chắc chắn thu được lợi ích

kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó; (ii) Có thời gian sử dụng trên 1 năm trở lên;(iii) Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ 30.000.000 đồng (Ba mươi triệu đồng) trở lên” mà khơng hình thành tài sản cố định hữu hình thì được coi là tài sản cố định vơ hình. Những khoản chi phí khơng đồng thời thỏa mãn cả ba tiêu chuẩn quy định nêu trên thì được hạch toán trực tiếp hoặc phân bổ dần vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp.

Như vậy, nếu khơng có căn cứ về phát sinh chi phí đều khơng được phép ghi nhận vào sổ sách kế toán doanh nghiệp. Đây là một vấn đề bất cập và vướng mắc hiện nay, bởi đối với các doanh nghiệp nhận góp vốn thành lập thì thành viên góp vốn chuyển giao quyền SHTT sang cho doanh nghiệp và được hưởng các quyền lợi từ doanh nghiệp. Vậy những trường hợp này, việc xác định chi phí của doanh nghiệp phải bỏ ra để có quyền SHTT đó được xác định theo căn cứ nào? Pháp luật quy định về doanh nghiệp nhận góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền SHTT phải hạch tốn giá trị vốn góp vào tài sản cố định nhưng lại chưa quy định cụ thể về việc hạch toán vào sổ sách kế toán của doanh nghiệp? Trường hợp doanh nghiệp hạch toán cao hơn hoặc thấp hơn giá trị tài sản góp vốn thì sẽ giải quyết thế nào? Những bất cấp trên thực tế hiện này đã dẫn đến việc thực hiện góp vốn bằng quyền SHTT gặp rất nhiều những khó khăn cần được tháo gỡ.

2.1.9. Quyền và nghĩa vụ pháp lý của chủ thể tham gia góp vốn bằng quyền SHTT quyền SHTT

Như phân tích ở trên, góp vốn bằng quyền SHTT có nghĩa là chủ sở hữu/sử dụng quyền SHTT chuyển giao và bảo vệ quyền sở hữu/sử dụng hợp pháp của chủ thể nhận góp vốn. Cơng ty có thể khai thác tài sản trí tuệ để đem lại lợi ích phát sinh từ tài sản đó cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngược lại người góp vốn có quyền lợi tương ứng trong cơng ty mà mình góp vốn.

Xét về khía cạnh nghĩa vụ, để cơng ty có vốn để hoạt động, đương nhiên các thành viên sáng lập phải thực hiện nghĩa vụ góp vốn vào cơng ty. Hành vi góp vốn phụ thuộc vào cơ chế pháp lý khác nhau điều chỉnh việc chuyển dịch của từng loại tài sản góp vốn. Việc góp vốn bằng tiền được thực hiện khi thành viên chuyển khoản vốn góp vào tài khoản công ty. Việc góp vốn bằng hiện vật được thực hiện bằng cách thực hiện thủ tục chuyển quyền đối với vật và giao cho cơng ty sử dụng. Cịn đối với việc góp vốn bằng quyền SHTT thì thành viên góp vốn phải tiến hành các thủ tục pháp lý theo quy định của Luật SHTT để chuyển giao quyền SHTT sang cho công ty khai thác, sử dụng hợp pháp. Với đặc thù của TSVH, việc chuyển giao quyền SHTT không phải là việc chuyển giao quyền chiếm hữu tài sản sang cho công ty như những TSHH khác mà việc chuyển giao được thực hiện bằng thủ tục pháp lý và hoàn thành khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ghi nhận chủ sở hữu/sử dụng TSTT là công ty.

Mỗi hình thức góp vốn tương ứng với một nghĩa vụ phát sinh và việc xử lý vi phạm nghĩa vụ góp vốn có khác nhau, nhưng nhìn chung nếu thành viên, cổ đơng khơng góp vốn hoặc góp vốn chậm so với quy định thì đều phải chịu trách nhiệm đối với công ty. Việc xử lý vi phạm nghĩa vụ góp vốn có thể được thực hiện bằng thỏa thuận giữa công ty và thành viên, nếu không thỏa thuận được cơng ty có quyền xử lý theo quy định pháp luật. Mặc dù hình thức góp vốn giữa các loại tài sản là khác nhau nhưng Luật Doanh nghiệp 2014 khơng có sự phân biệt chế tài xử lý vi phạm nghĩa vụ góp vốn. Đối với trường hợp đến hạn nhưng khơng góp vốn thì sẽ khơng còn là thành viên hoặc cổ

đông của cơng ty. Đối với trường hợp góp khơng đủ vốn thì thành viên hoặc cổ đơng đó chỉ có quyền tương ứng với phần vốn đã góp. Ngồi ra, người góp vốn phải chịu trách nhiệm đối với phần vốn góp đã cam kết/đăng ký đối với các nghĩa vụ tài chính của cơng ty phát sinh trong thời gian trước ngày công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ và điều chỉnh phần vốn góp của thành viên/cổ đơng đó.

Xét về khía cạnh quyền lợi, khi góp vốn vào cơng ty thì thành viên góp vốn được hưởng quyền lợi từ hoạt động kinh doanh của công ty tương ứng với phần vốn góp của mình. Theo quy định của pháp luật thì quyền lợi của mỗi thành viên góp vốn bao gồm: quyền hưởng lợi tức từ hoạt động của công ty, quyền biểu quyết tương ứng với phần vốn góp, quyền tham gia quản lý cơng ty…Ngồi ra, thành viên góp vốn phải chịu trách nhiệm đối với khoản nợ của cơng ty trong phạm vi số vốn đã góp vào cơng ty.

Như vậy, quyền và nghĩa vụ của người góp vốn bằng quyền SHTT tương ứng với giá trị định giá TSTT được góp vốn vào cơng ty. Tuy nhiên, TSTT với đặc thù mang tính vơ hình và ln tồn tại ở trạng thái động sẽ dẫn đến sự thay đổi liên tục về giá trị định giá TSTT ở từng thời điểm khác nhau. Trong khi đó, việc góp vốn bằng quyền SHTT được các bên định giá khi thành lập cơng ty. Vì vậy, trong một số trường hợp, quyền và nghĩa vụ của người góp vốn bằng quyền SHTT không tương xứng với giá trị thật của TSTT được khai thác sử dụng trong công ty.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam. Thực tiễn pháp lý và phương hướng hoàn thiện. (Trang 72 - 74)