Định hướng và giải pháp hoàn thiện các quy định bảo vệ quyền

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Những vấn đề lý luận và thực tiễn về bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự ở Việt Nam Luận án TS. Luật 623801 (Trang 136 - 179)

nữ trong pháp luật hình sự Việt Nam hiện nay

4.2.1.Định hướng tiếp tục hoàn thiện các quy định bảo vệ quyền phụ nữ trong pháp luật hình sự Việt Nam hiện nay

Nhƣ đã chỉ ra ở trên, BLHS năm 2015 đƣợc ban hành nhằm thay thế cho BLHS năm 1999 đã có những bƣớc tiến đáng kể so với Bộ luật cũ trong việc bảo vệ quyền phụ nữ. Tuy nhiên, Bộ luật mới vẫn duy trì một số hạn chế của Bộ luật cũ mà có thể khắc phục đƣợc với phƣơng hƣớng nhƣ sau:

Thứ nhất: Bổ sung tình tiết “phạm tội với phụ nữ mà biết là có thai”, “phạm tội làm nạn nhân sảy thai” là tình tiết tăng nặng định khung đối với tội hiếp dâm, cƣỡng dâm. Những trƣờng hợp này có tính chất nghiêm trọng tƣơng đƣơng với những trƣờng hợp hiếp dâm, cƣỡng dâm có tính chất loạn luân hoặc làm nạn nhân có thai. Vì vậy phạm tội hiếp dâm, cƣỡng dâm đối với phụ nữ mà biết có thai; hiếp dâm, cƣỡng dâm làm nạn nhân sảy thai nên xếp vào cùng một khung hình phạt với những trƣờng hợp trên.

Thứ hai: Sửa đổi quy định về tội phá thai trái phép thành tội vi phạm các quy định về phá thai an toàn và làm rõ cấu thành tƣơng ứng với tội danh. Đây là tội xâm phạm quy định quản lý nhà nƣớc về hoạt động phá thai, bao gồm tất cả các trƣờng hợp: việc phá thai thực hiện bởi ngƣời không có thẩm quyền, phá thai ở nơi không có thẩm quyền, phá thai không đáp ứng yêu cầu chuyên môn gây tổn hại tính mạng, sức khỏe của ngƣời đƣợc phá thai.

Thứ ba: Tội phạm hóa hành vi quấy rối tình dục hoặc sửa đổi Tội dâm ô với ngƣời dƣới 16 tuổi để có thể áp dụng cả trong trƣờng hợp hành vi quấy rối tình dục diễn ra đối với nạn nhân là ngƣời lớn.

mại hoặc xem xét đây nhƣ một trƣờng hợp định khung tăng nặng hình phạt của Tội tổ chức mang thai hộ vì mục đích thƣơng mại.

Thứ năm: Tội phạm hóa hành vi phá thai vì lý do giới tính. Tuy nhiên, việc ngăn chặn hành vi phá thai vì lí do giới tính bằng pháp luật hình sự nếu không đƣợc thực hiện bởi một phƣơng án chặt chẽ, hợp lý sẽ vấp phải nhiều rào cản nhƣ: không có khả năng chứng minh tội phạm trong thực tế; không công bằng nếu bỏ qua những trƣờng hợp phá thai một cách tùy tiện, vô nhân đạo khác; dễ xung đột với một số quyền, tự do của phụ nữ và chính sách kế hoạch hóa gia đình hoặc trở thành ngăn cản phi lý đối với những trƣờng hợp cần thiết phải phá thai vì lí do nhân đạo; thậm chí có thể thúc đẩy hoạt động phá thai trái phép, đe dọa an toàn về tính mạng, sức khỏe của ngƣời mang thai.

Nếu lựa chọn phƣơng án trực tiếp quy định hành vi phá thai vì lí do giới tính là tội phạm sẽ phải đối mặt với hai vấn đề: khó khăn trong chứng minh tội phạm và không công bằng vì bỏ qua những trƣờng hợp phá thai vô nhân đạo khác. Khi quy định tội danh phá thai vì lí do giới tính thì động cơ vì lí do giới tính là dấu hiệu cấu thành bắt buộc của tội phạm nhƣng lại rất khó chứng minh bởi động cơ là thứ diễn ra bên trong ý thức chủ quan của ngƣời phạm tội và kể cả pháp luật không ngăn cấm thì ngƣời mong muốn phá thai vì lí do giới tính cũng luôn có khuynh hƣớng che giấu động cơ đó bởi sự e ngại về phƣơng diện đạo đức. Quy định tội danh phá thai vì lí do giới tính cũng có nghĩa là cấu thành tội này không đề cập đến những dạng hành vi phá thai có tính chất vô nhân đạo khác, chẳng hạn nhƣ tùy tiện chấm dứt sự sống của những thai nhi đã phát triển, có cảm giác, cảm xúc gần nhƣ con ngƣời hoàn thiện. Bỏ qua những hành vi nhƣ vậy trong khi phá thai vì lí do giới tính bị trừng phạt là không công bằng. Mặt khác, để công bằng mà quy định thêm tội danh khác nhằm xử lý về hình sự đối với những hành vi tùy tiện tƣớc đoạt quyền sống của thai nhi một cách tàn nhẫn, vô nhân đạo lại khiến đạo luật hình sự trở nên cồng kềnh không cần thiết.

Nếu lựa chọn phƣơng án tội phạm hóa tất cả các hành vi phá thai, không phân biệt động cơ, mục đích nhằm khắc phục khó khăn trong chứng minh tội phạm và ngăn chặn đƣợc mọi hành vi tƣớc đoạt quyền sống của thai nhi thì lại xung đột

với một số quyền, tự do của phụ nữ và chính sách kế hoạch hóa gia đình, trở thành ngăn cản phi lý đối với những trƣờng hợp cần thiết phải phá thai vì lí do nhân đạo, thúc đẩy hoạt động phá thai trái phép, thiếu an toàn.

Trƣớc hết, việc ngăn cấm mọi hành vi phá thai rõ ràng xung đột với quyền tự do riêng tƣ và một số quyền về tính mạng, sức khỏe của phụ nữ. Thực hiện thiên chức làm mẹ là quyền chứ không phải nghĩa vụ của phụ nữ nên trong những trƣờng hợp ngƣời phụ nữ không mong muốn mang thai và sinh nở, sự tự do lựa chọn của họ cần đƣợc tôn trọng. Bên cạnh đó, trong thực tế có rất nhiều trƣờng hợp ngƣời phụ nữ có thai không thể tiếp tục mang thai và sinh ra đứa trẻ vì điều đó đe dọa tính mạng, sức khỏe thể chất và tinh thần của họ. Cấm phá thai trong những trƣờng hợp này lại xâm phạm đến quyền đƣợc bảo đảm về tính mạng, sức khỏe của phụ nữ. Hơn nữa, quyền tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, bao gồm cả các dịch vụ liên quan đến kế hoạch hóa gia đình cũng là một quyền mà Công ƣớc của Liên Hợp Quốc về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ (CEDAW 1979) đòi hỏi các quốc gia thành viên phải đảm bảo cho phụ nữ.

Bên cạnh đó, ngăn cấm hoàn toàn tối với hành vi phá thai sẽ cản trở việc thực hiện chính sách kế hoạch hóa gia đình của Nhà nƣớc. Để phòng ngừa sự gia tăng đột biến về dân số, Nhà nƣớc ta quy định một trong các quyền và nghĩa vụ của các cặp vợ chồng, cá nhân trong thực hiện kế hoạch hóa gia đình là sinh 01 hoặc 02 con (Điều 10 Pháp lệnh Dân số năm 2003 sửa đổi, bổ sung). Những ngƣời đã có đủ 02 con nhƣng không đƣợc phép phá thai khi tiếp tục mang thai mà sẽ vi phạm chính sách này. Không chỉ vi phạm chính sách kế hoạch hóa gia đình, việc buộc phải sinh ra một đứa trẻ ngoài ý muốn còn có thể ảnh hƣởng tiêu cực đến tình trạng kinh tế, công việc, hạnh phúc của cá nhân, gia đình.

Đồng thời, cấm hoàn toàn việc phá thai cũng là rào cản phi lý đối với những trƣờng hợp mà việc phá thai cần phải đƣợc thực hiện vì lí do nhân đạo nhƣ: thai nhi bị khuyết tật hoặc có nguy cơ phát triển không bình thƣờng, thai nhi đƣợc thụ thai do bị hiếp dâm, cƣỡng dâm... Cấm phá thai trong những trƣờng hợp này có thể gây ra đau khổ cho ngƣời mang thai, bản thân đứa trẻ khi đƣợc sinh ra và những ngƣời liên quan.

Ngoài ra, không cho phép phá thai trong mọi trƣờng hợp sẽ tạo ra nguy cơ thúc đẩy hoạt động phá thai trái phép, không đảm bảo an toàn cho tính mạng, sức khỏe của ngƣời phá thai. Nhƣ đã chỉ ra, nhu cầu đƣợc phá thai rõ ràng là cần thiết trong các trƣờng hợp mang thai ngoài ý muốn, việc mang thai đe dọa tính mạng, sức khỏe của thai phụ, thai nhi có nguy cơ dị tật hoặc phát triển không bình thƣờng... Nếu hành vi phá thai bị cấm, ngƣời mang thai trong những trƣờng hợp đó sẽ nỗ lực giải quyết nhu cầu bức thiết bằng cách lén lút thực hiện hành vi phá thai trái phép tại những nơi có thể không đủ điều kiện về chuyên môn y tế để đảm bảo cho tính mạng, sức khỏe của họ.

Nhƣ vậy, việc bảo vệ một cách tuyệt đối quyền sống của thai nhi trong mọi trƣờng hợp hay cho phép chấm dứt quyền sống đó bất kỳ lúc nào, vì bất cứ lý do gì để đảm bảo sự tự do riêng tƣ của phụ nữ đều là không thỏa đáng và vi phạm nhân quyền. Quyền sống của thai nhi, quyền tự do riêng tƣ của phụ nữ, tính chất nhân đạo khi cân nhắc lựa chọn giữa hai quyền trên đều phải đƣợc giải quyết một cách hài hòa. Nghiên cứu pháp luật một số quốc gia trên thế giới cho thấy kinh nghiệm lập pháp rút ra từ các quy định liên quan trong pháp luật hình sự nƣớc Cộng hòa Liên bang Đức là một giải pháp hợp lý, cho phép giải quyết một cách cân đối những vấn đề trên. Theo quy định tại Điều 218, 218a, 218b, 218c của BLHS Cộng hòa Liên bang Đức (ban hành năm 1994, sửa đổi năm 2009) thì phá thai là tội phạm trừ khi việc phá thai đáp ứng những điều kiện rất chặt chẽ sau đây: 1) Đƣợc thực hiện bởi một bác sĩ; 2) Diễn ra trong thời gian không quá 12 tuần kể từ khi thụ thai; 3) Có sự đồng ý của thai phụ sau khi đƣợc tƣ vấn đầy đủ và có giấy chứng nhận về việc tƣ vấn theo quy định. Đối với những trƣờng hợp thụ thai do bị cƣỡng dâm, hiếp dâm, lạm dụng tình dục thì việc phá thai cũng chỉ đƣợc coi là hợp pháp với đầy đủ các điều kiện trên. Tuy nhiên, trong trƣờng hợp việc phá thai là để ngăn chặn nguy cơ gây hại nghiêm trọng mà không thể khắc phục đối với tính mạng, sức khỏe (cả thể chất và tinh thần) của thai phụ thì không cần đáp ứng điều kiện về tuần tuổi của thai nhi. Nếu việc phá thai không đáp ứng đƣợc những điều kiện trên thì cả thai phụ và ngƣời tiến hành phá thai đều bị trừng phạt với hình phạt tiền hoặc tƣớc đoạt tự do [95, tr.352-360].

Theo đó, pháp luật hình sự Đức tội phạm hóa tất cả những hành vi phá thai trên 12 tuần tuổi trừ khi việc phá thai là để ngăn chặn nguy cơ gây hại nghiêm trọng mà không thể khắc phục đối với tính mạng, sức khỏe (cả thể chất và tinh thần) của thai phụ. Bằng cách đó, pháp luật hình sự Đức vẫn cho phép ngƣời mang thai đƣợc tự do cân nhắc, định đoạt việc có tiếp tục mang thai và sinh nở trong khoảng thời gian là 12 tuần kể từ khi mang thai. Sau khoảng thời gian này quyền tự do định đoạt đó mới bị chấm dứt. Mốc thời gian 12 tuần khá hợp lý vì nó đủ để những ngƣời phụ nữ với nhận thức bình thƣờng có thể nhận thức việc mang thai, cân nhắc quyết định có tiếp tục mang thai hay không. Về mặt y học, phá thai trƣớc 12 tuần tuổi (khi bào thai chƣa phát triển đầy đủ) còn giảm thiểu những rủi ro về tính mạng, sức khỏe từ việc phá thai đối với thai phụ. Quyết định chấm dứt thai kỳ đƣợc đƣa ra trƣớc 12 tuần kể từ khi mang thai cũng đảm bảo yêu cầu về nhân đạo bởi thai nhi trong giai đoạn này là phôi thai chứ chƣa trở thành một bào thai hoàn thiện gần nhƣ con ngƣời nên hành vi phá thai đƣợc coi nhƣ không quá tàn nhẫn.

Mặc dù đặt ra mốc 12 tuần tuổi để xác định tính bất hợp pháp của hành vi phá thai nhƣng pháp luật hình sự Đức cũng không coi là tội phạm nếu hành vi phá thai sau 12 tuần tuổi là để ngăn chặn nguy cơ gây hại nghiêm trọng mà không thể khắc phục đối với tính mạng, sức khỏe của thai phụ. Điều này phù hợp với thực tiễn bởi trong suốt quá trình mang thai, bao gồm những giai đoạn sau 12 tuần, rất nhiều nguy cơ rủi ro về tính mạng, sức khỏe khác có thể xảy ra đối với thai phụ do mang thai. Trong trƣờng hợp đó, quyền đƣợc đảm bảo về tính mạng, sức khỏe của thai phụ cần đƣợc ƣu tiên hơn quyền sống của thai nhi bởi thai phụ là một cá nhân đích thực đang sinh sống, hiện diện thực tế còn sinh mạng của thai nhi mới đang trong quá trình hình thành.

Nhƣ vậy, pháp luật hình sự Đức đã đặt ra mốc 12 tuần tuổi để xác định tính bất hợp pháp của hành vi phá thai nhằm đảm bảo một khoảng thời gian cho phép ngƣời phụ nữ đƣợc tự do định đoạt việc mang thai đồng thời đảm bảo sự an toàn đối với sức khỏe, tính mạng của thai phụ và tính nhân đạo trong việc định đoạt sự sống của thai nhi. Ở Việt Nam, với mục đích ngăn chặn việc phá thai đƣợc thực hiện vì lí

do giới tính thì mốc giới hạn 12 tuần tuổi thai cũng khá hợp lý bởi bằng kỹ thuật thăm khám thông thƣờng hiện nay thì đó là khoảng thời gian bắt đầu có thể xác định đƣợc giới tính thai nhi. Mốc thời gian 12 tuần để xác định việc phá thai là phạm pháp hay không cũng tƣơng đồng với quy định trong Dự thảo Luật dân số của Việt Nam. Điều 21 Dự thảo Luật này cho phép phá thai dƣới 12 tuần tuổi trừ trƣờng hợp phá thai để lựa chọn giới tính thai nhi, phá thai gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe phụ nữ. Phá thai từ 12 tuần tuổi trở lên là bất hợp pháp, trừ các trƣờng hợp: việc mang thai gây nguy hại đến tính mạng hoặc sức khỏe của thai phụ, thai nhi; có thai do loạn luân; do bị hiếp dâm; có những bằng chứng về nguy cơ sinh ra đứa trẻ có dị tật hoặc có nguy cơ phát triển không bình thƣờng [11].

So với các quy định trong BLHS Đức năm 1994 thì Dự thảo luật dân số Việt Nam bổ sung thêm trƣờng hợp cho phép phá thai trên 12 tuần tuổi khi có những bằng chứng về nguy cơ sinh ra đứa trẻ có dị tật hoặc có nguy cơ phát triển không bình thƣờng. Điều này là cần thiết bởi trong thực tế có nhiều loại khuyết tật nghiêm trọng chỉ đƣợc phát hiện khi thai nhi đã phát triển ở những mức độ nhất định, có thể sau 12 tuần hoặc nhiều hơn nữa. Chấm dứt sinh mệnh của thai nhi trong trƣờng hợp này là để đáp ứng yêu cầu nhân đạo đối với chính bản thân thai nhi đó cũng nhƣ những ngƣời thân thích.

Nhƣ vậy, tội phạm hóa tất cả những hành vi phá thai đối với thai nhi trên 12 tuần tuổi nhƣng loại trừ các trƣờng hợp việc mang thai gây nguy hại đến tính mạng hoặc sức khỏe của thai phụ; có thai do loạn luân; do bị hiếp dâm, cƣỡng dâm; có những bằng chứng về nguy cơ sinh ra đứa trẻ có dị tật hoặc có nguy cơ phát triển không bình thƣờng là giải pháp có thể đáp ứng đồng thời tất cả các yêu cầu: ngăn chặn việc phá thai đƣợc thực hiện vì lí do giới tính, đảm bảo các quyền, tự do chính đáng của phụ nữ, đảm bảo tính nhân đạo của hành vi phá thai. Hành vi phá thai bất hợp pháp sau khi bị tội phạm hóa nên đƣợc đặt cùng chƣơng và gần các tội xâm phạm tính mạng con ngƣời vì bản chất của nó là hành vi tƣớc đoạt cơ hội sống của cá nhân. Tuy đây là loại hành vi nguy hiểm nhƣng

hình phạt không cần phải đặc biệt nghiêm khắc vì chỉ riêng việc bị coi là tội phạm và đe dọa áp dụng hình phạt đã đủ sức răn đe bởi những ngƣời phạm tội này chủ yếu xuất phát từ định kiến giới hoặc vì lợi ích kinh tế.

4.2.2.Giải pháp hoàn thiện các quy định bảo vệ quyền phụ nữ trong pháp luật hình sự Việt Nam hiện nay

Trên cơ sở định hƣớng hoàn thiện đã đƣợc xác định, mô hình lập pháp cụ thể đối với các quy định bảo vệ quyền phụ nữ cần sửa đổi, bổ sung của BLHS năm 2015 đƣợc kiến giải nhƣ sau:

1) Bổ sung hai tình tiết mới vào khoản 2 Điều 141 về tội hiếp dâm và khoản 2 Điều 143 về tội cƣỡng dâm:

Khoản 2 Điều 141 BLHS 2015 Khoản 2 Điều 141 sửa đổi

2. Phạm tội thuộc một trong các trƣờng hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Những vấn đề lý luận và thực tiễn về bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự ở Việt Nam Luận án TS. Luật 623801 (Trang 136 - 179)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)