Các chuẩn mực quốc tế đối với việc bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Những vấn đề lý luận và thực tiễn về bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự ở Việt Nam Luận án TS. Luật 623801 (Trang 53 - 60)

2.3. Các chuẩn mực và kinh nghiệm quốc tế đối với việc bảo vệ quyền

2.3.1. Các chuẩn mực quốc tế đối với việc bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp

Bằng sự phối hợp của những phƣơng thức trên, pháp luật hình sự hƣớng đến việc bảo vệ cho các quyền phụ nữ một cách toàn diện để ngăn chặn sự xâm hại từ phía tội phạm cũng nhƣ từ phía hoạt động xây dựng pháp luật hình sự. Hiệu quả bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự sẽ đạt đến mức độ cao chỉ khi mà những phƣơng thức này đƣợc thể hiện bởi các quy phạm pháp luật thiết kế một cách hoàn chỉnh, chặt chẽ, phù hợp với thực tế khách quan và đƣợc tôn trọng, thực thi nghiêm túc.

2.3. Các chuẩn mực và kinh nghiệm quốc tế đối với việc bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự phụ nữ bằng pháp luật hình sự

Là một phạm trù quyền con ngƣời, các quyền phụ nữ có tính phổ quát và đƣợc thừa nhận chung bởi nhân loại. Do đó, đáp ứng các tiêu chí, chuẩn mực đƣợc xác lập bởi pháp luật quốc tế về quyền phụ nữ là một yêu cầu bắt buộc đối với việc bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật quốc gia (bao gồm pháp luật hình sự) nhƣ một trong các đạo luật quốc tế quan trọng nhất về nhân quyền đã nêu: “Nghĩa vụ của các quốc gia hội viên theo Hiến chƣơng Liên Hợp Quốc là phát huy sự tôn trọng và thực thi trên toàn cầu những nhân quyền và những quyền tự do của con ngƣời” [44].

2.3.1.Các chuẩn mực quốc tế đối với việc bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự luật hình sự

Với tƣ cách con ngƣời, phụ nữ có mọi nhân quyền mà pháp luật quốc tế thừa nhận đối với cá nhân. Tuy nhiên, bên cạnh những ghi nhận, yêu cầu về việc bảo vệ các quyền con ngƣời nói chung, pháp luật quốc tế còn đặt ra những đòi hỏi riêng biệt để nhấn mạnh việc bảo vệ một số quyền con ngƣời có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và dễ bị tổn thƣơng ở phụ nữ nhƣ: quyền con ngƣời đặc thù giới của phụ nữ (quyền thực hiện thiên chức làm mẹ và đƣợc bảo hộ đặc biệt về thiên chức này); quyền bình đẳng giới, quyền tự do và an toàn tình dục, quyền tự do và an ninh cá nhân, quyền tự do hôn nhân.

2.3.1.1. Đối với việc bảo vệ quyền con người đặc thù giới của phụ nữ

Quyền con ngƣời đặc thù của phụ nữ là quyền đƣợc bảo hộ thiên chức làm mẹ. Với đặc điểm sinh học của giống cái, phụ nữ mang thai, sinh nở và là ngƣời đóng vai trò quan trọng nhất trong việc chăm sóc, giáo dục con cái để duy trì sự sống tiếp nối của nhân loại. Ý nghĩa thiêng liêng ấy vốn đã đòi hỏi sự bảo hộ đặc biệt cho thiên chức làm mẹ. Thêm vào đó, đặc điểm dễ bị tổn thƣơng, xâm hại của ngƣời phụ nữ khi mang thai, sinh nở, nuôi con nhỏ càng đòi hỏi sự quan tâm, bảo vệ của xã hội. Vì vậy, đạo luật quốc tế về nhân quyền đầu tiên - Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con ngƣời năm 1948 - đã khẳng định: “Các bà mẹ và trẻ em có quyền đƣợc hƣởng sự chăm sóc và giúp đỡ đặc biệt” (khoản 2 Điều 25) [38]. Tiếp theo đó, Điều 11 Công ƣớc của Liên Hợp Quốc về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ năm 1979 (CEDAW) đòi hỏi các quốc gia thành viên phải: đảm bảo cho phụ nữ “quyền đƣợc bảo vệ chức năng sinh đẻ”; áp dụng các biện pháp bảo vệ đặc biệt trong lĩnh vực việc làm, an sinh xã hội và chăm sóc sức khỏe đối với phụ nữ mang thai và nuôi con nhỏ; cấm những hành động kỷ luật, sa thải phụ nữ với lý do có thai hay nghỉ đẻ [45].

Không chỉ đòi hỏi chế độ bảo hộ đặc biệt đối với thiên chức làm mẹ của phụ nữ, pháp luật quốc tế còn trực tiếp yêu cầu loại bỏ trong pháp luật hình sự quy định cho phép thi hành hình phạt tử hình đối với phụ nữ trong trƣờng cần phải bảo hộ thiên chức làm mẹ của họ. Khoản 5 Điều 6 của Công ƣớc quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 quy định: “Không đƣợc thi hành án tử hình đối với phụ nữ đang mang thai”; Điểm 3 trong Những đảm bảo nhằm bảo vệ quyền của những ngƣời đang phải đối mặt với án tử hình năm 1984 nhấn mạnh thêm: “Không đƣợc thi hành án tử hình đối với những phụ nữ có thai, các bà mẹ đang nuôi con nhỏ”.

2.3.1.2. Đối với việc bảo vệ các quyền con người dễ tổn thương do chủ thể của quyền là phụ nữ

Nhân quyền là phẩm giá vốn có của mọi thành viên trong gia đình nhân loại, bất phân địa vị, giới tính, tôn giáo, dân tộc… Theo lẽ đó, phụ nữ và nam giới đƣợc pháp luật bảo hộ những quyền con ngƣời bình đẳng nhƣ nhau. Tuy nhiên, do sự chi phối của các yếu tố tự nhiên và xã hội liên quan đến giới tính nên một số nhân

quyền ở phụ nữ có tính dễ tổn thƣơng hơn chính những quyền ấy ở nam giới. Bởi vậy, pháp luật quốc tế nhấn mạnh yêu cầu về việc bảo vệ một số quyền con ngƣời ở phụ nữ nhƣ sau:

Quyền bình đẳng giới: “Bình đẳng giới là việc nam nữ có vị trí vai trò ngang nhau đƣợc tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hƣởng nhƣ nhau về thành quả của sự phát triển đó” [65]. Với ý nghĩa nhƣ vậy, quyền bình đẳng giới đƣợc tất cả các văn kiện pháp luật quốc tế cơ bản về quyền con ngƣời thừa nhận là một trong những nền tảng của nhân quyền, là cơ sở để con ngƣời hƣởng thụ các quyền con ngƣời khác. Hiến chƣơng Liên Hợp Quốc ngay trong những lời đầu tiên đã khẳng định niềm tin vào các quyền con ngƣời cơ bản, nhân phẩm, giá trị của mỗi con ngƣời và các quyền bình đẳng giữa nam giới và phụ nữ [37]. Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con ngƣời nhấn mạnh việc không thể chấp nhận sự phân biệt đối xử và tuyên bố ngay tại những Điều đầu tiên: “mọi ngƣời sinh ra đều tự do, bình đẳng về nhân phẩm và quyền lợi”, đều đƣợc hƣởng mọi quyền và tự do ghi nhận trong văn kiện này mà không có sự phân biệt nào, kể cả phân biệt về giới tính [38]. Công ƣớc về chống phân biệt đối xử trong giáo dục, Công ƣớc quốc tế về các quyền dân sự, chính trị và Công ƣớc quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa năm 1966... đều đòi hỏi các quốc gia thành viên nghĩa vụ bảo đảm quyền bình đẳng giữa nam giới và phụ nữ trong việc thụ hƣởng tất cả các quyền lợi chính trị, dân sự, kinh tế, xã hội, văn hoá. Tuy nhiên, nhận thức đƣợc cán cân bất bình đẳng rõ rệt nghiêng về phía phụ nữ nên pháp luật quốc tế còn có thêm những văn bản chuyên biệt để đảm bảo quyền bình đẳng cho phụ nữ nhƣ: Công ƣớc về trả công bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ năm 1952, Công ƣớc về các quyền chính trị của phụ nữ năm 1952, Tuyên bố về xóa bỏ sự phân biệt đối xử với phụ nữ năm 1967, Công ƣớc về xóa bỏ mọi sự phân biệt chống lại phụ nữ (CEDAW) năm 1979. Trong đó, Công ƣớc CEDAW đã đòi hỏi pháp luật quốc gia phải:

... Thông qua các biện pháp pháp lý và các biện pháp thích hợp khác, kể cả việc trừng phạt trong những trƣờng hợp cần thiết, nhằm ngăn cấm mọi sự phân biệt đối xử với phụ nữ;

... Huỷ bỏ tất cả quy định hình sự quốc gia mà tạo nên sự phân biệt đối xử với phụ nữ [45, Điều 2, khoản 2 và 7].

Theo đó, để bảo vệ quyền bình đẳng giới của phụ nữ, một mặt Công ƣớc CEDAW yêu cầu quốc gia thành viên sử dụng pháp luật hình sự (bằng biện pháp ngăn cấm và trừng phạt) để chống lại mọi hành vi phân biệt đối xử với. Đồng thời cũng phải hủy bỏ tất cả những quy định trong pháp luật hình sự quốc gia mà tạo nên sự phân biệt đối xử với phụ nữ.

Quyền tự do và an toàn về tình dục: mặc dù chƣa có một định nghĩa pháp lý chính thức về quyền này nhƣng có thể hiểu đó là quyền đảm bảo cho cá nhân sự tự chủ trong việc thực hiện các vi tình dục nhằm đáp ứng nhu cầu sinh lý của bản thân trên cơ sở bảo toàn sức khỏe và nhân phẩm. Mặc dù mọi ngƣời đều có quyền tự do và an toàn về tình dục nhƣng trên thực tế do đặc điểm sinh học nên nạn nhân của những hành vi xâm hại về tình dục thƣờng là phụ nữ. Thậm chí, trong lịch sử, đối tƣợng bị xâm hại tình dục tuyệt đại đa số là nữ giới nên những văn kiện pháp lý quốc tế có liên quan đầu thế kỷ 20 chỉ đề cập đến việc bảo vệ quyền này cho nữ giới (Ví dụ: hai công ƣớc quốc tế ngày 18/5/1904 và 04/5/1910 về trấn áp việc buôn bán phụ nữ để cƣỡng bức mại dâm).

Trong sự biến đổi phức tạp của xã hội hiện đại, mặc dù hiện tƣợng nam giới là nạn nhân của xâm hại tình dục đã gia tăng nhƣng thực tế cho thấy đối tƣợng bị tƣớc đoạt quyền tự do và an toàn tình dục chủ yếu vẫn là phụ nữ và trẻ em gái. Chính vì vậy Công ƣớc về trấn áp việc buôn bán ngƣời và bóc lột mại dâm ngƣời khác năm 1949 của Liên Hợp Quốc vẫn nhấn mạnh việc bảo vệ phụ nữ và trẻ em khỏi những hành vi mà Công ƣớc lên án (Điều 16 và 20) [39]. Tuyên bố về xóa bỏ bạo lực với phụ nữ năm 1993 cũng khẳng định xâm hại tình dục là một trong những loại bạo lực chủ yếu đối với phụ nữ cần xóa bỏ tại Điều 2:

Bạo lực đối với phụ nữ sẽ đƣợc hiểu là bao gồm, và không chỉ giới hạn, ở những vấn đề dƣới đây:

1. Bạo lực về thể chất, tình dục và tâm lý diễn ra trong gia đình, kể cả đánh đập, hành hạ, xâm hại tình dục trẻ em gái trong gia đình, bạo lực liên quan đến của hồi môn, hiếp dâm vợ, cắt bỏ bộ phận sinh dục nữ,

và các tập tục truyền thống khác có hại cho phụ nữ, bạo lực với ngƣời chƣa phải là vợ, và bạo lực liên quan đến bóc lột;

2. Bạo lực về thể chất, tình dục và tâm lý diễn ra trong cộng đồng nói chung; kể cả hiếp dâm, xâm hại tình dục, quấy rối và hăm dọa tình dục ở nơi làm việc trong các cơ sở giáo dục và những nơi khác, buôn bán phụ nữ và cƣỡng bức mại dâm,… [47, Điều 2].

Để bảo vệ nhân phẩm, quyền tự do và an toàn về tình dục của phụ nữ, pháp luật quốc tế đòi hỏi các quốc gia phải: Tiến hành tất cả các biện pháp thích hợp, kể cả về lập pháp, để xóa bỏ tất cả các hình thức buôn bán và bóc lột mại dâm phụ nữ [45]; Lên án và xóa bỏ mọi hình thức bạo lực chống lại phụ nữ, bao gồm bạo lực tình dục [47]; Hình sự hóa hành vi buôn bán, bóc lột mại dâm, bóc lột tình dục phụ nữ [49]; Trừng phạt bất cứ ngƣời nào, để làm thoả mãn dục vọng của ngƣời khác, mà: 1) môi giới, dụ dỗ hoặc dẫn dắt một ngƣời khác nhằm mục đích mại dâm, thậm chí với sự đồng ý của ngƣời đó; 2) bóc lột mại dâm ngƣời khác, thậm chí với sự đồng ý của ngƣời đó [39].

Quyền tự do và an ninh cá nhân: Tự do và an ninh cá nhân “là quyền cơ bản của con ngƣời, phản ánh trạng thái tồn tại của con ngƣời trong đó mỗi cá nhân đƣợc bảo đảm về mặt pháp lý cho sự bất khả xâm phạm về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và tự do thân thể” [108, tr.43]. Quyền này thuộc về mọi cá nhân nhƣ Điều 3 Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền ra đời đã khẳng định: “Mọi ngƣời đều có quyền sống, tự do và an toàn cá nhân” [38, Điều 3]. Theo đó, phụ nữ cũng nhƣ nam giới có quyền tự do và bất khả xâm phạm về thân thể, sức khỏe, nhân phẩm. Tuy nhiên, do nguy cơ tổn thƣơng cao của quyền tự do và an ninh cá nhân ở phụ nữ nên ngay cả trƣớc khi Hiến chƣơng và các đạo luật quốc tế cơ bản về nhân quyền của Liên Hợp Quốc đƣợc ban hành, vấn đề bảo vệ quyền tự do của phụ nữ đã đƣợc pháp luật quốc tế coi trọng thông qua các văn kiện nhƣ: Công ƣớc quốc tế ngày 30/9/1921 về trấn áp việc buôn bán phụ nữ và trẻ em; Công ƣớc quốc tế ngày 11/10/1933 về trấn áp việc buôn bán phụ nữ ở mọi lứa tuổi. Sau khi có các đạo luật quốc tế về các nhân quyền cơ bản của con ngƣời, pháp luật quốc tế vẫn tiếp tục củng cố việc bảo vệ quyền này bằng Công ƣớc về trấn áp việc buôn bán ngƣời và bóc lột mại dâm ngƣời

khác năm 1949 và Nghị định thƣ về ngăn ngừa, phòng chống và trừng trị việc buôn bán ngƣời, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em, bổ sung cho Công ƣớc của Liên Hợp Quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia năm 2000. Để ngăn chặn các hành vi xâm phạm quyền tự do cá nhân của phụ nữ, Điều 3 và Điều 5 Nghị định thƣ này yêu cầu các quốc gia thành viên hình sự hóa tất cả các hành vi sau:

Mua bán, vận chuyển, chuyển giao, chứa chấp và nhận ngƣời nhằm mục đích bóc lột bằng cách sử dụng hoặc đe doạ sử dụng vũ lực hoặc bằng các hình thức ép buộc, bắt cóc, lừa gạt, man trá hay lạm dụng quyền lực hoặc vị thế dễ bị tổn thƣơng hoặc bằng việc đƣa, nhận tiền hay lợi nhuận để đạt đƣợc sự đồng ý của một ngƣời nhằm kiểm soát những ngƣời khác.

Bên cạnh tƣớc đoạt tự do, những hành vi bạo lực nhƣ đánh đập, hành hạ, ngƣợc đãi phụ nữ vốn đã và vẫn đang tồn tại phổ biến nhƣ Tuyên bố về xóa bỏ bạo lực với phụ nữ năm 1993 ghi nhận trong Lời nói đầu: “bạo lực với phụ nữ là một biểu hiện trong các quan hệ không cân bằng về quyền lực giữa nam và nữ mà vốn có trong lịch sử” và cảnh báo “những cơ hội cho phụ nữ để đạt đƣợc sự bình đẳng về pháp lý, xã hội, chính trị và kinh tế trong xã hội bị hạn chế, bởi bạo lực với họ vẫn đang tiếp diễn và chưa chấm dứt”. Do đó, tại Điều 4 Tuyên bố này đòi hỏi các quốc gia thành viên của Liên Hợp Quốc phải:

.... Không ngừng ngăn chặn điều tra và, phù hợp với luật pháp quốc gia, trừng trị những hành vi bạo lực đối với phụ nữ cho dù những hành vi đó do cơ quan nhà nƣớc hay cá nhân thực hiện;

Ban hành những chế tài hình sự, dân sự lao động và hành chính trong luật pháp quốc gia nhằm trừng trị và xử lý những việc làm sai phạm với những phụ nữ là nạn nhân của bạo lực... [47].

Quyền tự do hôn nhân: Quyền tự do hôn nhân là quyền con ngƣời đƣợc kết hôn, lập gia đình (khi đáp ứng các điều kiện pháp lý) trên cơ sở ý nguyện của bản thân. Đó là nhân quyền có giá trị đảm bảo cho hạnh phúc của con ngƣời, nền tảng cho việc xây dựng những tế bào xã hội tốt đẹp. Quyền này lần đầu tiên đƣợc

ghi nhận ở Điều 16 Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con ngƣời: “Nam và nữ khi đủ tuổi đều có quyền kết hôn và xây dựng gia đình mà không có bất kỳ sự hạn chế nào về chủng tộc, quốc tịch hay tôn giáo... Việc kết hôn chỉ đƣợc tiến hành với sự đồng ý hoàn toàn và tự nguyện của cặp vợ chồng tƣơng lai” [38].

Quy định này đƣợc nhấn mạnh một lần nữa ở Điều 1 Công ƣớc về kết hôn tự nguyện, tuổi kết hôn tối thiểu và việc đăng ký kết hôn năm 1962: “Mọi cuộc hôn nhân sẽ đƣợc coi là tiến hành trái pháp luật nếu không có sự đồng ý hoàn toàn và tự nguyện của cả hai bên” [42]. Quyền này cũng đƣợc tái khẳng định trong Điều 23 Công ƣớc quốc tế về các quyền dân sự, chính trị; Điều 10 Công ƣớc quốc tế về các

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Những vấn đề lý luận và thực tiễn về bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự ở Việt Nam Luận án TS. Luật 623801 (Trang 53 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)