3.2. Bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự ở Việt Nam trong
3.3.2. Tồn tại, hạn chế trong áp dụng các quy định bảo vệ quyền phụ nữ của
của Bộ luật hình sự năm 1999
Phân tích trên cho thấy, về cơ bản các quy định bảo vệ quyền phụ nữ trong BLHS đƣợc áp dụng nghiêm túc nhằm xử lý nghiêm minh những hành vi phạm tội xâm phạm quyền phụ nữ. Tuy nhiên, việc thực thi các quy định này thực tế vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, vƣớng mắc:
Thứ nhất, hiệu quả áp dụng của các quy định bảo vệ quyền phụ nữ trong BLHS chưa cao. Sở dĩ khẳng định nhƣ vậy là vì việc thực thi những quy định này chƣa đem đến tác dụng tốt về phƣơng diện răn đe, phòng ngừa tội phạm. Số lƣợng vụ án về các tội xâm phạm quyền phụ nữ đã xét xử nhƣ phân tích ở mục (3.3.1) trên vẫn diễn biến theo hƣớng gia tăng. Chiều hƣớng đó có thể thấy rõ thông qua biểu đồ hóa số liệu xét xử (số liệu tại Phụ lục 1) các loại tội phạm này:
0 500 1000 1500 2000 2500 3000 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016
Biểu đồ 3.1. Diễn biến theo số lượng các vụ án đã xét xử sơ thẩm về các loại tội phạm có nạn nhân là phụ nữ hoặc chủ yếu là phụ nữ
nhƣng khuynh hƣớng diễn biến cơ bản từ năm 2006 đến nay vẫn là gia tăng: từ khoảng 2000 vụ đến sấp xỉ 3000 vụ án đƣợc đƣa ra xét xử sơ thẩm mỗi năm. Điều đó chứng tỏ những chế tài đã đƣợc thực thi của BLHS chƣa đủ sức răn đe, trấn áp đối với các loại tội phạm xâm hại quyền phụ nữ.
Thứ hai, các quy định bảo vệ quyền phụ nữ trong BLHS chưa được thực thi triệt để, tình trạng bỏ lọt tội phạm diễn ra đối với nhiều loại tội xâm phạm quyền phụ nữ. Có những tội phạm bị xử lý về hình sự với số lƣợng rất nhỏ so với thực tế, thậm chí là không bị phát hiện, xử lý. Ví dụ: trong vòng 10 năm qua các Tòa án trên toàn quốc chỉ xét xử 86 vụ án về tội ngƣợc đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, ngƣời có công nuôi dƣỡng mình [87, Phụ lục 1].
Bảng 3.9. Số liệu thống kê xét xử sơ thẩm vụ án về tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng... ở các Tòa án cấp tỉnh và huyện trên toàn quốc
Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Tổng Số vụ 16 14 10 06 06 06 08 08 05 07 86
Số BC 25 14 16 07 06 07 09 08 05 08 105
(Tòa án nhân dân tối cao (2016), Thống kê số liệu xét xử từ năm 2007 đến năm 2016)
So sánh với thực tế bạo lực gia đình ở Việt Nam thì số liệu xét xử này khá cách biệt. Theo thống kê năm 2014 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du Lịch, mỗi năm ở nƣớc ta có khoảng 50.000 vụ bạo lực gia đình mà trên 60% số vụ trong đó diễn ra với nạn nhân là phụ nữ [10]. Theo kết quả từ Nghiên cứu quốc gia về bạo lực gia đình với phụ nữ ở Việt Nam năm 2010 thì có 58% phụ nữ từng kết hôn đã từng bị ít nhất một trong ba loại bạo lực: thể xác, tinh thần hoặc tình dục bởi chồng; 35% phụ nữ Việt Nam đã từng bị bạo lực bởi chồng, bạn tình hoặc ngƣời trong gia đình [89, tr.51, 67]. So sánh tỉ lệ này với con số vụ án hình sự sơ thẩm đã thống kê có thể thấy rằng tội phạm về bạo lực gia đình đối với phụ nữ rõ ràng còn bị bỏ lọt.
Nếu nhƣ bạo lực gia đình đối với phụ nữ chỉ bị xử lý về hình sự ở tỉ lệ thấp thì bạo lực tình dục đối với phụ nữ diễn ra ở một số lĩnh vực hầu nhƣ chƣa từng bị xử lý về hình sự. Điển hình đó là bạo lực tình dục diễn ra giữa vợ chồng hoặc bạo lực tình dục đối với phụ nữ hành nghề mại dâm. Khảo sát 150 bản án sơ thẩm ngẫu nhiên trên toàn quốc về các tội hiếp dâm, cƣỡng dâm cho thấy không có vụ án nào
mà quan hệ giữa nạn nhân với thủ phạm là quan hệ vợ chồng hoặc quan hệ giữa ngƣời mua dâm - bán dâm (danh mục vụ án khảo sát tại Phụ lục 3)
Xa lạ 59% Quen biết 32% Họ hàng, thân cận (bạn bè, hàng xóm) 9%
Biểu đồ 3.2. Kết quả khảo sát mối quan hệ giữa thủ phạm và nạn nhân trong các vụ án hiếp dâm, cưỡng dâm theo tỉ lệ
Mặc dù khảo sát các bản án ngẫu nhiên cho thấy không xảy ra tội phạm hiếp dâm, cƣỡng dâm giữa vợ - chồng nhƣng Nghiên cứu quốc gia về bạo lực gia đình với phụ nữ ở Việt Nam năm 2010 lại cho kết quả là: 10% phụ nữ đã kết hôn từng bị bạo lực tình dục bởi chồng, trong đó 5,4% từng bị chồng ép quan hệ tình dục (con số này thực tế có thể cao hơn do tâm lý e ngại thổ lộ chuyện riêng của phụ nữ) [89, tr.56]. Tƣơng tự nhƣ vậy, theo kết quả của một nghiên cứu từ Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội dƣới sự tài trợ của Tổ chức Di cƣ quốc tế (IMO) thì: 30% phụ nữ mại dâm ở Việt Nam thừa nhận từng bị bạo lực tình dục khi hành nghề, 22% từng bị ép quan hệ tình dục ngoài thỏa thuận mua dâm. Ƣớc tính ở Việt Nam có khoảng 300.000 phụ nữ hành nghề mại dâm thì tỉ lệ này là một con số không nhỏ [6, tr.45]. Điều tra xã hội học đối với 350 thẩm phán, kiểm sát viên và luật sƣ cũng cho kết quả là chƣa từng ai trong số đó từng biết về việc đƣa ra xử lý về hình sự đối với bất kỳ vụ hiếp dâm giữa chồng và vợ, giữa khách hàng và phụ nữ mại dâm nào (Phụ lục 2). Nhƣ vậy, thực tiễn xét xử không có án hiếp dâm, cƣỡng dâm giữa chồng với vợ hay giữa khách mua dâm với phụ nữ mại dâm cho thấy tình trạng bỏ lọt tội phạm rõ rệt. Hơn nữa, việc những hành vi bạo lực tình dục diễn ra đối với phụ nữ mại dâm không bị xử lý còn thể hiện sự không bình đẳng với nhóm phụ nữ này trong áp dụng pháp luật hình sự.
Thứ ba, nhiều hành vi xâm hại nghiêm trọng quyền phụ nữ và có thể nguy hiểm đến mức đe dọa an ninh xã hội, diễn ra phổ biến trong thực tế nhưng
không bị áp dụng TNHS. Đầu tiên phải kể đến là hành vi tƣớc đoạt quyền bình đẳng về cơ hội đƣợc sinh ra, đƣợc sống của trẻ em gái - hành vi phá thai vì lý do giới tính của thai nhi. Mỗi năm ở Việt Nam có trung bình khoảng 1,3 triệu ca phá thai [34, tr. 208-212]. Tuy không xác định đƣợc chính xác tỉ lệ phá thai vì giới tính trong đó nhƣng theo Tổng cục Thống kê, tình trạng mất cân bằng giới tính hiện nay ở nƣớc ta chủ yếu là do việc lựa chọn giới tính trƣớc khi sinh [90, tr.5]. Tỷ lệ trẻ sơ sinh chia theo giới tính ở nƣớc ta năm 2013 sấp xỉ 114 bé trai trên 100 bé gái [91, tr. 81]. Theo dự tính của Tổng cục Dân số và kế hoạch hóa gia đình, đến năm 2050 Việt Nam sẽ phải đối mặt với tình trạng dƣ thừa từ 2,3 - 4,3 triệu nam giới không tìm đƣợc vợ để kết hôn [88]. Tình trạng thiếu phụ nữ sẽ làm gia tăng áp lực buộc các em gái phải kết hôn sớm hơn, gia tăng nạn mại dâm, buôn bán phụ nữ. Nhƣ vậy, hành vi phá thai vì lý do giới tính không chỉ nguy hiểm bởi nó tƣớc đoạt quyền sống của những sinh mệnh đã hình thành rõ rệt mà còn bởi vì nó đe dọa an ninh, sự ổn định và phát triển của xã hội. Tuy nhiên, hiện nay hành vi phá thai lý do giới tính nếu không gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng của ngƣời mang thai thì vẫn không bị xử lý về hình sự.
Quấy rối tình dục cũng là một hành vi diễn ra khá phổ biến, đặc biệt trong những môi trƣờng tập thể nhƣ trƣờng học, cơ quan, công sở, chủ yếu nhằm vào nạn nhân là phụ nữ và trẻ em gái. Đơn cử, theo Báo cáo nghiên cứu về quấy rối tình dục tại nơi làm việc ở Việt Nam do Bộ Lao động, Thƣơng binh và Xã hội thực hiện thì nữ giới chiếm 78,2% nạn nhân bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc [7, tr.18]. Một khảo sát khác đƣợc tiến hành bởi tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam và Trung tâm Nghiên cứu Giới - Gia đình (CGFED) cho thấy 87 % phụ nữ, trẻ em gái ở thành phố từng bị quấy rối tình dục [79, tr.27]. Quấy rối tình dục không tổn hại nghiêm trọng tới thân thể, quyền tự chủ về tình dục nhƣng là sự lăng nhục đối với nhân phẩm, phủ nhận quyền đƣợc sống trong môi trƣờng an toàn, lành mạnh của con ngƣời. Đối với phụ nữ, và trẻ em gái, quấy rối tình dục đặc biệt để lại nhiều hậu quả bất lợi về tâm lý, thần kinh. Vậy nhƣng hành vi diễn ra phổ biến trong thực tế này lại chƣa bị xử lý về hình sự.
cũng diễn ra phổ biến trong thực tế mà không bị xử lý về hình sự. Đơn cử trong tuyển dụng lao động có một thực tế là hầu hết đơn vị sử dụng lao động, ngƣời sử dụng lao động phổ thông khi tuyển công nhân nữ chỉ tuyển ngƣời chƣa lập gia đình hoặc ngƣời đã sinh hai con vì quan ngại việc những lao động này sẽ có gây ảnh hƣởng sản xuất khi mang thai, nghỉ thai sản theo chế độ [16, tr.69]. Trong khi Nhà nƣớc đặt ra chế độ bảo hộ đặc biệt đối với thiên chức làm mẹ của phụ nữ thì những hành vi phân biệt đối xử với phụ nữ vì chính lý do họ thực hiện thiên chức này lại diễn ra phổ biến mà không bị xử lý.
Thứ tư, quan điểm cứng nhắc trong việc áp dụng quy định về các tội xâm phạm tình dục dẫn đến việc xử lý tội phạm không thỏa đáng với tính chất, hậu quả của hành vi hoặc vướng mắc trước sự biến đổi của tội phạm trong tình hình mới. Trong thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự, hành vi giao cấu thuộc mặt khách quan của các tội hiếp dâm, cƣỡng dâm vẫn đƣợc nhìn nhận theo cách truyền thống cứng nhắc nên có nhiều trƣờng hợp cƣỡng ép thực hiện các hành vi tƣơng tự giao cấu vốn có tác động, hậu quả không khác biệt so với giao cấu nhƣng không bị truy cứu trách nhiệm về tội hiếp dâm hay cƣỡng dâm mà xử lý theo tội danh khác ít nghiêm trọng hơn. Ví dụ nhƣ trong vụ án Y Wôl Kbuôr ở Buôn Ma Thuột bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 116 BLHS về Tội dâm ô với trẻ em trong khi hành vi của bị cáo hoàn toàn có tính chất, hậu quả nhƣ hiếp dâm trẻ em. Nội dung vụ án nhƣ sau: ngày 22/3/2009 Y Wôl Kbuôr uống rƣợu say nên về nhà bà nội ở buôn Krông A, xã Ea Tu, thành phố Buôn Ma Thuột ngủ. Đêm thức dậy uống nƣớc, Y Wôl Kbuôr thấy cháu H (sinh năm 1997) nằm ngủ một mình dƣới sàn nhà, Y Wôl Kbuôr cởi quần cháu H ra và dùng ngón tay sờ, ngoáy sâu vào bộ phận sinh dục của H nhiều lần. Khi y nằm đè lên ngƣời cháu H để tiếp tục hành vi đồi bại thì cháu tỉnh giấc nên nên y bỏ ra ngoài. Sáng ngày 23/3/2009 gia đình cháu H đã tố giác Y Wôl Kbuôr. Kết quả giám định pháp y cho thấy cháu H bị chấn thƣơng bộ phận sinh dục ngoài, rách mới màng trinh. Tại bản án số 313/2009/HSST, Tòa án nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột đã tuyên phạt Y Wôl Kbuôr 06 tháng tù về tội dâm ô với trẻ em [82, tr.2-3]. Tội danh và mức hình phạt đó là quá nhẹ so với hành vi phạm tội của bị cáo. Mặc dù không thực hiện việc giao cấu bằng bộ phận sinh dục của mình
nhƣng tính chất và hậu quả từ hành vi của bị cáo đối với cơ thể, tinh thần của nạn nhân hoàn toàn không khác biệt với giao cấu. Vậy nhƣng do quan điểm chỉ thừa nhận hành vi xâm nhập bộ phận sinh dục bằng bộ phận sinh dục mới thỏa mãn cấu thành tội hiếp dâm nên cơ quan áp dụng pháp luật đã kết tội bị cáo về tội dâm ô với trẻ em với hình phạt chỉ 06 tháng tù thay vì tội hiếp dâm trẻ em với mức hình phạt thấp nhất là 12 năm tù (nạn nhân chƣa đủ 13 tuổi).
Tƣơng tự nhƣ vậy, hành vi buộc nạn nhân quan hệ bằng miệng trong vụ án Lê Xuân Quý ở Quảng Bình cũng bị kết án về tội dâm ô với trẻ em. Tối ngày 05/4/2014 Lê Xuân Quý cho Cao Thị T (sinh năm 1999) đi nhờ xe máy. Đến chỗ vắng xe bị hỏng, Quý đẩy T nằm ra bãi cỏ, nắn bóp bộ phận sinh dục của T, buộc T dùng miệng bú mút bộ phận sinh dục của mình. Tại bản án số 51/2014/HSST, Tòa án nhân dân huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình tuyên Lê Xuân Quý 06 tháng tù về tội dâm ô với trẻ em [81, tr.3-4]. Xét về mặt biểu hiện, hành vi của Lê Xuân Quý trong vụ án này cũng là một dạng quan hệ tình dục, có tính chất tƣơng tự giao cấu, thậm chí sự tổn hại đối với nhân phẩm còn nghiêm trọng hơn giao cấu. Tuy nhiên, do hành vi này không đƣợc thừa nhận là hành vi khách quan của tội hiếp dâm nên tội danh và hình phạt đƣợc xác định đối với bị cáo là quá nhẹ.
Bên cạnh việc việc không thừa nhận những hành vi tƣơng tự giao cấu, trong thực tiễn áp dụng quy định về tội phạm tình dục còn tồn tại quan điểm cứng nhắc rằng hành vi quan hệ tình dục nhất định phải diễn ra giữa nam giới và nữ giới. Điều đó dẫn đến tình trạng lúng túng, vƣớng mắc trƣớc những trƣờng hợp hành vi cƣỡng bức giao cấu diễn ra giữa những ngƣời chuyển giới, đồng giới. Ví dụ nhƣ vụ án sau đây đã bị bỏ ngỏ nhiều năm chƣa đƣợc giải quyết: Tối ngày 07/4/2010, tại Thành phố Đồng Hới, Quảng Bình, Nguyễn Văn Tình cùng hai ngƣời bạn chở nhau bằng xe máy về nhà sau khi đã uống rƣợu say. Trên đƣờng nhóm của Tình nhìn thấy một cô gái đi bộ một mình nên dừng xe tán tỉnh cô gái và bắt cô gái lên xe, chở đến bãi đất trống rồi thay nhau hãm hiếp. Ngay sau đó, nạn nhân đã đến Cơ quan điều tra tố cáo hành vi hiếp dâm của Nguyễn Văn Tình và đồng bọn. Sau khi bị bắt giữ, Tình và đồng bọn đã khai nhận toàn bộ hành vi đã thực hiện. Nhƣng sau đó các điều tra viên phát hiện cô gái - nạn nhân là nam giới trên hộ tịch nhƣng
đã ra nƣớc ngoài phẫu thuật chuyển đổi giới tính. Xác định đây là vụ án chƣa từng xảy ra trong thực tế, nên Công an thành phố Đồng Hới đã chuyển vụ án lên cho Cơ quan điều tra công an tỉnh Quảng Bình. Ban đầu cơ quan điều tra và Viện kiểm sát tỉnh đều thống nhất khởi tố các bị can về Tội hiếp dâm theo Điều 111 BLHS. Thế nhƣng sau giai đoạn điều tra, trong nội bộ các cơ quan tố tụng của tỉnh lại có những ý kiến không đồng thuận nên chƣa thể ra cáo trạng truy tố [52, tr.1, 5]. Cho đến nay vụ án bị kéo dài nhiều năm vẫn chƣa đƣợc đƣa ra xét xử [105, tr.3]. Thực chất, trong vụ án này hoàn toàn có thể xử lý các bị can về tội hiếp dâm vì hành vi của chúng là “dùng vũ lực để giao cấu với nạn nhân trái ý muốn của họ” - hành vi thỏa mãn cấu thành đƣợc mô tả tại Điều 111 BLHS năm 1999. Tuy nhiên, chỉ vì quan điểm cứng nhắc rằng quan hệ tình dục phải diễn ra giữa nam và nữ nên vụ án vẫn để ngỏ, quyền, lợi ích của nạn nhân chƣa đƣợc pháp luật bảo vệ. Nếu ngƣợc lại với vụ án này, nạn nhân là phụ nữ còn thủ phạm vốn là phụ nữ nhƣng đã thực hiện chuyển giới thành đàn ông thì có lẽ các cơ quan chức năng vẫn sẽ lúng túng