Khái niệm bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Những vấn đề lý luận và thực tiễn về bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự ở Việt Nam Luận án TS. Luật 623801 (Trang 36 - 43)

2.1. Khái niệm và sự cần thiết phải bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp

2.1.1. Khái niệm bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự

Để thiết lập một định nghĩa khoa học về việc bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự, trƣớc hết phải làm rõ khái niệm trung tâm của định nghĩa này là quyền phụ nữ. Khái niệm quyền phụ nữ gồm hai yếu tố cần đƣợc giải mã: một là chủ thể của các quyền ấy - phụ nữ; hai là phạm vi quyền trong khái niệm quyền phụ nữ.

Về phụ nữ - chủ thể của các quyền phụ nữ: trên phƣơng diện ý nghĩa của ngôn từ, “phụ nữ” cùng với một số từ khác nhƣ “đàn bà”, “con gái” có đặc điểm chung là ám chỉ tới nữ giới. Phân biệt với nam giới, dƣới khía cạnh sinh học, nữ giới đƣợc cho là những ngƣời thuộc giống cái, tức là ngƣời mang những đặc điểm giới tính đƣợc xã hội thừa nhận về khả năng mang thai và sinh nở một cách tự nhiên khi cơ thể họ hoàn thiện bình thƣờng. Tuy nhiên, “phụ nữ” là một thuật ngữ có tính phân biệt cao hơn “nữ giới” về khía cạnh lứa tuổi hoặc tình trạng hôn nhân. Trong đời sống dân sự, từ “phụ nữ” thƣờng đƣợc dùng để chỉ nữ giới trƣởng thành [110, tr.1272] nhằm phân biệt với trẻ em hoặc vị thành niên mang giới tính nữ hoặc “phụ nữ” còn có thể còn đƣợc hiểu là nữ giới đã kết hôn trong sự so sánh với từ “con gái” để chỉ nữ giới chƣa kết hôn.

Mặc dù vậy, khi tiếp cận dƣới góc độ nhân quyền, khái niệm “phụ nữ” lại không mang ý nghĩa phân biệt nhƣ trên mà chỉ tới toàn bộ nữ giới. Văn kiện pháp lý

quốc tế quan trọng nhất về quyền phụ nữ - Công ƣớc về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ năm 1979 (CEDAW) - tuy không xác định phụ nữ gồm những ngƣời nào nhƣng đã khẳng định việc chống lại mọi hành vi phân biệt đối xử với phụ nữ bất kể tình trạng hôn nhân của họ nhƣ thế nào (Điều 1) và ghi nhận quyền bình đẳng của phụ nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống, bao gồm quyền bình đẳng trong học tập của trẻ em gái (Điều 10). Theo đó, Công ƣớc CEDAW hƣớng tới bảo vệ quyền của tất cả những ngƣời thuộc nữ giới không kể họ đã kết hôn hay chƣa, là ngƣời trƣởng thành hay trẻ em.

Sau Công ƣớc CEDAW, một văn kiện quốc tế chuyên biệt về quyền phụ nữ khác - Tuyên bố về xóa bỏ bạo lực với phụ nữ năm 1993 - đã thể hiện rõ lập trƣờng bảo vệ quyền phụ nữ là hƣớng tới tất mọi phụ nữ không phân biệt lứa tuổi, xuất thân, địa vị xã hội, tình trạng kinh tế... Trong Lời nói đầu, Tuyên bố này ghi nhận mối quan ngại về bạo lực đối với phụ nữ nhƣ sau:

Lo ngại rằng, một số nhóm phụ nữ, chẳng hạn nhƣ phụ nữ thuộc các nhóm thiểu số, phụ nữ bản xứ, phụ nữ tỵ nạn, phụ nữ nhập cƣ, phụ nữ đang sống trong những cộng đồng nông thôn xa xôi, phụ nữ trong hoàn cảnh bần hàn, phụ nữ trong các nhà giam, trẻ em gái, phụ nữ khuyết tật, phụ nữ cao tuổi và phụ nữ trong những hoàn cảnh có xung đột vũ trang, là những ngƣời đặc biệt dễ có nguy cơ phải chịu bạo lực.

Cách tiếp cận khái niệm phụ nữ với ý nghĩa là mọi nữ giới, không phân biệt về bất kể yếu tố nào, kể các tuổi tác nhƣ trên tiếp tục đƣợc khẳng định bởi Tuyên bố Vienna tại Hội nghị thế giới về quyền con ngƣời năm 1993, ngay tại Phần 1 (đoạn thứ 18): “Các quyền của phụ nữ và trẻ em gái là một bộ phận cấu thành, gắn liền và không thể tách rời khỏi các quyền mang tính phổ biến của con ngƣời” [48].

Nhƣ vậy, dƣới góc độ nhân quyền, phụ nữ với tƣ cách chủ thể của các quyền phụ nữ đƣợc hiểu thống nhất là tất cả các cá nhân thuộc giới nữ, bao gồm cả trẻ em gái. Có thể có quan điểm ngƣợc lại cho rằng trẻ em gái không thuộc nhóm chủ thể này mà là chủ thể của các quyền trẻ em. Tuy nhiên, khi đã nói đến cụm từ “trẻ em gái” nghĩa là nhấn mạnh về phƣơng diện giới tính nữ của trẻ em đó, nếu không liên quan đến khía cạnh này thì chỉ cần sử dụng thuật ngữ chung là “trẻ em”. Bởi vậy,

các quyền của trẻ em gái là những quyền gắn với yếu tố giới tính nữ của trẻ em đó chứ không phải quyền gắn với yếu tố lứa tuổi của họ.

Liên quan đến giới tính, thực tiễn xã hội hiện nay cũng đặt ra một vấn đề khác là liệu những ngƣời vốn không phải nữ giới thực hiện việc chuyển giới để trở thành nữ giới và những ngƣời vốn là nữ giới đã thực hiện chuyển giới để trở thành nam giới có đƣợc coi là phụ nữ trong bối cảnh của việc bảo vệ quyền phụ nữ. Tuy nhiên, đối với giới tính mới của những ngƣời này, việc có đƣợc thừa nhận hay không còn tùy thuộc vào pháp luật của mỗi quốc gia. Không ai có thể phủ nhận việc bản thân họ là những con ngƣời và có những nhân quyền nhƣ mọi cá nhân con ngƣời. Nhƣng vấn đề bảo vệ nhân quyền của những ngƣời này chắc chắn phải gắn với những đặc thù riêng của việc chuyển giới. Bởi vậy, khi đề cập đến vấn đề bảo vệ quyền phụ nữ, nghiên cứu này thống nhất rằng: Phụ nữ - với tư cách chủ thể của các quyền phụ nữ - là những người mang giới tính nữ một cách tự nhiên, không phân biệt về tuổi tác, xuất thân, thành phần xã hội, địa vị, tình trạng kinh tế hay bất cứ yếu tố nào khác.

Về phạm vi quyền trong khái niệm quyền phụ nữ, trong khoa học pháp lý tồn tại những cách hiểu khác nhau. Ở Việt Nam, các nghiên cứu về quyền phụ nữ thƣờng hƣớng đến nội dung các quyền thể hiện trong pháp luật thực định hoặc thực tiễn bảo hộ, thực thi những quyền ấy. Vậy nên khái niệm quyền phụ nữ, nữ quyền

hay quyền của phụ nữ chƣa từng đƣợc các nhà khoa học Việt Nam khái quát. Trên thế giới, các nghiên cứu về nữ quyền đã tạo thành một trƣờng phái luật học phát triển mạnh [112, pp.3-4] nhƣng xung quanh khái niệm quyền phụ nữ vẫn tồn tại những cách hiểu khác nhau. Tuy rằng các nhà nghiên cứu đều thống nhất quyền phụ nữ là các nhân quyền thuộc về phụ nữ nhƣng lại có đến ba luồng quan điểm khác nhau về phạm vi của các quyền ấy nhƣ sau: thứ nhất là các đặc quyền của riêng nữ giới; thứ hai là quyền bình đẳng về mọi quyền con ngƣời của phụ nữ với nam giới và thứ ba là các quyền con ngƣời phản ánh đặc điểm giới của phụ nữ.

Các hiểu thứ nhất đƣợc Fran. P. Hosken - nhà hoạt động xã hội, nhà nữ quyền Mỹ gốc Australia, ngƣời thành lập Mạng lƣới Phụ nữ Quốc tế năm 1975, đề cập đến trong Quý san Nhân quyền của Đại học Johns Hopkins nhƣ sau: “Quyền

phụ nữ là thuật ngữ dùng để chỉ các quyền tự do và đặc quyền đƣợc cho là thuộc về nữ giới” và “những quyền này thƣờng đƣợc phân biệt với các quan niệm chung về quyền con ngƣời mà đƣợc ghi nhận là dành cho nam giới” [121, p.5]. Quan điểm của Hosken giới hạn quyền phụ nữ trong phạm vi hẹp chỉ bao gồm các quyền đặc thù của phụ nữ, phân biệt với các quyền con ngƣời nói chung. Hiểu nhƣ vậy nghĩa là quyền phụ nữ chỉ bao gồm: quyền mang thai, sinh nở, quyền đƣợc bảo hộ thiên chức làm mẹ. Trong khi đó, với tƣ cách con ngƣời, phụ nữ có tất cả những nhân quyền phổ biến ở mọi cá nhân trên thế giới. Việc hiểu khái niệm theo cách này đã gạt bỏ phần lớn các quyền con ngƣời của phụ nữ. Nói chung, các quyền đặc thù giới chỉ có thể là một bộ phận chứ không thể bao hàm toàn bộ khái niệm quyền phụ nữ.

Cách hiểu thứ hai về phạm vi của quyền phụ nữ với ý nghĩa là quyền bình đẳng trong việc thụ hƣởng các quyền con ngƣời của phụ nữ so với nam giới thƣờng đƣợc diễn giải trong các từ điển tiếng Anh. Thuật ngữ “women’s rights” (quyền của phụ nữ) trong Từ điển tiếng Anh Oxford đƣợc giải thích: “là những quyền mà thúc đẩy địa vị pháp lý và xã hội bình đẳng của phụ nữ với nam giới” [114, p.2076]. Còn theo Từ điển Anh - Mỹ, thuật ngữ này có nghĩa là: 1) “quyền về sự bình đẳng trong các lợi ích và cơ hội so với nam giới, thuộc về phụ nữ và dành cho phụ nữ”; 2) “các quyền kinh tế - xã hội, chính trị, pháp lý dành cho phụ nữ bình đẳng hoặc tƣơng đƣơng với những quyền đó dành cho nam giới” [128, p.816].

Ruth Bader Ginsburg - nữ thẩm phán Do Thái đầu tiên của Tòa án Tối cao của Mỹ cũng từng nhìn nhận quyền phụ nữ với ý nghĩa là sự bình đẳng trong việc thụ hƣởng các quyền con ngƣời: “Quyền của phụ nữ là một phần thiết yếu của quyền con ngƣời nói chung, hƣớng đến sự bình đẳng về phẩm giá và khả năng sống trong tự do mà tất cả mọi ngƣời nên hƣởng thụ” [125, p.3]. Bề ngoài, cách hiểu này dƣờng nhƣ đem đến một phạm vi rộng hơn cho khái niệm quyền phụ nữ so với cách hiểu thứ nhất vì nó đề cập đến tất cả các quyền, tự do cơ bản của con ngƣời. Tuy nhiên, cốt lõi của cách hiểu này khiến quyền phụ nữ thực chất chỉ gồm một quyền duy nhất là quyền bình đẳng về cơ hội hƣởng thụ mọi quyền con ngƣời của phụ nữ so với nam giới. Bình đẳng về cơ hội hƣởng thụ các quyền chính là nền tảng của nhân quyền nhƣng không vì thế mà quyền bình đẳng ấy bao hàm tất cả các quyền

con ngƣời của phụ nữ. Cách hiểu này đã thiếu sót ngay ở chỗ nó đã loại trừ những quyền đặc thù của phụ nữ ra khỏi khái niệm quyền phụ nữ vì các quyền đặc thù giới không bình đẳng giữa phụ nữ và nam giới.

Cách hiểu thứ ba đƣợc hai nhà hoạt động nữ quyền nổi tiếng Charlotte Bunch và Samantha Frost - giảng viên Đại học Illinois - đề cập trong cuốn Bách khoa toàn thư thế giới về phụ nữ: Những vấn đề và tri thức toàn cầu về phụ nữ nhƣ sau: “Quyền phụ nữ là những quyền con ngƣời của phụ nữ thông qua lăng kính giới” [115, p.15]. Theo đó, quyền phụ nữ cũng là các quyền con ngƣời nhƣng phản ánh những đặc thù giới tính của phụ nữ. Đây có lẽ là cách hiểu phù hợp nhất về khái niệm quyền phụ nữ. Sở dĩ nhƣ vậy bởi vì với tƣ cách con ngƣời, phụ nữ có mọi nhân quyền nhƣ các cá nhân khác. Tuy nhiên, khái niệm quyền phụ nữ không chỉ đến tất cả mọi nhân quyền đó bởi nếu mang ý nghĩa nhƣ vậy thì chỉ cần dùng khái niệm “quyền con ngƣời” (human rights) chung cho cả phụ nữ và nam giới mà không cần phải xác định một khái niệm “quyền phụ nữ” (women’s right) riêng. Khái niệm quyền phụ nữ phải đƣợc hiểu trong bối cảnh gắn kết chặt chẽ của hai yếu tố: quyền con ngƣời và đặc thù giới của phụ nữ.

Nhƣ vậy, quyền phụ nữ nên hiểu “là những quyền con ngƣời của phụ nữ thông qua lăng kính giới”. Vấn đề cần đƣợc làm rõ hơn về khái niệm này là “lăng kính giới” đã tạo ra sự khác biệt nhƣ thế nào giữa quyền phụ nữ với quyền con ngƣời nói chung mà phụ nữ vốn cũng là một chủ thể đƣợc hƣởng thụ.

Đặc thù giới về sinh học và thiên chức xã hội đã mang lại cho phụ nữ một loại quyền con ngƣời riêng mà nửa kia của thế giới không có là quyền thực hiện thiên chức làm mẹ và đƣợc bảo hộ đặc biệt đối với thiên chức này. Đặc thù giới tất nhiên cũng không làm mất đi bất kỳ một quyền con ngƣời nói chung nào của phụ nữ bởi vì không ai có thể phủ nhận việc phụ nữ là con ngƣời. Tuy nhiên, đặc thù giới có thể khiến một số quyền con ngƣời ở phụ nữ dễ bị tổn thƣơng hơn so với quyền ấy ở nam giới. Ví dụ nhƣ: do đặc điểm sinh học của cơ thể nên quyền tự do và an toàn tình dục của phụ nữ dễ bị xâm hại hơn; do định kiến xã hội về giới, phụ nữ dễ bị kỳ thị, phân biệt đối xử; đặc điểm thể chất và chức năng sinh sản, vai trò xã hội... khiến phụ nữ dễ trở thành nạn nhân của bạo lực, tình trạng ngƣợc đãi hoặc

lạm dụng...v.v. Nhƣ vậy, đặc điểm giới mang lại cho phụ nữ quyền con ngƣời đặc thù, đồng thời khiến cho nhiều quyền con ngƣời của phụ nữ dễ bị tổn thƣơng hơn. Vì lẽ đó, trong thực tiễn pháp lý, nội dung bảo vệ quyền phụ nữ của các văn kiện của quốc tế cũng nhƣ quốc gia thƣờng tập trung vào việc bảo vệ quyền thực hiện thiên chức làm mẹ của phụ nữ và các quyền con ngƣời dễ bị tổn thƣơng do chủ thể của quyền là phụ nữ nhƣ: quyền bình đẳng giới; quyền tự do và an toàn về tình dục; quyền tự do và an ninh cá nhân; quyền tự do hôn nhân... Bởi vậy, dƣới góc độ bảo vệ quyền phụ nữ, khái niệm quyền phụ nữ hàm ý chỉ đến một nhóm quyền bao gồm quyền con ngƣời đặc thù của nữ giới và những quyền dễ bị tổn thƣơng do chủ thể của quyền là nữ giới. Khái niệm này không làm giới hạn nhân quyền của nữ giới so với các nhân quyền phổ biến của cá nhân nói chung mà chỉ nhằm nhấn mạnh yêu cầu bảo vệ chặt chẽ hơn đối với một số nhân quyền ở phụ nữ. Để có một cách nhìn nhận đầy đủ và chính xác về khái niệm quyền phụ nữ, có thể mô hình hóa khái niệm này nhƣ dƣới đây:

Biểu đồ 2.1. Miền khái niệm quyền phụ nữ trong các quyền con người của phụ nữ

Với tƣ cách con ngƣời và đặc thù giới của mình, phụ nữ là chủ thể của tất cả các nhóm quyền đƣợc thể hiện trong biểu đồ trên. Tuy nhiên, khi đề cập đến quyền phụ nữ với tƣ cách là những quyền đƣợc bảo hộ bằng một chế độ riêng trên nền tảng bảo vệ nhân quyền chung thì nghĩa là chỉ đề cập đến hai miền trong biểu đồ này - hai

Miền (phạm vi)

quyền phụ nữ Toàn bộ quyền con người của phụ nữ

Quyền con người đặc thù giới của phụ nữ

Các quyền con người phổ biến ở mọi cá nhân

Các quyền con người dễ bị tổn thương do chủ thể của quyền là phụ nữ

miền chứa nhóm quyền đặc thù giới của phụ nữ và quyền dễ bị tổn thƣơng do chủ thể là phụ nữ. Bởi vậy, dƣới góc độ bảo vệ quyền phụ nữ, khái niệm quyền phụ nữ đƣợc hiểu thống nhất nhƣ sau: Quyền phụ nữ là những quyền con người phản ánh đặc điểm giới tính vốn có của mọi phụ nữ, trong đó bao gồm các quyền con người đặc thù giới mà chỉ riêng phụ nữ mới có và các quyền con người dễ bị tổn thương do chủ thể của quyền là phụ nữ.

Khái niệm này chính nền tảng để xây dựng định nghĩa về bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự dƣới đây.

“Bảo vệ” thông thƣờng đƣợc hiểu là “giữ gìn, chống lại sự xâm phạm để khỏi bị hƣ hỏng, mất mát” hoặc “dùng lý lẽ để bênh vực” [110, tr.80]. Theo đó, bảo vệ quyền phụ nữ là việc giữ gìn, bênh vực, chống lại sự xâm hại để tránh tổn thƣơng các quyền phụ nữ. Với cách hiểu chung nhƣ vậy, bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự là dùng các quy định pháp luật hình sự để giữ gìn, bênh vực, chống lại sự xâm hại làm tổn thƣơng các quyền phụ nữ. Tuy nhiên, để hiểu chính xác và đầy đủ về khái niệm này cần phải lí giải những nội dung bên trong của khái niệm dựa trên cơ sở đặc trƣng, cơ chế hoạt động của ngành luật hình sự.

Ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, luật hình sự thƣờng đƣợc hiểu là luật về tội phạm hoặc luật về hình phạt [97, tr.78]. Trong khoa học luật hình sự Việt Nam,

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Những vấn đề lý luận và thực tiễn về bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự ở Việt Nam Luận án TS. Luật 623801 (Trang 36 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)