Đối tƣợng góp vốn bằng quyền SHTT

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam. Thực tiễn pháp lý và phương hướng hoàn thiện. (Trang 43 - 49)

5. Kết cấu của Luận văn

2.1. Quy định pháp luật hiện hành về góp vốn bằng quyền SHTT

2.1.1. Đối tƣợng góp vốn bằng quyền SHTT

Đối tượng góp vốn quyền SHTT chính là TSTT. TSTT được hiểu là bao gồm tất cả các thơng tin có giá trị thương mại. Theo khái niệm được thừa nhận rộng khắp “TSTT” là những thành quả do trí tuệ con người sáng tạo ra thơng qua hoạt động sáng tạo thể hiện thành những mẫu thông tin kết hợp chặt chẽ với nhau trong các vật thể hữu hình xuất hiện cùng một thời gian với số lượng bản sao không giới hạn ở những địa điểm khác nhau trên thế giới và được thừa nhận là tài sản. Khi được thể chế hóa thì những mẫu thơng tin này biểu hiện cụ thể thành các đối tượng của quyền SHTT như: tác phẩm văn học, nghệ thuật, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, bí mật kinh doanh, giống cây trồng mới.

Quyền SHTT bao gồm ba nhóm quyền: quyền tác giả và quyền liên quan, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng. Do đó, đối tượng góp vốn bằng quyền SHTT bao gồm các đối tượng của các quyền: quyền tác giả và quyền liên quan, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng

Thứ nhất, quyền tác giả và quyền liên quan

Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình

sáng tạo ra hoặc sở hữu [4, Điều 4]. Đối tượng được bảo hộ quyền tác giả ở Việt Nam là các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học.

Đặc điểm của quyền tác giả:

(i) Chỉ bảo hộ hình thức thể hiện, khơng bảo hộ nội dung, giá trị của tác phẩm. Do đó, quyền tác giả phát sinh kể từ thời điểm tác phẩm được định hình dưới hình thức vật chất nhất định.

(ii) Tác phẩm phải có tính nguyên gốc. Một tác phẩm được định hình dưới một dạng hình thức vật chất nhất định thì mới chỉ là điều kiện cần để phát sinh quyền tác giả đối với tác phẩm. Điều kiện đủ để một tác phẩm được bảo hộ đó là tính ngun gốc. Nghĩa là tác phẩm đó phải do tác giả bằng trí tuệ của mình sáng tạo ra mà khơng sao chép từ một hay những tác phẩm khác. Quyền tác giả được phát sinh khi tác phẩm có tính ngun gốc và được thể hiện dưới một dạng vật chất nhất định, không phụ thuộc vào nội dung, giá trị của tác phẩm. Đây là nguyên tắc “bảo hộ tự động” của quyền tác giả. Chủ sở hữu tác phẩm không bắt buộc phải đăng ký quyền tác giả tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tác phẩm dù có đăng ký hay khơng đăng ký quyền tác giả đều được hưởng sự bảo hộ như nhau từ phía Nhà nước. Tuy nhiên, việc đăng ký quyền tác giả lại cần thiết và rất có ý nghĩa trong việc chứng minh quyền tác giả khi có tranh chấp xảy ra.

Quyền tác giả bao gồm: quyền nhân thân và quyền tài sản. Trong đó, quyền nhân thân gồm quyền nhân thân không gắn với quyền tài sản và quyền nhân thân gắn với quyền tài sản: (i) Quyền nhân thân không gắn với quyền tài sản gồm: quyền đặt tên tác phẩm, đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm, bảo vệ toàn vẹn của tác phẩm [4, Điều 19]. Các quyền này gắn với tác giả được bảo hộ vô thời hạn nhưng khơng phải là đối tượng góp vốn kinh doanh. (ii) Quyền nhân thân gắn với tài sản như quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm [4, Điều 19, khoản 3] và quyền tài sản: làm tác phẩm phái sinh, biểu diễn, sao chép, phân phối, cho thuê tác phẩm…[4, Điều 20]. Quyền nhân thân gắn với quyền tài sản và quyền tài sản được bảo hộ suốt cuộc đời tác giả cộng với năm mươi năm sau khi tác giả chết. Quyền nhân thân gắn với quyền tài sản và quyền tài sản sẽ thuộc về chủ

sở hữu tác phẩm – người đầu tư tài chính, cơ sở vật chất, kỹ thuật…để tạo nên tác phẩm (sẽ thuộc về tác giả nếu tác giả đồng thời là người đầu tư tài chính, cơ sở vật chất, kỹ thuật….để tạo nên tác phẩm) và là đối tượng được quyền góp vốn kinh doanh.

Quyền liên quan: Khoản 3 Điều 4 Luật SHTT quy định: “Quyền liên

quan là là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa”. Như vậy, đối tượng góp vốn bằng quyền SHTT của quyền liên quan là

cuộc biểu diễn; bản ghi âm, ghi hình; chương trình phát sóng và tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa. Cũng giống như quyền tác giả, quyền liên quan cũng được bảo hộ theo nguyên tắc “bảo hộ tự động” tức là nó phát sinh ngay khi cuộc biểu diễn; bản ghi âm, ghi hình; chương trình phát sóng và tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa được định hình. Việc đăng ký bảo hộ quyền liên quan với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khơng phải là điều kiện bắt buộc.

Thứ hai, quyền sở hữu cơng nghiệp

Đối tượng góp vốn bằng quyền SHCN bao gồm sáng chế, nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, tên thương mại, bí mật kinh doanh, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn và chỉ dẫn địa lý [4, Điều 3].

 Sáng chế: Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một số vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên [4, Điều 4]. Điều kiện để sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp bằng độc quyền sáng chế là: có tính mới, có trình độ sáng tạo và có khả năng áp dụng công nghiệp. Điều kiện để một sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp bằng độc quyền giải pháp hữu ích là: có tính mới, có trình độ sáng tạo và có khả năng áp dụng cơng nghiệp. Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế và quyền sở hữu cơng nghiệp đối với giải pháp hữu ích được bảo hộ trong thời hạn bằng độc quyền có hiệu lực. Tại Việt Nam, bằng độc quyền

sáng chế có hiệu lực từ ngày cấp đến hết 20 năm tính từ ngày nộp đơn hợp lệ; bằng độc quyền giải pháp hữu ích có hiệu lực từ ngày cấp đến hết 10 năm từ ngày nộp đơn hợp lệ.

 Kiếu dáng công nghiệp: Kiểu dáng công nghiệp là hình thức bên ngồi của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này. Kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ nếu đáp ứng được các điều kiện: có tình mới; có tính sáng tạo và có khả năng áp dụng cơng nghiệp. Chủ thể muốn được hưởng quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nm phải làm đơn xin cấp bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp và nộp cho Cục SHTT. Thời hạn bảo hộ bằng độc quyền kiểu dáng cơng nghiệp là 5 năm tính từ ngày nộp đơn hợp lệ và có thể được gia hạn liên tiếp 2 lần, mỗi lần 5 năm.

 Nhãn hiệu: Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Đặc trưng của nhãn hiệu là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc. Nhãn hiệu phải có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của chủ thể khác.

Nhãn hiệu được phân chia thành các loại: nhãn hiệu thông thường (bao gồm cả nhãn hiệu hàng hóa và nhãn hiệu dịch vụ), nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu liên kết, nhãn hiệu chứng nhận và nhãn hiệu nổi tiếng. Chủ thể muốn được cấp văn bằng bảo hộ đối với nhãn hiệu tại Việt Nam phải làm đơn xin cấp văn bằng bảo hộ và nộp cho Cục SHTT. Văn bằng bảo hộ có hiệu lực từ ngày cấp đến hết 10 năm tính từ ngày nộp đơn hợp lệ và có thể được gia hạn liên tiếp nhiều lần, mỗi lần 10 năm. Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng được bảo hộ vô thời hạn và không phụ thuộc vào bất kỳ một thủ tục đăng ký nào. Khi góp vốn bằng nhãn hiệu thì việc chuyển giao quyền đối với nhãn hiệu không được gây ra sự nhầm lẫn về đặc tính, nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu. Nhãn hiệu chỉ được góp vốn cho tổ chức,

đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký nhãn hiệu đó [4, Điều 139]. Ngồi ra, quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể khơng được góp vốn cho các tổ chức không phải là thành viên của chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể đó.

 Tên thương mại: Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Tên thương mại sẽ không được bảo hộ nếu trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với tên thương mại của người khác đã được sử dụng từ trước trên cùng một khu vực kinh doanh và trong cùng một lĩnh vực kinh doanh, hoặc trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác hoặc chỉ dẫn địa lý đang còn hiệu lực bảo hộ từ trước khi bắt đầu sử dụng tên thương mại đó. Tên thương mại được tự động bảo hộ (không cần đăng ký) khi đáp ứng các yêu cầu nêu trên. Tên thương mại được bảo hộ chừng nào chủ sở hữu vẫn cịn duy trì hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó. Tên thương mại được quyền góp vốn bằng việc chuyển giao quyền sở hữu tên thương mại đó cùng với cơ sở kinh doanh và khơng được quyền góp vốn bằng quyền sử dụng tên thương mại [4, Điều 142].

 Bí mật kinh doanh: Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh. Bí mật kinh doanh được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện: (i) không phải là hiểu biết thơng thường và khơng dễ dàng có được; (ii) khi được sử dụng trong kinh doanh sẽ tạo cho người nắm giữ bí mật kinh doanh lợi thế so với người khơng nắm giữ hoặc khơng sử dụng bí mật kinh doanh đó; (iii) được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để bí mật kinh doanh đó khơng bị bộc lộ với danh nghĩa bí mật kinh doanh gồm: bí mật về nhân thân, bí mật về quản lý nhà nước; bí mật về quốc phịng, an ninh; thơng tin bí mật khác liên quan đến kinh doanh. Bí mật kinh doanh được bảo hộ mà không cần phải nộp đơn đăng ký và được bảo hộ khi bí mật kinh donah đáp ứng đủ các điều kiện bảo hộ như đã nêu trên và khơng phải là bí mật về nhân thân, bí

mật về quản lý nhà nước, bí mật quốc phịng, an ninh, thơng tin bí mật khác khơng liên quan đến kinh doanh.

 Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn (Thiết kế bố trí): Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn là cấu trúc không gian của phần tử mạch và mối liên kết của các phần tử đó trong mạch tích hợp bán dẫn [4, Điều 4]. Thiết kế bố trí được bảo hộ nếu đáp ứng hai điều kiện: có tính nguồn gốc và có tính mới thương mại.

Tính nguyên gốc: thiết kế bố trí là kết quả lao động sáng tạo của chính tác giả và chưa được những người sáng tạo thiết kế bố trí và những nhà sản xuất mạch tích hợp bán dẫn biết đến một cách rộng rãi tại thời điểm tạo ra thiết kế bố trí đó.

Tính mới thương mại: thiết kế bố trí chưa được khai thác thương mại tại bất kỳ nơi nào trên thế giới trước ngày nộp đơn đăng ký.

Để được hưởng quyền đối với thiết kế bố trí tại Việt Nam thì tác giả phải làm đơn xin cấp Bằng độc quyền thiết kế bố trí tại Cục SHTT. Đây chính là cơ sở ghi nhận quyền chủ sở hữu và chủ thể quyền có quyền góp vốn bằng quyền sở hữu công nghiệp đối với thiết kế bố trí vào mục đích kinh doanh.

Thứ ba, quyền đối với giống cây trồng

Quyền đối với giống cây trồng là quyền của tổ chức, cá nhân đối với giống cây trồng mới do mình chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển hoặc được hưởng quyền sở hữu [4, Điều 4]. Đối tượng của quyền đối với giống cây trồng là vật liệu nhân giống và vật liệu thu hoạch. Trong đó:

Vật liệu nhân giống là cây hoặc bộ phận của cây có khả năng phát triển thành một cây mới dùng để nhân giống hoặc để gieo trồng.

Vật liệu thu hoạch là cây hoặc bộ phận của cây thu được từ việc gieo trồng vật liệu nhân giống.

Để được bảo hộ thì giống cây trồng được bảo hộ là giống cây trồng được chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển thuộc Danh mục loài cây trồng

được Nhà nước bảo hộ do Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thơn ban hành, có tính mới, tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định và có tên phù hợp. Bằng bảo hộ giống cây trồng có hiệu lực kể từ ngày cấp đến hết 25 năm đối với giống cây thân gỗ và cây nho; đến hết 20 năm đối với các giống cây trồng khác.

Như vậy, các đối tượng SHTT đều có những đặc điểm và điều kiện bảo hộ khác nhau. Mỗi đối tượng SHTT được pháp luật bảo vệ bằng một cơ chế pháp lý khác nhau và chủ thể quyền được hưởng các quyền và nghĩa vụ khác nhau khi tham gia vào quan hệ pháp luật. Không phải đối tượng quyền SHTT nào cũng được quyền góp vốn kinh doanh bởi một số đối tượng và trường hợp bị hạn chế quyền theo quy định của Luật SHTT. Qua đó, có thể nhận thấy để tận dụng các lợi thế kinh doanh thì chủ sở hữu các đối tượng của quyền SHTT phải nắm rõ điều kiện pháp lý của từng đối tượng để khai thác tối đa các lợi thế vốn có.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam. Thực tiễn pháp lý và phương hướng hoàn thiện. (Trang 43 - 49)