3.2. Bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự ở Việt Nam trong
3.3.1. Kết quả áp dụng các quy định bảo vệ quyền phụ nữ của Bộ luật hình
sự năm 1999
Kể từ ngày 01/7/2000 khi BLHS năm 1999 bắt đầu có hiệu lực thi hành đến nay, các cơ quan thi hành pháp luật ở nƣớc ta đã có nhiều nỗ lực trong việc áp dụng
đúng đắn các quy định của Bộ luật để bảo vệ quyền con ngƣời, quyền công dân nói chung và quyền phụ nữ nói riêng. Khảo sát các tƣ liệu thực tiễn, số liệu thống kê xét xử trong vòng 10 năm gần đây cho thấy việc áp dụng các quy định nhằm bảo vệ quyền phụ nữ đã đạt đƣợc những kết quả đáng kể.
3.3.1.1. Áp dụng các quy định bảo vệ quyền con người đặc thù của phụ nữ
Để bảo vệ thiên chức làm mẹ của phụ nữ chống lại các hành vi phạm tội, tình tiết tăng nặng TNHS “phạm tội đối với phụ nữ có thai” tại điểm h khoản 1 Điều 48 BLHS và tình tiết định khung tăng nặng hình phạt tƣơng ứng tại các quy định về tội giết ngƣời, tội cố ý gây thƣơng tích, tội hành hạ ngƣời khác... đƣợc các cơ quan áp dụng pháp luật thực thi triệt để nhằm thể hiện thái độ kịch liệt lên án của Nhà nƣớc đối với hành vi làm tổn hại quyền đặc thù của phụ nữ. Tuy nhiên, trƣớc năm 2006 quan điểm áp dụng tình tiết tăng nặng TNHS chung phạm tội với phụ nữ có thai còn có sự bất nhất giữa các Tòa án: có Tòa chỉ áp dụng trong trƣờng hợp phạm tội do cố ý, có Tòa áp dụng cả đối với trƣờng hợp phạm tội do vô ý; có Tòa chỉ áp dụng tình tiết này khi bị cáo biết nạn nhân đang mang thai, có Tòa áp dụng bất kể bị cáo có biết đƣợc điều này hay không [4, tr.4-6]. Kể từ khi Hội đồng thẩm phán TANDTC ban hành Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP, việc áp dụng đã đƣợc thống nhất chỉ đối với những trƣờng hợp phạm tội do lỗi cố ý, không phụ thuộc vào ý thức chủ quan của bị cáo có nhận biết đƣợc hay không việc nạn nhân là phụ nữ có thai.
Đồng thời với việc áp dụng tình tiết tăng nặng TNHS phạm tội đối với phụ nữ có thai, theo thống kê của TANDTC trong 10 năm gần đây Tòa án nhân dân các cấp đã xét xử sơ thẩm 28 vụ án với 50 bị cáo về tội phá thai trái phép [87].
Bảng 3.1. Số liệu thống kê xét xử sơ thẩm vụ án về tội phá thai trái phép ở các Tòa án cấp tỉnh và huyện trên toàn quốc
Năm 200 7 200 8 200 9 201 0 201 1 201 2 201 3 201 4 201 5 201 6 Tổn g Số vụ 08 03 04 02 04 0 03 0 02 02 28 SốB 13 13 06 04 05 0 04 0 02 03 50
C
(Tòa án nhân dân tối cao (2016), Thống kê số liệu xét xử từ năm 2007 đến năm 2016)
Tuy số lƣợng vụ án phá thai trái phép đã xét xử không nhiều nhƣng diễn biến theo hƣớng giảm dần cả về số vụ và số bị cáo cho thấy việc thực thi quy định này đạt hiệu quả cao trong việc răn đe, trấn áp tội phạm.
Bên cạnh việc áp dụng các quy định của BLHS để xử lý các hành vi phạm tội xâm hại thiên chức làm mẹ, những quy định thể hiện chính sách bảo hộ đặc biệt đối với thiên chức làm mẹ trong khi xem xét mức độ nghiêm khắc của TNHS và hình phạt cũng đƣợc áp dụng nghiêm túc. Mọi trƣờng hợp nữ bị cáo chứng minh đƣợc về tình trạng mang thai khi thực hiện tội phạm đều đƣợc xem xét để giảm nhẹ TNHS đối với họ theo quy định ở điểm l khoản 1 Điều 46 BLHS. Mức độ giảm nhẹ TNHS tƣơng ứng với thời kỳ mang thai, ảnh hƣởng của tình trạng thai nhi đến việc thực hiện tội phạm của bị cáo. Thậm chí, trong nhiều vụ án, các Tòa án còn vận dụng khoản 2 Điều 46 BLHS năm 1999 để thừa nhận việc nữ bị cáo mang thai khi xét xử (chứ không phải khi phạm tội) là tình tiết giảm nhẹ TNHS. Đồng thời với việc áp dụng tình tiết giảm nhẹ TNHS chung, trong 10 năm qua, quy định về tội giết con mới đẻ thay vì tội giết ngƣời đã đƣợc áp dụng trên cơ sở thông cảm với đặc điểm tâm sinh lý của ngƣời phụ nữ khi mới sinh nở ở các nữ bị cáo trong 45 vụ án [87].
Bảng 3.2. Số liệu thống kê xét xử sơ thẩm vụ án về tội giết con mới đẻ ở các Tòa án cấp tỉnh và huyện trên toàn quốc
Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Tổng Vụ 05 03 17 04 02 0 02 04 06 04 45
(Tòa án nhân dân tối cao (2016), Thống kê số liệu xét xử từ năm 2007 đến năm 2016)
Cùng với chính sách khoan hồng khi xem xét TNHS, quy định về trì hoãn, tạm đình chỉ thi hành hình phạt tù; hủy bỏ việc áp dụng, thi hành hình phạt tử hình đối với phụ nữ mang thai, nuôi con dƣới 36 tháng tuổi cũng đƣợc thực thi triệt để. Ngay cả khi nữ bị cáo, nữ phạm nhân có dấu hiệu cố ý lợi dụng chính sách hình sự nhân đạo thì quy định vẫn đƣợc thực thi nhằm đảm bảo chế độ bảo hộ đặc biệt đối với thiên chức làm mẹ. Có những trƣờng hợp hình phạt tù đƣợc hoãn thi hành liên tục từ 04 đến 05 lần do ngƣời bị kết án mang thai, nuôi con nhỏ. Thậm chí, hình
phạt tử hình đƣợc hủy bỏ vì bị cáo, ngƣời bị kết án mang thai ngay trong điều kiện biệt giam ở các vụ việc nổi tiếng nhƣ: Nguyễn Thị Oanh tại Trại tạm giam Công an tỉnh Hòa Bình năm 2006; Trần Thị Hƣơng tại Trại giam Chí Hòa năm 2006; Nguyễn Thị Huệ tại Trại tạm giam Công an tỉnh Quảng Ninh năm 2015. Những trƣờng hợp nhƣ vậy khiến cho việc thực thi chính sách bảo hộ toàn diện đối với thiên chức làm mẹ của ngƣời phụ nữ trong luật hình sự Việt Nam đƣợc các nhà nghiên cứu nƣớc ngoài đặc biệt đề cao [136, p.165].
3.3.1.2. Áp dụng các quy định bảo vệ các quyền con người dễ bị tổn thương do chủ thể của quyền là phụ nữ
Để bảo vệ các quyền: bình đẳng giới, tự do và an ninh cá nhân, tự do và an toàn tình dục, tự do hôn nhân của phụ nữ, trong vòng 10 năm từ 2007 đến 2016, các tòa án trên toàn quốc đã xét xử sơ thẩm đối với 23730 vụ án về các loại tội phạm có nạn nhân là phụ nữ hoặc chủ yếu là phụ nữ [87, Phụ lục 1].
Bảng 3.3. Số liệu thống kê xét xử sơ thẩm vụ án về các tội có nạn nhân là phụ nữ hoặc chủ yếu là phụ nữ ở các Tòa án cấp tỉnh và huyện trên toàn quốc
Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016
Số vụ án 2160 2286 2138 2104 1959 2026 2454 2682 2971 2950
(Tòa án nhân dân tối cao (2016), Thống kê số liệu xét xử từ năm 2007 đến năm 2016)
Cụ thể trong đó, để chống lại hành vi xâm hại nghiêm trọng quyền bình đẳng giới của phụ nữ, trong 10 năm qua TAND các cấp đã xét xử 14 bị cáo trong 10 vụ án về tội xâm phạm quyền bình đẳng của phụ nữ [87, Phụ lục 1].
Bảng 3.4. Số liệu thống kê xét xử sơ thẩm vụ án về tội xâm phạm quyền bình đẳng của phụ nữ ở các Tòa án cấp tỉnh và huyện trên toàn quốc
Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Tổng Số vụ 02 01 02 0 0 01 0 01 02 01 10
Số BC 03 02 02 0 0 01 0 01 03 01 13
(Tòa án nhân dân tối cao (2016), Thống kê số liệu xét xử từ năm 2007 đến năm 2016)
Chống lại những hành vi xâm phạm nghiêm trọng quyền tự do và an toàn tình dục, từ năm 2007 đến 2016, các tòa án trên toàn quốc đã xét xử sơ thẩm 14056 vụ án với 16710 bị cáo về các tội phạm tình dục [87, Phụ lục 1]. Mặc dù không phải
toàn bộ nhƣng sự thật hiển nhiên là đại đa số các vụ xâm hại tình dục đều hƣớng tới nạn nhân là phụ nữ và trẻ em gái.
Bảng 3.5. Số liệu thống kê xét xử sơ thẩm các tội xâm phạm quyền tự do và an toàn về tình dục ở các Tòa án cấp tỉnh và huyện trên toàn quốc
Tội
danh Hiếp dâm Hiếp dâm
trẻ em Cƣỡng dâm
Cƣỡng dâm trẻ em
Giao cấu với trẻ em
Năm Vụ Bị cáo Vụ Bị cáo Vụ Bị cáo Vụ Bị cáo Vụ Bị cáo
2007 336 498 576 626 09 17 01 02 270 292 2008 364 518 617 705 08 11 04 04 285 303 2009 322 468 595 677 05 05 04 06 287 305 2010 322 511 488 559 04 04 03 04 364 378 2011 272 416 483 562 07 19 02 03 390 411 2012 282 405 498 561 04 09 09 10 424 444 2013 285 416 558 651 04 17 05 05 613 738 2014 332 430 656 751 07 07 02 02 694 733 2015 328 450 661 789 11 18 04 04 841 865 2016 331 447 672 797 07 16 03 04 807 837 Tổng 3174 4559 5804 6678 66 123 37 44 4975 5306
(Tòa án nhân dân tối cao (2016), Thống kê số liệu xét xử từ năm 2007 đến năm 2016)
Bên cạnh những tội phạm trực tiếp xâm hại về tình dục, những hành vi khác dẫn đến tổn hại quyền tự do và an toàn tình dục nhƣ: chứa mại dâm, môi giới mại dâm cũng bị xử lý về hình sự nghiêm khắc. Trung bình mỗi năm Tòa án nhân dân các cấp đã xét xử trên 800 vụ án về các tội phạm này [87, Phụ lục 1]:
Bảng 3.6. Số liệu thống kê xét xử sơ thẩm các tội liên quan đến mại dâm ở các Tòa án cấp tỉnh và huyện trên toàn quốc
Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Tội chứa mại dâm 641 647 578 522 462 427 500 450 528 531 Tội môi giới mại dâm 181 183 176 247 203 235 322 370 426 417 Tội mua dâm ngƣời chƣa TN 14 11 06 15 09 09 12 06 09 11
Tổng 836 841 760 784 674 671 834 826 963 959
(Tòa án nhân dân tối cao (2016), Thống kê số liệu xét xử từ năm 2007 đến năm 2016)
Cũng giống nhƣ các tội trực tiếp xâm hại về tình dục, đối tƣợng bị mua dâm, bị coi nhƣ hàng hóa, đại đa số là phụ nữ và trẻ em gái. Xử lý về hình sự những hành vi mua dâm, chứa chấp và môi giới mại dâm thể hiện thái độ kiên quyết của Nhà
nƣớc trong việc chống lại sự chà đạp đối với nhân phẩm, quyền tự do và an toàn về tình dục của phụ nữ.
Để bảo vệ quyền tự do và an ninh cá nhân của phụ nữ, Bên cạnh việc xử lý các hành vi xâm phạm quyền tự do và an ninh cá nhân của con ngƣời nói chung, trong vòng 10 năm gần đây Tòa án các cấp đã xét xử và nghiêm trị 2652 bị cáo trong 1371 vụ mua bán phụ nữ (mua bán ngƣời) [87, Phụ lục 1].
Bảng 3.7. Số liệu thống kê xét xử sơ thẩm vụ án về tội mua bán phụ nữ (mua bán người) ở các Tòa án cấp tỉnh và huyện trên toàn quốc
Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Tổng Số vụ 111 140 149 126 116 126 146 151 149 157 1371 Số BC 219 276 238 262 207 237 307 295 306 305 2652
(Tòa án nhân dân tối cao (2016), Thống kê số liệu xét xử từ năm 2007 đến năm 2016)
Cùng với đó, mỗi năm các Tòa án trên toàn quốc đƣa ra xét xử trung bình khoảng 10 vụ án về tội ngƣợc đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, ngƣời có công nuôi dƣỡng mình [87, Phụ lục 1]. Tuy rằng không phải tất cả nạn nhân trong các vụ án đó là phụ nữ nhƣng thực tế, phụ nữ, trẻ em thƣờng là nạn nhân chủ yếu của dạng bạo lực gia đình này.
Tƣơng tự nhƣ vậy, ngƣời bị tƣớc đoạt tự do trong các tội xâm phạm quyền tự do hôn nhân cũng chủ yếu là phụ nữ, trẻ em gái. Xử lý nghiêm những hành vi này, từ năm 2007 đến năm 2016 có 59 vụ án về các tội: tội cƣỡng ép kết hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, tội tổ chức tảo hôn, tảo hôn, tội đăng ký kết hôn trái pháp luật đã bị đƣa ra xét xử [87, Phụ lục 1].
Bảng 3.8. Số liệu thống kê xét xử sơ thẩm vụ án về một số tội xâm phạm quyền tự do hôn nhân ở các Tòa án cấp tỉnh và huyện trên toàn quốc
Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016
Tội cƣỡng ép kết hôn... 0 02 0 0 0 0 0 0 0 0
Tội tổ chức tảo hôn, tảo hôn 0 03 01 03 03 04 0 04 02 02
Tổng 03 12 04 07 09 05 01 05 07 06
(Tòa án nhân dân tối cao (2016), Thống kê số liệu xét xử từ năm 2007 đến năm 2016)
Tuy số lƣợng vụ án đã xét xử không nhiều nhƣng việc bị xử lý về hình sự đối với những hành vi xâm phạm quyền tự do hôn nhân đã thể hiện tính nghiêm khắc của pháp luật đối với những hành vi này.