5. Kết cấu của Luận văn
3.2. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả hoạt động
3.2.3. Một số kiến nghị nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật góp vốn
kiện cho các chủ thể góp vốn, trong đó có chủ sở hữu quyền SHTT khai thác được tối đa lợi ích từ quyền SHTT, pháp luật doanh nghiệp cần quy định về điều kiện, thủ tục góp vốn bằng quyền SHTT theo hướng bảo đảm sự phù hợp và thơng thống của các quy định này. Ngoài ra, pháp luật cần quy định rõ các thủ tục và thời điểm tiến hành việc chuyển giao quyền sở hữu/sử dụng quyền SHTT sang cho bên nhận góp vốn. Đây chính là bằng chứng xác nhận việc một thành viên đã thực hiện việc góp vốn vào cơng ty, từ đó được hưởng các quyền và lợi ích phát sinh từ hành vi góp vốn.
3.2.3. Một số kiến nghị nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật góp vốn bằng quyền SHTT bằng quyền SHTT
Để nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về góp vốn bằng quyền SHTT, chúng ta cần tiếp tục thực hiện một số biện pháp sau:
Thứ nhất, góp vốn bằng quyền SHTT là hoạt động đầu tư kinh doanh liên quan đến nhiều cơ quan quản lý nhà nước như: Sở kế hoạch đầu tư, Cục SHTT, Cơ quan quản lý thuế. Vì vậy để đảm bảo sự tuân thủ của các chủ thể liên quan đến hoạt động góp vốn bằng quyền SHTT thì cần phải tăng cường sự phối kết hợp quản lý chặt chẽ của các cơ quan quản lý nhà nước. Nhiệm
vụ của các cơ quan này khơng chỉ là nắm bắt tình tình thực hiện pháp luật góp vốn kinh doanh bằng quyền SHTT mà còn phải thường xuyên tổng kết đánh giá hoạt động góp vốn kinh doanh bằng quyền SHTT, tổ chức nghiên cứu; từ đó, đề xuất, tư vấn sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện pháp luật về góp vốn kinh doanh bằng quyền SHTT nhằm điều chỉnh kịp thời hoạt động góp vốn kinh doanh bằng quyền SHTT, gắn liền với thực tiễn và nâng cao hiệu quả thực thi.
Thứ hai, tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm của các
cơ quan quản lý Nhà nước nhằm phát hiện và xử lý kịp thời, triệt để, nghiêm minh các trường hợp vi phạm pháp luật về góp vốn kinh doanh bằng quyền SHTT; đồng thời, nâng cao năng lực kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp
luật về góp vốn kinh doanh bằng quyền SHTT, đảm bảo sự tuân thủ pháp luật và thúc đẩy nền kinh tế phát triển ổn định.
Thứ ba, tiếp tục công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo giục pháp luật cho các bên trong quan hệ góp vốn bằng quyền SHTT nhằm nâng cao nhận thức về pháp luật, nắm được các quyền và nghĩa vụ theo quy định pháp luật. Để tăng cường hiệu quả thực thi pháp luật về ổn định, cần nâng cao nhận thức hiểu biết pháp luật của các nhà đầu tư, nắm được các quyền và lợi ích của các bên trong quan hệ góp vốn, từ đó, chủ động hơn trong việc thực hiện và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình khi tham gia vào quan hệ góp vốn bằng quyền SHTT. Chúng ta hồn tồn có thể sử dụng đồng bộ nhiều phương tiện, cách thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật khác nhau như: Tổ chức hội thảo, tọa đàm, cung cấp văn bản pháp luật mới trực tiếp tại các doanh nghiệp; đào tạo, tuyên truyền nội bộ; hoặc thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như đài truyền hình, đài tiếng nói, sử dụng cơng cụ báo chí, mạng xã hội… nhằm thúc đẩy sự phát triển hoạt động góp vốn bằng quyền SHTT nói riếng và nền kinh tế Việt Nam nói chung.
Kết luận Chƣơng 3
Có thể nói, bằng việc ghi nhận trong Luật doanh nghiệp, hoạt động góp vốn bằng quyền SHTT bước đầu đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, là một hoạt động mới, đặc thù và phức tạp, qua một thời gian ngắn thực hiện, các quy định pháp luật về góp vốn bằng quyền SHTT đã bộc lộ khơng ít những hạn chế, bất cập, quá trình thực thi cịn gặp phải những khó khăn, vướng mắc cần phải tiếp tục sửa đổi, bổ sung hoàn thiện cũng như cần có những biện pháp kịp thời, đồng bộ nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về góp vốn bằng quyền SHTT. Qua thực tiễn hoạt động góp vốn bằng quyền SHTT của Việt Nam cũng như trên cơ sở phân tích, đánh giá quy định pháp luật Việt Nam, người viết đưa ra kiến nghị, giải pháp, trong đó tập trung vào hai nhóm giải pháp: Nhóm giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện pháp luật về góp vốn bằng quyền SHTT và nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về góp vốn bằng quyền SHTT.
KẾT LUẬN
Như vậy, quyền SHTT là một quyền tài sản và chủ sở hữu quyền SHTT được quyền sử dụng góp vốn kinh doanh như những tài sản hữu hình khác. Tuy nhiên, do mang những thuộc tính đặc thù của một tài sản vơ hình đặc biệt nên góp vốn bằng quyền SHTT được điều chỉnh bởi nhiều quy định pháp luật ở các văn bản pháp luật luật khác nhau.
Trên thế giới, Góp vốn bằng quyền SHTT là một khái niệm khơng cịn xa lạ và tương đối phổ biến. Ở Mỹ và các nước Tây Âu, góp vốn bằng quyền SHTT đã trở thành một xu hướng khá thịnh hành từ những năm 70 của thế kỷ XX. Khơng ít các quốc gia đã ban hành các quy định pháp luật cụ thể để điều chỉnh vấn đề này. Tại Việt Nam, hoạt động góp vốn kinh doanh bằng quyền SHTT bắt đầu xuất hiện nhiều hơn trong những năm gần đây. Góp vốn bằng quyền SHTT mang lại nhiều lợi ích nhueng cũng tiềm ẩn khơng ít rủi ro cho các bên cũng như công tác quản lý Nhà nước.
Luật Doanh nghiệp 2005 ra đời và hiện nay là Luật Doanh nghiệp 2014 đã ghi nhận quyền SHTT là một loại tài sản góp vốn và hoạt động góp vốn bằng quyền SHTT bắt đầu thực hiện theo một khung pháp lý nhất định. Tuy nhiên, do còn thiếu nhiều quy định pháp luật về góp vốn bằng quyền SHTT nên thực tế áp dụng đã gặp phải những khó khăn, vướng mắc nhất định, đồng thời, các quy định pháp luật về góp vốn bằng quyền SHTT hiện hành đã bộc lộ những hạn chế, bất cập, cản trở hiệu quả điều chỉnh pháp luật trên thực tế.
Xuất phát từ thực tiễn hoạt động góp vốn bằng quyền SHTT ở Việt Nam cũng như qua kết quả phân tích, đánh giá pháp luật hiện hành, người viết đã chỉ ra được những điểm tích cực, hạn chế trong các quy định pháp luật của Việt Nam. Từ đó, đề xuất, đưa ra các giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện pháp luật về góp vốn bằng quyền SHTT, xây dựng một hệ thống các quy phạm pháp luật góp vốn bằng quyền SHTT đồng bộ, thống nhất và phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam; đồng thời, nâng cao hiệu quả thực hiện pháp
luật về góp vốn bằng quyền SHTT, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Đây cũng là cơ sở để xây dựng một hệ thống pháp luật khoa học, phù hợp, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong quan hệ góp vốn bằng quyền SHTT cũng như nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về kinh doanh nói chung và hoạt động góp vốn bằng quyền SHTT nói riêng.
Trong phạm vi Luận văn này, chắc chắn không thể bao quát và giải quyết triệt để toàn bộ các vấn đề đặt ra đối với pháp luật điều chỉnh hoạt động góp vốn bằng quyền SHTT. Tác giả hi vọng, việc nghiên cứu, đánh giá pháp luật Việt Nam về góp vốn bằng quyền SHTT sẽ góp phần trong việc tiếp tục hoàn thiện pháp luật Việt Nam về góp vốn bằng quyền SHTT và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về góp vốn bằng quyền SHTT ở Việt Nam trong thời gian tới.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Tiếng Việt
1. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1996), Luật Đầu tư nước ngồi tại Việt Nam;
2. Quốc hội nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật Doanh nghiệp;
3. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Luật Doanh nghiệp;
4. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật Sở hữu trí tuệ;
5. Quốc hội nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009), Luật Sở hữu trí tuệ (sửa đổi, bổ sung);
6. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Bộ Luật Dân sự; 7. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Luật Đầu tư; 8. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Luật Chuyển
giao công nghệ.
9. Lê Nết (2006), Quyền sở hữu trí tuệ, NXB Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh;
10. Đồn Văn Trường (2007), Các phương pháp thẩm định định giá quyền sở
hữu trí tuệ, NXB Khoa học và Kỹ thuật;
11. Bộ Tài chính (2008), “Chuyên đề pháp luật áp dụng trong hoạt động định giá, thẩm định giá”, www.mof.gov.vn;
12. Nguyễn Hữu Cẩn (2009), Thực trạng pháp luật hiện hành của Việt Nam về tài sản trí tuệ và định giá tài sản trí tuệ, Đề tài nghiên cứu khoa học Viện Khoa học sở hữu trí tuệ, Hà Nội;
13. Nguyễn Hoàng Hạnh (2009), Định giá tài sản trí tuệ, kinh nghiệm của Trung Quốc, Đề tài nghiên cứu khoa học, Cục Sở hữu trí tuệ, Hà Nội;
14. Nguyễn Minh Hoàng (2005), Nguyên lý chung định giá tài sản và giá trị
doanh nghiệp, NXB Thống kê, Hà Nội;
15. Đào Minh Đức (01/2011), “Bài giảng: Vốn hóa tài sản trí tuệ”,
http://taxvietnam.com;
16. Vũ Thị Hải Yến (2008), Tài sản trí tuệ và các phương pháp định giá tài
sản trí tuệ trong hoạt động kinh doanh thương mại của doanh nghiệp, Đề tài
nghiên cứu khoa học, Trung tâm Sở hữu trí tuệ - Trường Đại học Luật Hà Nội;
17. Hạnh My (2011), “Góp vốn bằng thương hiệu: Doanh nghiệp “bơi” cách nào cũng đúng”, http://dddn.com.vn;
18. Đinh Tịnh (2008), “Vinashin cổ phần hóa 4 doanh nghiệp”,
http://vneconomy.vn;
19. Trần Văn Nam (2008), Thực trạng việc góp vốn bằng tài sản trí tuệ của
doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, Đề tài Khoa học cấp trường, Khoa Luật,
Đại học Kinh tế quốc dân.
B. Tiếng Anh
1. Adul Kadar, Ken Hoyle, Geofrey Whitehead (1985), Business Law, Heinemann, London.
2. C.M.Correa (2000), Intellectual Property rights, the WTO and Developing countries;
3. Walter Park (1997), Intellectual Property rights and economic growth
4. Victor J Cook (2006), “Competing for Customers and Capital”, Tulane, New Orleans, Louisiana, USA.