Hợp đồng góp vốn bằng quyền SHTT

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam. Thực tiễn pháp lý và phương hướng hoàn thiện. (Trang 61 - 63)

5. Kết cấu của Luận văn

2.1. Quy định pháp luật hiện hành về góp vốn bằng quyền SHTT

2.1.5. Hợp đồng góp vốn bằng quyền SHTT

Hợp đồng là công cụ pháp lý quan trọng và phổ biến để con người thực hiện các giao dịch nhằm thỏa mãn hầu hết mọi nhu cầu của mình. Luật hợp đồng ở Việt Nam hiện nay nằm rải rác trong nhiều văn bản, tính hệ thống của nó cịn ít được nghiên cứu. Hiện nay, trong quan hệ hợp đồng, các quy định về hợp đồng được quy định tại các Điều từ 388 đến 427 BLDS 2005 là luật chung cho tất cả các loại đồng chuyên biệt. Dựa trên quy định chung đó, BLDS và nhiều văn bản pháp luật khác quy định riêng các hợp đồng chuyên biệt. Tuy nhiên, chưa có văn bản nào quy định về hợp đồng góp vốn bằng giá trị quyền SHTT. BLDS 2005 quy định “Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự [6, Điều 388]. Xét về bản chất, hợp đồng là sự thỏa thuận làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên. Theo đó, trong quan hệ hợp đồng, quyền của bên này tương ứng với nghĩa vụ của bên kia, quyền và nghĩa vụ là quan hệ đối ứng với nhau.

Hợp đồng là sự thỏa thuận có hiệu lực bắt buộc thực hiện đối với các bên. Hợp đồng khi đã được ký kết thì các bên đều phải có nghĩa vụ tơn trọng và thực hiện đúng những gì đã cam kết. Khi các bên muốn thỏa thuận về việc góp vốn nhưng khơng thành lập doanh nghiệp hoặc thành lập doanh nghiệp thì hợp đồng góp vốn sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng để các bên có thể đưa ra tịa án giải quyết nếu có tranh chấp xảy ra. Vì vậy, nội dung của hợp đồng góp vốn cần quy định đầy đủ và rõ ràng các vấn đề pháp lý, quyền và nghĩa vụ các bên liên quan đến việc chuyển giao TSTT.

Về đối tƣợng và chủ thể hợp đồng: Xuất phát từ đặc thù của TSVH,

TSTT trong các giao dịch dân sự nói chung và quan hệ hợp đồng góp vốn nói riêng cần được các bên quy định rõ ràng đối tượng góp vốn là gì? Đối tượng

đó theo luật định có đủ điều kiện góp vốn hay khơng? Chủ thể hợp đồng hay chủ thể quyền các đối tượng SHTT là ai? Có đủ quyền được góp vốn và đứng tên chủ thể hợp đồng hay không? Tất cả các vấn đề này là cơ sở quan trọng xác định hiệu lực của hợp đồng góp vốn bằng quyền SHTT.

Về phạm vi, hình thức và giá trị góp vốn: Khác với góp vốn bằng

TSHH thơng thường, góp vốn bằng các đối tượng quyền SHTT cần lưu ý đến những giới hạn về phạm vi góp vốn. Các bên cần nắm rõ việc góp vốn giá trị TSTT là góp vốn bằng quyền tài sản và quyền nhân thân gắn với TSTT đó. Do đó, khơng phải cứ chuyển giao tài sản góp vốn giống như TSHH là chuyển giao toàn bộ quyền liên quan đến tài sản cho bên nhận góp vốn. Riêng đối với TSTT quyền nhân thân khơng được phép chuyền giao. Ngồi ra, hợp đồng góp vốn cần phải quy định rõ hình thức góp vốn bằng quyền SHTT: góp vốn bằng quyền sở hữu hay quyền sử dụng các đối tượng quyền SHTT để từ đó xác định giá trị của tài sản góp vốn cũng như quyền lợi của chủ thể góp vốn được hưởng trong doanh nghiệp.

Về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng góp vốn: Hợp đồng góp vốn bằng quyền SHTT là dạng hợp đồng song vụ nên quan hệ giữa quyền và nghĩa vụ luôn đối ứng nhau, quyền của bên này là nghĩa vụ của bên kia và ngược lại. Do đó, khi chủ thể quyền SHTT góp vốn là TSTT thì bên nhận góp vốn được quyền khai thác các công dụng từ TSTT vào hoạt động sản xuất kinh doanh cịn bên góp vốn nhận được một tỷ lệ góp vốn/lợi nhuận nhất định trong doanh nghiệp nhận góp vốn. Vì vậy, các bên cần quy định trong hợp đồng góp vốn những điều khoản rõ ràng, chi tiết liên quan đến quyền và trách nhiệm của mỗi bên để hạn chế tối đa những tranh chấp phát sinh sau này.

Về xử lý vi phạm: điều khoản phạt hợp đồng và trách nhiệm bồi thường

thiệt hại đối với bên vi phạm luôn được các bên trong bất cứ quan hệ hợp đồng nào coi trọng và đề cao. Bởi lẽ chính những quy định này sẽ nâng cao ý

thức và trách nhiệm thực hiện nghiêm túc các điều khoản đã thỏa thuận trong hợp đồng của các bên. Do đó, việc quy định chế tài đối với các nghĩa vụ không được thực hiện của hợp đồng là cần thiết và quan trọng để đảm bảo tính thực thi của hợp đồng đã được ký kết. Đối với bên góp vốn thì những vi phạm trọng yếu cần được áp dụng chế tài như vi phạm nghĩa vụ góp vốn: tiến độ góp vốn, chuyển giao tài sản góp vốn… Đối với bên nhận góp vốn thì thường xảy ra vi phạm về ghi nhận cổ phần/vốn góp trong doanh nghiệp cho bên góp vốn, chia lợi tức/lợi nhuận cho bên góp vốn...

Như vậy, có thể nhận thấy, hợp đồng quy định càng cụ thể, chi tiết, rõ ràng thì càng hạn chế tối đa các tranh chấp phát sinh giữa các bên góp vốn. Ngồi việc tạo ra hiệu lực ràng buộc các bên tham gia và người thứ ba trong một số trường hợp nhất định, hợp đồng góp vốn cũng có giá trị pháp lý đối với các cơ quan tài phán và cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác trong việc thực hiện các hành vi pháp lý liên quan đến hợp đồng. Khi giải quyết tranh chấp hợp đồng, xử lý vi phạm hợp đồng, tòa án và các trọng tài phải căn cứ vào các điều khoản của hợp đồng để ra bản án hoặc quyết định công bằng, công tâm. Nếu trong hợp đồng, các bên đã có những cam kêt, thỏa thuận cụ thể về những nội dung cơ bản thì sự ghi nhận cụ thể đó trong hợp đồng là căn cứ pháp lý để tòa án và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng khi giải quyết tranh chấp. Vì vậy, hợp đồng góp vốn bằng quyền SHTT đóng một vai trị vơ cùng quan trọng trong quá trình thực hiện hoạt động góp vốn bằng quyền SHTT.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam. Thực tiễn pháp lý và phương hướng hoàn thiện. (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)