5. Kết cấu của Luận văn
3.1. Thực trạng hoạt động góp vốn bằng quyền SHTT tại Việt Nam
3.1.1. Góp vốn bằng quyền sử dụng nhãn hiệu Vinashin
Cách đây gần chục năm, Tập đồn Cơng nghiệp Tàu thủy Việt Nam (VINASHIN) là một Tập đồn lớn và có mục tiêu tham vọng là đưa Việt Nam trở thành nước đóng tàu đứng thứ tư vào năm 2018. Ngày 01/10/2007, UNDP đã công bố bản nghiên cứu về hơn 200 doanh nghiệp lớn tại Việt Nam, trong đó có năm nhà máy đóng tàu có mặt trong danh sách Top 200 doanh nghiệp đều là thành viên của VINASHIN và được hưởng các đơn đặt hàng quốc tế và trong nước mà VINASHIN ký kết. Ngồi việc tìm khách hàng, VINASHIN cịn giúp các thành viên về công nghệ, tư vấn quản lý và tài chính. Vì vậy, trong giai đoạn này, nhãn hiệu VINASHIN là một trong những nhãn hiệu uy tín và có giá trị cao nhất trên thị trường.
Theo báo cáo của Tập đồn Cơng nghiệp Tàu thủy Việt Nam (VINASHIN), tính đến 31.12.2007, Tập đồn này đã góp vốn bằng quyền sử dụng nhãn hiệu VINASHIN vào 103 công ty cổ phần, liên doanh với giá trị quy ra tiền tới 2.067 tỷ đồng, tính bằng 30% tổng vốn điều lệ doanh nghiệp nhận góp vốn.
Điển hình là Cơng ty Cổ phần VINASHIN Việt Quang được thành lập tại Vũng Tàu ngày 21/4/2008. Trong danh sách 4 cổ đơng sáng lập của Cơng ty có Cơng ty TNHH một thành viên Cơng nghiệp Tàu thủy Sồi Rạp chiếm tỷ lệ góp vốn 51% thơng qua 510.000 cổ phần, với giá trị cổ phần 5,1 tỷ đồng. Tại Điều 1, Quyết định số 3848 ngày 26/11/2007 của Hội đồng quản trị Vinashin cũng quy định: “Góp năm tỷ một trăm đồng Việt Nam bằng nguồn
vốn tự có của Tập đồn Tàu thủy Việt Nam và Cơng ty TNHH một thành viên Công nghiệp Tàu thủy Soài Rạp, chiếm 51% tổng vốn điều lệ để thành lập Công ty Cổ phần VINASHIN Việt Quang. Trong đó, giao cho Cơng ty TNHH một thành viên Cơng nghiệp Tàu thủy Sồi Rạp quản lý phần vốn góp là ba tỷ đồng Việt Nam bằng giá trị nhãn hiệu của Tập đồn Cơng nghiệp Tàu thủy Việt Nam, chiếm 30% tổng vốn Điều lệ” [19]. Như vậy, nhãn hiệu
VINASHIN được các bên thống nhất định giá bằng 30% tổng Vốn Điều lệ Công ty Cổ phần VINASHIN Việt Quang.
Căn cứ vào quy định tại Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 04 - Tài sản cố định vơ hình, ban hành kèm theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ Tài chính quy định về tiêu chuẩn ghi nhận tài sản thì nhãn hiệu, mặc dù là tài sản vơ hình được tạo tư nội bộ doanh nghiệp nhưng khơng được ghi nhận là tài sản. Do vậy, phần vốn góp của VINASHIN thơng qua Cơng ty TNHH một thành viên Cơng nghiệp Tàu thủy Sồi Rạp vào Cơng ty Cổ phần VINASHIN Việt Quang sẽ không được ghi nhận là tài sản cố định để trích khấu hao. Thơng tư 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố đinh do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành cũng không quy định nhãn hiệu là tài sản cố định vơ hình, bởi vậy nhiều doanh nghiệp đã phải gánh chịu những thiệt hại khơng nhỏ khi góp vốn bằng giá trị nhãn hiệu.
Hiện nay, nhà nước chưa quy định về các cơ chế tài chính áp dụng đối với giá trị quyền sử dụng nhãn hiệu vì nhãn hiệu khơng phải là nguồn lực có thể xác định được, không đánh giá được một cách đáng tin cậy và doanh nghiệp cũng khơng kiểm sốt được giá trị nhãn hiệu. Khi kiểm tra quyết toán thuế, cơ quan thuế thường khơng chấp nhận phần chi phí sử dụng nhãn hiệu là khoản chi phí hợp pháp, hợp lý để được khấu trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Tuy nhiên, ở một số địa phương, cơ quan thuế vẫn chấp nhận khoản chi phí mua/sử dụng nhãn hiệu là một khoản chi phí được khấu trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Như vậy, cùng một vấn đề do chưa có quy định cụ thể rõ ràng dẫn đến cách hiểu và áp dụng pháp luật ở các cơ quan nhà nước là khác nhau. Cũng theo một báo cáo của Vinashin, số lượng doanh nghiệp nhận góp vốn bằng nhãn hiệu của Công ty mẹ Vinashin là 60. Số lượng doanh nghiệp nhận góp vốn bằng nhãn hiệu của các Công ty con Vinashin là 38. Tổng giá trị góp vốn bằng nhãn hiệu của cả 98 doanh nghiệp là 1.926 tỷ đồng; lỗ luỹ kế của các đơn vị nhận góp vốn tính đến 30/6/2010 là 616 tỉ đồng. Trong q trình góp vốn bằng nhãn hiệu, nhiều khi bản thân các doanh nghiệp không giữ
được uy tín ổn định một thời gian dài, thậm chí có thể bị giảm sút về uy tín, giá trị doanh nghiệp giảm mạnh…sẽ ảnh hưởng đến các bên có quyền khai thác nhãn hiệu đó. Tình trạng một số Tổng Cơng ty mang nhãn hiệu đi góp vốn với nhiều đối tác trong nhiều lĩnh vực không được đánh giá cao cũng có thể làm lỗng giá trị nhãn hiệu.
Khi tập đoàn VINASHIN đứng trên bờ vực phá sản, nhiều cán bộ lãnh đạo bị bắt, uy tín doanh nghiệp đi xuống, nhiều doanh nghiệp nhận góp vốn bằng nhãn hiệu này lại tìm cách loại bỏ tên tuổi VINASHIN trong công ty. Năm 2010, Vinashin đề xuất giữ lại 13 doanh nghiệp, số còn lại thực hiện thoái vốn. Như vậy, việc thực hiện thí điểm góp vốn bằng giá trị nhãn hiệu của Vinashin đã không mang lại hiệu quả như mong muốn.
3.1.2. Góp vốn bằng nhãn hiệu Sơng Đà
Nói đến việc phát huy khả năng kinh tế của TSTT không thể không kể đến Tổng Công ty Sông Đà. Nhãn hiệu Sông Đà những năm 2005-2007 được chia năm sẻ bảy cho các Công ty con, như Công ty cổ phần Sông Đà 99 (S99), CTCP Sông Đà 10 (SDT). Cũng giống như Tập đồn Vinashin, Tổng Cơng ty Sơng Đà đã khai thác giá trị của nhãn hiệu Sơng Đà bằng việc góp vốn bằng quyền sử dụng nhãn hiệu Sông Đã vào các công ty con.
Tuy nhiên, nhãn hiệu Sông Đà được sử dụng góp vốn tại các doanh nghiệp khác nhau lại được ghi nhận giá trị vốn góp khác nhau. Cụ thể: báo cáo kiểm tốn 2007 khoản góp vốn bằng nhãn hiệu của Tổng Công ty Sông Đà tại S99 là 250 triệu đồng, khấu hao lũy kế đến hết năm 2007 là 28 triệu đồng; tại SDT là 4,93 tỉ đồng, khấu hao luỹ kế đến hết 2007 là 1,214 tỉ đồng.
Tổng Công ty Sông Đà đã ban hành “Quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu Sơng Đà”, theo đó các đơn vị thành viên đều phải có nghĩa vụ ký kết Hợp đồng sử dụng nhãn hiệu hàng hóa Sơng Đà với Tổng Cơng ty. Điển hành là Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Phát triển Đô thị Sông Đà, đơn vị thành viên của Tổng Công ty Sông Đà, là doanh nghiệp được thành lập theo
Quyết định số 26/TCT-HĐQT ngày 13/2/2007 của Hội đồng quản trị Tổng Công ty Sơng Đà. Vốn điều lệ 100 tỷ đồng, trong đó, vốn bằng nhãn hiệu: 5 tỷ đồng. Ngồi ra, có thể kế đến các Nghị quyết của Hội đồng quản trị Tổng Công ty Sông Đà (số 06/2007/TCT/HDQT, số 381/2007/TCT/HDQT) quy định “giá trị nhãn hiệu Sơng Đà là một phần vốn góp của Tổng Cơng ty tương ứng 5% vốn điều lệ áp dụng cho các doanh nghiệp thành lập mới như Công ty Cổ phần thủy điện Cao Nguyên – Sông Đà; Công ty Cổ phần Năng lượng Sông Đà [19].
Như vậy, rõ ràng cùng một nhãn hiệu nhưng tại các doanh nghiệp khác nhau lại được định giá vốn góp khác nhau. Có vẻ như việc áp giá trị này mang tính chủ quan, mà theo ý kiến của các kiểm toán viên, đây là việc ghi nhận giá trị vơ hình do nội bộ tạo ra là tài sản. Vậy ai là người có thể định giá chính xác nhãn hiệu Sơng Đà trong trường hợp này và tác dụng của việc “gắn mác” Sông Đà trên tên doanh nghiệp giúp doanh nghiệp có những lợi ích cụ thể gì, định lượng bao nhiêu so với việc thiếu cái tên đó? Đáng lưu ý, khi một loạt doanh nghiệp chuyển về dưới sự chủ quản của Tổng Công ty Sông Đà, nếu họ chuyển tên để có “mác” Sơng Đà thì có tính phần vốn góp bằng nhãn hiệu Sông Đà của tập đồn hay khơng? Giá trị là bao nhiêu?
Nhiều ý kiến cho rằng, việc chấp nhận góp vốn bằng nhãn hiệu hiện không bị cấm và nếu các cổ đơng chấp nhận nó thì nên được cơ quan quản lý cho phép. Tuy nhiên, có ý kiến khác cho rằng, nếu chấp nhận việc góp vốn bằng nhãn hiệu và ghi nhận giá trị nhãn hiệu góp vốn là tài sản cố định vơ hình, thì khơng hợp lý. Hãy đặt câu hỏi, giá trị nhãn hiệu này có được định giá hợp lý khơng? Ai xác minh được giá trị này? Nó mang lại lợi ích cụ thể gì cho doanh nghiệp? Nếu chấp nhận coi nhãn hiệu là giá trị tài sản góp vốn thì doanh nghiệp có thể nghĩ ra nhiều “chiêu” để lách thuế, như đẩy phần vốn góp bằng giá trị nhãn hiệu lên cao.
Có thể nhận thấy rằng, việc góp vốn bằng quyền SHTT là một hiện tượng đã và đang diễn ra ngày càng nhiều trên thực tiễn nhưng vẫn chưa có quy định nào hướng dẫn cụ thể việc đánh giá và ghi nhận giá trị góp vốn này. Vì vậy, ở mỗi doanh nghiệp có một cách hiểu và vận dụng khác nhau, tạo nên sự thiếu đồng bộ và khơng thống nhất. Bộ Tài chính cần sớm ban hành Thơng tư hướng dẫn việc góp và nhận góp vốn bằng giá trị quyền SHTT để tháo gỡ vướng mắc mà các doanh nghiệp đang trong tình trạng “bế tắc”.
3.2. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả hoạt động góp vốn bằng quyền SHTT góp vốn bằng quyền SHTT
3.2.1. Yêu cầu hoàn thiện pháp luật
Để đảm bảo hoạt góp vốn bằng quyền SHTT được thực hiện đúng và có hiệu quả cần phải có những biện pháp và điều kiện cần thiết, trong đó quan trọng nhất là một hệ thống pháp luật về góp vốn bằng quyền SHTT khoa học và tồn diện, một cơ chế thực hiện pháp luật về góp vốn bằng quyền SHTT phù hợp và đầy đủ, đồng thời, khơng ngừng điều chỉnh để pháp luật về góp vốn bằng quyền SHTT luôn đáp ứng được yêu cầu thực tiễn.
Tại Việt Nam, Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987 ra đời chỉ đề cập đến việc góp vốn bằng SHTT đối với nhà đầu tư nước ngoài. Đến khi Luật doanh nghiệp 1999 được ban hành thì hoạt động góp vốn bằng quyền SHTT mới chính thức được pháp luật thừa nhận đối với nhà đầu tư trong nước. Hiện nay, Luật Doanh nghiệp 2014 đã tiếp tục ghi nhận quyền góp vốn bằng quyền SHTT đối với cả nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Đây là một bước phát triển trong hoạt động lập pháp, đã tạo ra được hành lang pháp lý cho hoạt động góp vốn bằng quyền SHTT. Tuy nhiên, có thể thấy pháp luật về góp vốn bằng quyền SHTT ở Việt Nam còn rất mới, các quy định của pháp luật điều chỉnh các mối quan hệ giữa các chủ thể tham gia vào quan hệ góp vốn bằng quyền SHTT tuy đã được ghi nhận nhưng thực tế áp dụng đã gặp rất nhiều bất cập, dẫn đến hiệu quả điều chỉnh của pháp luật về góp vốn bằng
quyền SHTT không cao. Pháp luật về góp vốn bằng quyền SHTT liên quan đến nhiều ngành luật, nhiều văn bản pháp luật nhưng giữa chúng chưa có sự thống nhất, cịn nhiều mẫu thuẫn chồng chéo, bất cập, chưa hài hòa lợi ích được giữa các chủ thể tham gia góp vốn, chưa làm cho hoạt động góp vốn bằng quyền SHTT phát triển và cũng chưa nâng cao được hiệu quả quản lý của nhà nước với tư cách là chủ thể quản lý và giám sát hoạt động góp vốn bằng quyền SHTT. Vì vậy, để khắc phục những bất cập, đảm bảo tính khả thi của các quy định pháp luật cần phải đưa ra các định hướng sửa đổi, bổ sung, cụ thể hóa các quy định của pháp luật cũng như các biện pháp để bảo đảm thực hiện pháp luật về góp vốn bằng quyền SHTT ở Việt Nam.
Bên cạnh đó, việc hồn thiện pháp luật phải đảm bảo được quyền lợi của chủ thể góp vốn trong tương quan với quyền lợi của chủ thể nhận góp vốn. Như đã phân tích, hoạt động góp vốn bằng quyền SHTT đã đóng vài trị quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội đất nước nhưng đồng thời cũng gây ra nhiều rủi do, hạn chế, thách thức cho các chủ thể tham gia hoạt động này. Thực tế, việc thiếu vắng những quy định liên quan đến định giá quyền SHTT, hạch tốn tài chính trong nội bộ doanh nghiệp đối với giá trị góp vốn bằng quyền SHTT đã gây cản trở rất lớn cho các chủ thể và doanh nghiệp trong quá trình quản lý và sử dụng vốn góp vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì vậy, cần tiếp tục hồn thiện các quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động góp vốn bằng quyền SHTT nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho các chủ thể tham gia góp vốn, thúc đẩy sự phát triển trong hoạt động kinh doanh.
Ngoài ra, trong xu thế tồn cầu hóa, q trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi Việt Nam gia nhập Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương – TPP, sự hình thành của Cộng đồng Kinh tế Asean – AEC dẫn đến nhu cầu góp vốn bằng giá trị quyền SHTT của các nhà đầu tư ngày càng tăng thì việc tiếp tục hồn thiện các quy
định pháp luật về góp vốn bằng quyền SHTT là điều kiện đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.
3.2.2. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật
Để góp phần hồn thiện pháp luật về góp vốn bằng quyền SHTT và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật trong lĩnh vực này, trên cơ sở đánh giá pháp luật về góp vốn bằng quyền SHTT tại Việt Nam hiện nay, tác giả đề xuất một số nội dung cụ thể như sau:
Thứ nhất, hoàn thiện các quy định pháp luật về chủ thể góp vốn.
Hiện nay, các quy định của pháp luật về chủ thể có quyền góp vốn bằng quyền SHTT chưa cụ thể, rõ ràng. Hiện nay, căn cứ vào các quy định của Luật SHTT cho chúng ta hiểu rằng, chủ thể góp vốn bằng quyền SHTT là chủ sở hữu hoặc chủ sử dụng các đối tượng quyền SHTT, người có quyền sử dụng trước đối tượng sở hữu công nghiệp. Tuy nhiên, thực tế chưa có một văn bản pháp luật nào quy định cụ thể về các chủ thể góp vốn bằng quyền SHTT. Vì vậy, pháp luật Việt nam cần bổ sung quy định về chủ thể góp vốn kinh doanh bằng quyền SHTT. Ngồi ra, cần có quy định mở hơn về việc ghi nhận quyền của người có TSTT là sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng cơng nghiệp cụ thể như: người có đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng cơng nghiệp có quyền được chuyển giao, góp vốn kinh doanh bằng quyền nộp đơn, quyền đối với đơn đã nộp cho cá nhân, pháp nhân hoặc các chủ thể khác. Bởi lẽ, với việc quy định thời hạn thẩm định cấp văn bằng bảo hộ độc quyền sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp mất từ 10 -12 tháng như hiện nay sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi hợp pháp của các chủ thể liên quan.
Thứ hai, hoàn thiện quy định về điều kiện góp vốn bằng quyền SHTT
Quyền SHTT là một loại tài sản vơ hình đặc biệt nên việc góp vốn bằng quyền SHTT phải đáp ứng những điều kiện nhất định. Hiện nay, pháp luật
Việt Nam chưa có quy định nào rõ ràng về điều kiện góp vốn bằng quyền SHTT dẫn đến các trường hợp hợp đồng góp vốn bằng quyền SHTT bị tuyên là vơ hiệu. Do đó, pháp luật Việt Nam cần bổ sung các điều kiện góp vốn bằng quyền SHTT như: Quyền SHTT chỉ được góp vốn kinh doanh khi đảm bảo các điều kiện: được bảo hộ theo quy định của pháp luật Việt Nam; đang còn hiệu lực