Chuyển giao tài sản góp vốn là quyền SHTT

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam. Thực tiễn pháp lý và phương hướng hoàn thiện. (Trang 63 - 65)

5. Kết cấu của Luận văn

2.1. Quy định pháp luật hiện hành về góp vốn bằng quyền SHTT

2.1.6. Chuyển giao tài sản góp vốn là quyền SHTT

Theo quy định của Luật SHTT 2005, chủ thể quyền SHTT khi góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền SHTT có thể góp vốn bằng quyền sở hữu/quyền sử dụng đối với các đối tượng SHTT. Sau khi đã tiến hành thủ tục đăng ký kinh doanh, để hồn tất thủ tục góp vốn, thành viên góp vốn phải tiến hành chuyển giao quyền sở hữu/quyền sử dụng các đối tượng SHTT cho

doanh nghiệp. Chuyển nhượng quyền SHTT là việc chủ sở hữu quyền SHTT chuyển giao quyền sở hữu của mình cho tổ chức, cá nhân khác. Chuyển quyền sử dụng đối tượng SHTT là việc chủ sở hữu đối tượng SHTT cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng đối tượng SHTT thuộc phạm vi quyền sử dụng của mình.

Đối với các đối tượng SHTT được xác lập không cần phải tiến hành các thủ tục đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền như: quyền tác giả; quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại; quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh thì việc chuyển giao quyền sở hữu/quyền sử dụng cũng không cần phải tiến hành thủ tục đăng ký chuyển nhượng. Bên góp vốn và bên nhận góp vốn chỉ cần có thỏa thuận bằng văn bản nội dung góp vốn bằng quyền SHTT và đó chính là căn cứ pháp lý để ghi nhận việc chuyển giao quyền sở hữu/quyền sử dụng đối tượng SHTT. Việc chuyển nhượng được coi là hoàn thành khi các bên tiến hành chuyển giao cho nhau những đối tượng đó mà khơng cần phải tiến hành thủ đăng ký. Thành viên góp vốn bằng quyền SHTT có trách nhiệm chuyển giao TSTT cam kết góp cho doanh nghiệp và có biên bản bàn giao đối với những đối tượng quyền SHTT không cần tiến hàng thủ tục đăng ký.

Đối với các đối tượng quyền SHTT được xác lập trên cơ sở đăng ký bảo hộ như quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng cơng nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu thì thủ tục chuyển giao quyền SHTT sang do doanh nghiệp được thực hiện theo thủ tục đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tuy nhiên, vì chủ thể quyền SHTT có thể chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng các đối tượng SHTT để góp vốn kinh doanh nên việc chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng các đối tượng SHTT đều phải tuân thủ theo thủ tục đăng ký của Luật SHTT.

Quyền SHTT là quyền tài sản, thời điểm quyền tài sản được chuyển dịch từ thành viên góp vốn sang cơng ty phải thực hiện sau khi công ty được thành

lập (đối với trường hợp góp vốn thành lập doanh nghiệp). Theo quy định của Điều 148 Luật SHTT, đối với các loại quyền sở hữu công nghiệp được xác lập trên cơ sở đăng ký, hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu cơng nghiệp chỉ có hiệu lực khi đã được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Việc chuyển giao quyền sở hữu/quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp nêu trên cần phải thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản. Theo đó, nội dung của hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp/hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng cần phải tuân thủ quy định của Luật SHTT.

Để tiến hành thủ tục đăng ký chuyển giao quyền SHTT, chủ thể góp vốn cần phải chuyển bị hồ sơ chuyển nhượng để gửi lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Khi hồ sơ đầy đủ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp, ghi nhận vào văn bằng bảo hộ chủ sở hữu mới. Trong trường hợp, chủ thể góp vốn khơng chuyển quyền sở hữu mà chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu cơng nghiệp thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, ghi nhận việc chuyển giao quyền sử dụng công nghiệp vào Sổ đăng ký quốc gia về chuyển giao quyền sử dụng công nghiệp, công bố quyết định cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng sở hữu công nghiệp trên công báo sở hữu công nghiệp trong thời hạn 02 tháng từ ngày ra quyết định.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam. Thực tiễn pháp lý và phương hướng hoàn thiện. (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)