4.1. Những yêu cầu và nội dung cần hoàn thiện của các quy định bảo
4.1.1. Những yêu cầu đối với việc hoàn thiện các quy định bảo vệ quyền phụ
Trên cơ sở những kết quả nghiên cứu vấn đề về các phƣơng diện lý luận và thực tiễn ở các chƣơng trƣớc, Chƣơng 4 của luận án xác định những yêu cầu, nội dung và kiến nghị giải pháp hoàn thiện các quy định bảo vệ quyền phụ nữ trong pháp luật hình sự ở Việt Nam, đồng thời đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng những quy định này trong thực tiễn.
4.1. Những yêu cầu và nội dung cần hoàn thiện của các quy định bảo vệ quyền phụ nữ trong pháp luật hình sự Việt Nam hiện nay quyền phụ nữ trong pháp luật hình sự Việt Nam hiện nay
4.1.1.Những yêu cầu đối với việc hoàn thiện các quy định bảo vệ quyền phụ nữ trong pháp luật hình sự Việt Nam hiện nay phụ nữ trong pháp luật hình sự Việt Nam hiện nay
Trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm, phƣơng thức của việc bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự, những chuẩn mực quốc tế về vấn đề này cũng nhƣ sự thể hiện của các quy định bảo vệ quyền phụ nữ trong pháp luật hình sự thực định có thể chỉ ra rằng: để đảm bảo tính hợp lý và hiệu quả, các quy định nhằm bảo vệ quyền phụ nữ trong pháp luật hình sự hiện nay cần phải đƣợc hoàn thiện trên cơ sở đáp ứng những yêu cầu sau:
Một là: việc hoàn thiện các quy định bảo vệ quyền phụ nữ trong BLHS phải thể chế hóa được quan điểm của Đảng và Nhà nước về bảo vệ quyền phụ nữ
Việc bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự có những ý nghĩa hết sức quan trọng: Đó là việc tôn trọng và thực thi yêu cầu của pháp luật quốc tế liên quan đến nhân quyền của một nửa nhân loại; là việc góp phần thực hiện mục tiêu cách mạng: xóa bỏ bất bình đẳng về chủng tộc, giai cấp và giới; là sự thể hiện quan điểm, thái độ coi trọng của Đảng, Nhà nƣớc đối với quyền phụ nữ và góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm của mọi tổ chức, cá nhân trong việc tôn trọng, bảo vệ các quyền phụ nữ; là một trong những phƣơng diện đảm bảo mục đích tồn tại của luật hình sự, thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ pháp luật. Chính vì vậy, Đảng ta đã đề ra những quan điểm chỉ đạo sâu sắc đối với việc hoàn thiện các quy định bảo vệ quyền phụ
nữ trong pháp luật hình sự cả ở góc độ hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung và hoàn thiện chính sách, pháp luật đối với phụ nữ nói riêng.
Trƣớc hết, hoàn thiện các quy định bảo vệ quyền phụ nữ trong pháp luật hình sự hiện nay là một nội dung cụ thể nhằm thực hiện chiến lược xây dựng và hoàn thiện pháp luật của Đảng Cộng sản Việt Nam. Quan điểm chỉ đạo đầu tiên đối với chiến lƣợc xây dựng và hoàn thiện pháp luật hiện nay đƣợc thể hiện trong Nghị quyết số 48 năm 2005 của Bộ Chính trị là:
Thể chế hoá kịp thời, đầy đủ, đúng đắn đƣờng lối của Đảng, cụ thể hoá các quy định của Hiến pháp về xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân;
bảo đảm quyền con người, quyền tự do, dân chủ của công dân; xây dựng nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa, phát triển văn hoá - xã hội, giữ vững quốc phòng, an ninh [5, mục 2.1, phần I].
Trên cơ sở quan điểm chỉ đạo đó, định hƣớng thứ hai trong sáu định hƣớng xây dựng và hoàn thiện pháp luật đến năm 2020 là xây dựng và hoàn thiện pháp luật về đảm bảo quyền con người, quyền tự do, dân chủ của công dân [5, mục 2, phần 2]. Nhƣ vậy, xây dựng và hoàn thiện pháp luật về quyền con ngƣời chính là một chiến lƣợc trọng tâm về xây dựng, hoàn thiện pháp luật của Đảng ta. Trong khi đó, quyền phụ nữ chính là quyền con ngƣời của một nửa thế giới, là nhân quyền của nhóm xã hội dễ bị tổn thƣơng cần đƣợc đặc biệt quan tâm, bảo vệ. Vậy nên, việc xây dựng, hoàn thiện các quy định pháp luật hình sự nhằm bảo vệ quyền phụ nữ phải hƣớng tới thực hiện chiến lƣợc hoàn thiện pháp luật về quyền con ngƣời của Đảng.
Thứ hai, việc hoàn thiện các quy định bảo vệ quyền phụ nữ trong pháp luật hình sự chính là một nhiệm vụ cơ bản của công tác phụ nữ trong thời đại hiện nay. Công tác phụ nữ luôn đƣợc Đảng ta xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng của công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Riêng vấn đề bảo vệ quyền phụ nữ đặc biệt đƣợc nhấn mạnh với tƣ cách là một chủ trƣơng trọng tâm nhằm phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa trong văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII bởi các nội dung:
Nâng cao trình độ mọi mặt và đời sống vật chất, tinh thần của phụ nữ. Nghiên cứu, bổ sung và hoàn thiện các luật pháp, chính sách đối với lao động nữ, tạo điều kiện để phụ nữ thực hiện tốt vai trò của mình; tăng tỷ lệ phụ nữ tham gia gia vào cấp ủy và bộ máy quản lý nhà nƣớc. Kiên quyết đấu tranh chống các tệ nạn xã hội và hành vi bạo lực, buôn bán, xâm hại và xúc phạm nhân phẩm phụ nữ [24, tr.129].
Theo đó, “kiên quyết đấu tranh chống các tệ nạn xã hội và hành vi bạo lực, buôn bán, xâm hại và xúc phạm nhân phẩm phụ nữ” là một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng nhằm bảo vệ quyền phụ nữ, phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa. Để thực hiện nhiệm vụ này, pháp luật hình sự phải đƣợc hoàn thiện nhằm trở thành cơ sở pháp lý hữu hiệu, phƣơng tiện đắc lực phục vụ công tác đấu tranh chống mọi hành vi xâm phạm nghiêm trọng các quyền phụ nữ.
Hai là: các quy định bảo vệ quyền phụ nữ trong BLHS phải đảm bảo tính thống nhất với Hiến pháp và các đạo luật khác của quốc gia. Đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật là một yêu cầu cơ bản của nền pháp chế xã hội chủ nghĩa. Vì thế, mục tiêu hàng đầu của Chiến lƣợc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2020 đƣợc xác định là: “Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch…” [5, mục 1, phần I]. Thực hiện mục tiêu trên, BLHS - một đạo luật cơ bản trong hệ thống pháp luật Việt Nam - nhất định phải thống nhất với Hiến pháp và các luật khác của Nhà nƣớc Việt Nam. Về phƣơng diện bảo vệ quyền phụ nữ, BLHS phải bảo vệ đầy đủ và hữu hiệu các quyền con ngƣời, quyền công dân của phụ nữ mà Hiến pháp và các luật khác quy định. Điều đó không chỉ đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật mà còn là việc thực hiện vai trò, chức năng của luật hình sự bởi vì với tƣ cách là ngành luật bảo vệ, luật hình sự luôn đƣợc các ngành luật khác dẫn chiếu đến để chống lại các vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong lĩnh vực quan hệ xã hội mà chúng điều chỉnh.
Ba là: các quy định bảo vệ quyền phụ nữ trong BLHS phải được hoàn thiện nhằm đáp ứng các yêu cầu của pháp luật quốc tế, tương thích với pháp luật của các quốc gia trên thế giới
đủ các cam kết quốc tế” là một trong những quan điểm chỉ đạo đối với Chiến lƣợc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2020 [5]. Theo đó, việc xây dựng và hoàn thiện các quy định pháp luật hình sự phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về bảo hộ đối với các nhân quyền của phụ nữ đƣợc đề ra bởi các công ƣớc quốc tế mà Việt Nam đã tham gia. Hơn nữa, quyền phụ nữ là một giá trị phổ biến nhƣ Tuyên bố Vienna và Chƣơng trình hành động thông qua tại Hội nghị thế giới về quyền con ngƣời năm 1993 đã khẳng định: “Các quyền của phụ nữ và trẻ em gái là một bộ phận cấu thành, gắn liền và không thể tách rời khỏi các quyền mang tính phổ biến của con ngƣời” [48]. Do đó, việc ghi nhận, bảo vệ các quyền này trong pháp luật Việt Nam nói chung, pháp luật hình sự nói riêng phải dựa trên cơ sở những giá trị nhân quyền đƣợc cộng đồng nhân loại tiến bộ thừa nhận.
Bên cạnh đó, tƣơng thích pháp luật với các quốc gia khác là một điều kiện quan trọng để hội nhập trong xu thế toàn cầu hóa. Đồng thời, với khuynh hƣớng diễn biến xuyên quốc gia của nhiều loại tội phạm xâm phạm quyền phụ nữ thì công cuộc hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng chống nhất định đòi hỏi đến tính tƣơng đồng, gần gũi của hệ thống pháp luật ở các quốc gia có liên quan.
Bốn là: các quy định bảo vệ quyền phụ nữ trong BLHS phải được hoàn thiện trên lập trường quan điểm vị nữ quyền, phù hợp với đặc thù giới. Nhƣ đã chỉ ra (ở Chƣơng 2), quyền phụ nữ phản ánh những đặc thù giới và đòi hỏi đƣợc bảo hộ bằng một chế độ riêng phù hợp với những đặc thù giới. Các quy định nhằm bảo vệ quyền phụ nữ nếu đƣợc xây dựng trên tƣ duy nam giới, lập trƣờng nam tính hoặc trung tính thì sẽ không đem đến một sự bảo vệ đầy đủ theo nhu cầu, nguyện vọng của phụ nữ, khó phù hợp với đặc tính tâm lý, tình cảm, hành vi, phản ứng thực tế của phụ nữ. Do đó, việc xây dựng, hoàn thiện các quy định bảo vệ quyền phụ nữ trong pháp luật hình sự phải chú trọng đến yếu tố “nữ tính”, phải dựa trên lập trƣờng vị nữ quyền.
Năm là: các quy định bảo vệ quyền phụ nữ trong BLHS phải được xây dựng với chất lượng cao về mặt kỹ thuật lập pháp. Một trong những thuộc tính, của pháp luật là tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức: nội dung pháp luật phải đƣợc thể hiện trong những hình thức xác định, quy định rõ ràng, chặt chẽ để đảm
bảo dễ hiểu và chỉ đƣợc hiểu theo một nghĩa duy nhất [106, tr.210-211]. Đây vừa là thuộc tính, đồng thời là yêu cầu về hình thức của pháp luật. Đối với pháp luật hình sự, tính chặt chẽ về mặt hình thức lại càng đòi hỏi cao hơn nữa vì quy phạm pháp luật hình sự là cơ sở cho việc xác định loại vi phạm pháp luật nghiêm trọng nhất, cho phép áp dụng những chế tài hà khắc nhất trong hệ thống pháp luật. Đáp ứng yêu cầu chung đó, các quy định bảo vệ quyền phụ nữ trong BLHS phải đƣợc thiết kế chính xác, rõ ràng và hợp lý. Thực tiễn pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự hiện nay đã chứng minh việc tồn tại những mô tả chƣa cụ thể, bất nhất, quy định không công bằng ở các quy định bảo vệ quyền phụ nữ trong BLHS không chỉ làm ảnh hƣởng đến uy tín của đạo luật mà còn gây ra nhiều khó khăn, vƣớng mắc trong áp dụng các quy định này. Do vậy, hoàn thiện các quy định của BLHS nói chung, trong đó quy định bảo vệ quyền phụ nữ nói riêng cần phải đáp ứng yêu cầu chất lƣợng cao về kỹ thuật lập pháp, làm cơ sở cho việc áp dụng chính xác, thống nhất để bảo vệ một cách hiệu quả các quyền phụ nữ.
Sáu là: các quy định bảo vệ quyền phụ nữ trong BLHS phải được xây dựng phù hợp với thực tiễn tội phạm và khả thi. Đây là những yêu cầu chung đối với mọi quy định pháp luật hình sự chứ không phải riêng các quy định bảo vệ quyền phụ nữ. Tuy nhiên, qua phân tích thực trạng pháp luật cho thấy nhiều quy định bảo vệ quyền phụ nữ trong pháp luật hình sự Việt Nam còn chƣa phản ánh chính xác hoặc không theo kịp diễn biến của thực tiễn tội phạm dẫn đến vƣớng mắc, bất cập trong áp dụng. Một số quy định có mô tả không đầy đủ, rõ ràng, cụ thể dẫn đến không thể áp dụng trực tiếp hoặc mang tính “trang trí” chứ rất ít đƣợc thực thi trong thực tế. Do đó, việc tiếp tục xây dựng, hoàn thiện các quy định bảo vệ quyền phụ nữ trong BLHS trong thời gian tới phải phù hợp với thực tiễn tội và khả thi.
4.1.2.Những nội dung cần hoàn thiện của các quy định bảo vệ quyền phụ nữ trong pháp luật hình sựViệt Nam hiện nay