3.2. Bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự ở Việt Nam trong
3.3.3. Nguyên nhân tồn tại, hạn chế trong áp dụng các quy định bảo vệ
quyền phụ nữ của Bộ luật hình sự năm 1999
Những tồn tại, hạn chế trong thực tiễn thực thi các quy định bảo vệ quyền phụ nữ của BLHS năm 1999 trong những năm vừa qua xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm cả khách quan và chủ quan.
3.3.3.1. Nguyên nhân khách quan
Nguyên nhân khách quan thứ nhất là do hạn chế tự thân của các quy định bảo vệ quyền phụ nữ trong BLHS năm 1999. Nhƣ đã phân tích, Bộ luật này còn có nhiều hạn chế trong việc bảo vệ quyền phụ nữ nhƣ: Quan điểm về các quyền phụ nữ đƣợc bảo vệ chƣa đảm bảo tính phổ quát của những quyền này. Quy định về các tội tình dục chƣa thực sự thể hiện quan điểm vị nữ quyền, thiếu cụ thể và bất cập so với thực tiễn tội phạm. Nhiều quy định nhằm bảo vệ quyền phụ nữ còn mắc lỗi kỹ thuật khiến cho Bộ luật không nhất quán, khó áp dụng hoặc có kẽ hở nhƣ: tình trạng đang mang thai của ngƣời phụ nữ đƣợc BLHS mô tả bất nhất; việc quy định tình tiết phạm tội đối với phụ nữ có thai làm tình tiết tăng nặng định khung hình phạt chƣa tƣơng xứng giữa một số tội; mô tả tội xâm phạm quyền bình đẳng của phụ nữ không đƣợc làm rõ động cơ phạm tội nên không phản ánh đúng bản chất của tội phạm; tội mua bán ngƣời không đƣợc mô tả rõ ràng gây khó khăn cho việc xác định cấu thành tội phạm, mô tả tội phá thai trái phép còn chung chung, thiếu chặt chẽ. Bộ luật còn bỏ lọt nhiều dạng hành vi mua bán ngƣời mà các văn kiện pháp lý quốc tế và quốc gia ngăn cấm; chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu về chế độ bảo hộ đặc biệt đối với thiên chức làm mẹ trong lĩnh vực lao động, việc làm; chƣa tội phạm hóa hành vi quấy rối tình dục. Một số quy định của BLHS này vẫn chƣa phản ánh đầy đủ biểu hiện khách quan của hành vi phạm tội trong thực tiễn, bỏ lọt tội phạm hoặc chƣa theo kịp diễn biến của chúng trong đời sống xã hội. Ví dụ nhƣ quan điểm lạc hậu về cấu thành của tội hiếp dâm, cƣỡng dâm hoặc việc chƣa tội phạm hóa hành vi phá thai vì lý do giới tính, mang thai hộ vì mục đích thƣơng mại....
cho việc áp dụng các quy định bảo vệ bảo vệ quyền phụ nữ của BLHS năm 1999 trong thực tiễn gặp nhiều khó khăn, vƣớng mắc.
Nguyên nhân khách quan thứ hai dẫn đến hạn chế trong áp dụng quy định bảo vệ quyền phụ nữ của BLHS là sự tồn tại và ảnh hưởng mạnh mẽ của những quan niệm bất bình đẳng giới, định kiến giới trong xã hội. Tƣ tƣởng trọng nam khinh nữ, dòng tộc phụ quyền, gia trƣởng vốn ăn sâu trong xã hội Việt Nam khiến cho nhiều dạng hành vi phân biệt đối xử, bạo lực, lạm dụng, tƣớc đoạt tự do đối với phụ nữ, trẻ em gái vẫn không ngừng diễn ra công khai. Chính sự tồn tại của những tƣ tƣởng ấy đã khiến cho nhiều ngƣời có hành vi dã man đặc biệt nhƣ “giết” đứa con đang hình thành của mình vì lý do giới tính của nó; khiến ngƣời ta phủ nhận khả năng, vai trò của phụ nữ; phân biệt đối xử với phụ nữ có khi chính bởi vì lý do họ thực hiện thiên chức cao cả của mình. Cũng bởi những quan niệm lạc hậu nên đối với nhiều nam giới bạo lực gia đình chỉ đơn giản là “dạy vợ, dạy con”, họ nhìn nhận mình là “bề trên”, có quyền chiếm hữu, định đoạt đối với vợ, ngƣời tình. Bản thân phụ nữ cũng còn nhiều ngƣời chịu ảnh hƣởng sâu sắc bởi tƣ tƣởng “tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu” nên mặc nhiên chấp nhận, không phản kháng những hành vi tƣớc đoạt tự do, xâm hại, lạm dụng từ chính những ngƣời thân của mình. Vì vậy nên các hành vi xâm phạm quyền phụ nữ mặc dù đã bị pháp luật nghiêm trị nhƣng vẫn tiếp tục tồn tại ngang nhiên và còn gia tăng trong thực tiễn, làm cho hiệu quả áp dụng pháp luật không cao.
Nguyên nhân khách quan thứ ba là phần lớn các loại tội xâm phạm quyền phụ nữ thường xảy ra ở những môi trường có tính riêng tư nên khó phát giác, xử lý. Đa số các hành vi xâm phạm quyền phụ nữ diễn ra ở những môi trƣờng có tính riêng tƣ hoặc tế nhị, chẳng hạn nhƣ các tội phạm về tình dục, tội phạm liên quan đến bạo lực gia đình, phá thai trái phép...v.v. Do diễn ra ở những nơi riêng tƣ, chủ yếu chỉ có sự chứng kiến của nạn nhân và thủ phạm nên những hành vi này khó bị phát giác. Thậm chí, vì những lý do tế nhị hoặc cả những định kiến cổ hủ về thân phận, trinh tiết…, quan niệm “tốt khoe xấu che” của ngƣời Việt Nam, áp lực về danh dự gia đình, nên chính bản thân các nữ nạn nhân cũng che dấu, không muốn vụ việc phạm tội bị phát giác, xử lý. Đơn cử, theo Báo cáo quốc gia về bạo lực gia đình, có đến 87% phụ nữ bị bạo hành không tìm đến sự giúp đỡ của bất kỳ một cơ
quan công quyền nào [89, tr.96]. Vì lẽ đó nên nhiều loại tội phạm chủ yếu nhằm vào phụ nữ và trẻ em gái còn ở tình trạng ẩn đa số.
Nguyên nhân khách quan thứ tư làm hạn chế hiệu quả thực thi của các quy định bảo vệ quyền phụ nữ trong BLHS là nhận thức về quyền phụ nữ, ý thức đấu tranh phòng ngừa và chống các tội xâm phạm quyền phụ nữ trong xã hội chưa cao. Nhận thức về quyền phụ nữ, các tội xâm phạm quyền phụ nữ ở Việt Nam nhìn chung còn hạn chế, đặc biệt ở các tầng lớp dân cƣ có trình độ văn hóa thấp, nông thôn, vùng sâu vùng xa. Nam giới Việt Nam, thậm chí là cả một bộ phận lớn phụ nữ vẫn chƣa hiểu và thừa nhận sự bình đẳng toàn diện về quyền và tự do của phụ nữ nhƣ tất cả mọi ngƣời. Chính vì vậy, họ chấp nhận hoặc thờ ơ, thậm chí đồng tình với việc tƣớc đoạt, chà đạp một số quyền của phụ nữ. Nhận thức về một số loại tội phạm cụ thể vẫn còn nhiều sai lầm. Đặc biệt là đối với nhóm tội phạm về tình dục, nhiều ngƣời dân trong xã hội không cho rằng việc ép buộc quan hệ tình dục đối với vợ, ngƣời tình là phạm tội; không biết việc giao cấu với trẻ em khi có sự đồng thuận của trẻ em đó vẫn là tội phạm; quấy rối tình dục ở mức độ không quá nghiêm trọng đƣợc coi nhƣ biểu hiện của nam tính... Thậm chí, có loại tội xâm phạm quyền phụ nữ xảy ra do chính nhận thức, nhu cầu của phụ nữ. Đó là trƣờng hợp của tội phá thai trái phép, hầu nhƣ xảy ra bởi tâm lý của phụ nữ ngại những quy định, thủ tục chặt chẽ có liên quan đến về việc phá thai của Nhà nƣớc, mong muốn đƣợc tiến hành phá thai tại những nơi “kín đáo”, “thuận tiện” mà không quan tâm đến tính hợp pháp, sự an toàn của hoạt động đó. Nhận thức về quyền phụ nữ và các tội xâm phạm quyền phụ nữ chƣa tốt là một trong những lý do dẫn đến ý thức đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm. Rất nhiều trƣờng hợp quyền phụ nữ bị xâm hại do bản thân phụ nữ, trẻ em gái chƣa có ý thức cao trong việc bảo vệ bản thân. Nhiều vụ xâm hại tình dục đƣợc tạo điều kiện bởi chính việc nạn nhân giao du với ngƣời lạ, đi lại một mình ở nơi vắng vẻ, say rƣợu khi ở cùng ngƣời khác giới... Nhiều vụ mua bán phụ nữ diễn ra do chị em tự dấn thân vào các hoạt động môi giới hôn nhân hoặc kết bạn, yêu đƣơng với ngƣời lạ, qua mạng internet...v.v.
Bên cạnh ý thức tự phòng ngừa, bảo vệ của phụ nữ chƣa cao thì sự giáo dục, quản lý, quan tâm, bảo vệ của gia đình, nhà trƣờng, xã hội đối với phụ nữ, trẻ
em gái cũng chƣa đầy đủ. Việc giáo dục giới tính, nâng cao ý thức cảnh giác tội phạm đối với trẻ em ở Việt Nam hầu nhƣ chƣa đƣợc chú trọng ở cả gia đình và nhà trƣờng, thậm chí là né tránh. Các bậc cha mẹ thƣờng chú trọng việc nuôi dƣỡng, chăm sóc, tạo điều kiện học tập cho con cái vị thành niên nhiều hơn trông nom, quản lý. Xã hội còn thờ ơ trƣớc những hành vi xâm hại quyền phụ nữ. Khảo sát của ActionAid Quốc tế tại Việt Nam và Trung tâm Nghiên cứu Giới - Gia đình trong Phát triển (CGFED) cho thấy 65% những ngƣời chứng kiến hành vi xâm hại tình dục đối với phụ nữ, trẻ em gái lựa chọn phƣơng án im lặng, không có phản ứng gì [79, tr. 30]. Ngay cả các cơ quan quản lý cũng chƣa chú trọng việc phòng ngừa các tội phạm chống lại phụ nữ. Ví dụ nhƣ trong khi rất nhiều camera giám sát đã đƣợc gắn trên đƣờng để quản lý giao thông nhƣng việc gắn camera an ninh ở những nơi vắng vẻ, những đoạn đƣờng thƣờng có ngƣời lao động nữ tan ca đêm... lại chƣa đƣợc quan tâm. Việc quản lý hoạt động của các cơ sở khám chữa bệnh về sản phụ khoa còn lỏng lẻo. Khía cạnh giới trong quan hệ lao động, việc làm chƣa đƣợc cơ quan quản lý chú trọng giám sát. Ý thức đấu tranh chống các tội phạm xâm phạm quyền phụ nữ trong cộng đồng dân cƣ không kiên quyết. Đối với các tội xâm phạm chế độ hôn nhân, gia đình, các tội phạm tình dục, tội xâm phạm sức khỏe sinh sản... đa số mọi ngƣời cho rằng đó là những vấn đề gia đình, cá nhân, không nên can thiệp. Thậm chí, vì những danh hiệu “làng văn hóa”, “gia đình văn hóa” mà cộng đồng dân cƣ tạo sức ép đối với nữ nạn nhân để họ bỏ qua, che dấu hành vi xâm hại nhân quyền của mình.
3.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan
Bên cạnh những nguyên nhân khách quan nêu trên, còn có một số nguyên nhân chủ quan gây ra hạn chế, vƣớng mắc trong thực tiễn áp dụng các quy định bảo vệ quyền phụ nữ của BLHS: Nguyên nhân chủ quan thứ nhất là hạn chế về nhân lực và chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với công tác bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự của các lực lượng thực thi, bảo vệ pháp luật. Để giải quyết tốt các vấn đề liên quan đến bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật không chỉ đòi hỏi kiến thức pháp luật, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ tƣ pháp nói chung mà còn đòi hỏi những hiểu biết sâu sắc về nữ giới, về đặc thù riêng của các loại tội phạm xâm
phạm quyền phụ nữ... Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay không có bộ phận chuyên trách vấn đề này trong các cơ quan thực thi, bảo vệ pháp luật nên việc đầu tƣ bồi dƣỡng chuyên môn liên quan không đƣợc tập trung, chuyên sâu. Lực lƣợng cán bộ nữ trong hệ thống cơ quan tƣ pháp hình sự lại chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ trong khi sự tham gia của họ có thể khiến cho việc áp dụng quy định pháp luật hình sự bảo vệ quyền phụ nữ tích cực và phù hợp hơn. Ví dụ, một trong những lý do mà các vụ bạo lực gia đình, xâm hại tình dục ít đƣợc các nạn nhân nữ báo cáo với cơ quan chức năng là vì họ mong muốn ngƣời tiếp nhận tố giác là nữ giới [89, tr.99] nhƣng thực tế mong muốn đó khó có thể đƣợc đáp ứng. Theo khảo sát năm 2012, trong hệ thống các cơ quan tƣ pháp Việt Nam: nữ thẩm phán chỉ chiếm tỉ lệ khoảng 24%, nữ kiểm sát viên chiếm 15% còn nữ điều tra viên hình sự dƣới 1%, nữ công an trực tiếp làm việc tại cộng đồng rất hiếm [17, tr.57-58]. Do tình trạng thiếu nhân lực nữ nên việc chủ động bố trí cán bộ nữ trong việc giải quyết vụ án liên quan đến phụ nữ không đƣợc coi trọng. Đơn cử trong hoạt động xét xử, khi khảo sát 350 cán bộ tƣ pháp và luật sƣ về việc Tòa án coi trọng sự có mặt thành viên nữ trong hội đồng xét xử vụ án xâm phạm quyền phụ nữ hay không thì: 79% trong số đó khẳng định rằng điều này hiếm khi đƣợc coi trọng, 21% còn lại cho rằng điều này có đƣợc coi trọng hay không tùy thuộc vào tính chất của vụ việc (Xem phụ lục 4). Sự thiếu thốn nhân lực chuyên trách và nhân lực nữ trong hệ thống tƣ pháp không chỉ làm giảm tính nhạy cảm giới trong giải quyết công việc chuyên môn của các cơ quan chức năng này mà còn có thể khiến cho lập trƣờng áp dụng pháp luật mang nặng nam tính, thiếu phù hợp với đặc thù của vụ việc.
Nguyên nhân chủ quan thứ hai là hạn chế của cơ quan tư pháp hình sự về khả năng đáp ứng nhu cầu trợ giúp của nạn nhân của các tội xâm phạm quyền phụ nữ. Nhƣ đã nêu, nạn nhân của bạo lực gia đình và xâm hại tình dục trong gia đình thƣờng ngại tìm đến sự giúp đỡ của cơ quan công an vì cho rằng cách xử lý của cơ quan chức năng thiếu tế nhị hoặc kém hiệu quả đối với những vụ việc này. Trên thực tế, công an thƣờng không xác định ngƣời vợ là nạn nhân bị cƣỡng dâm, vì theo chuẩn mực văn hóa ngƣời phụ nữ không đƣợc từ chối đáp ứng nhu cầu tình dục của chồng [17, tr.16]. Công an thƣờng có xu hƣớng chỉ đánh giá bạo lực gia đình ở các
sự việc vừa xảy ra mà không chú ý tới thực tế là bạo lực gia đình là một quá trình bạo hành kéo dài [98, tr.8]. Mà từng sự kiện riêng lẻ trong chuỗi bạo lực gia đình thì hầu nhƣ ít khi cấu thành tội phạm nên đa số lại đƣợc chuyển sang giải quyết bằng thủ tục hành chính hoặc hòa giải. Những ngƣời làm nghề mại dâm khi bị cƣỡng hiếp thƣờng không trình báo vụ việc với cơ quan công an do hành vi bán dâm là một vi phạm hành chính và do sợ sự kỳ thị của xã hội [6, tr.51]. Nạn nhân bị buôn bán thƣờng khó trình báo sự việc, một mặt do hạn chế về đi lại, nhận thức, mặt khác là do sự hăm dọa của kẻ phạm tội với họ mà họ lại không đƣợc hƣởng chế độ bảo vệ nhân chứng... Những hạn chế đó khiến cho phần đông nạn nhân của nhiều tội xâm phạm quyền phụ nữ chƣa nhận đƣợc sự trợ giúp, bảo vệ cần thiết; tội phạm không đƣợc xử lý hiệu quả, triệt để.
Nguyên nhân chủ quan thứ ba là nhận thức, quan điểm của cơ quan thực thi pháp luật còn có một số bất cập hoặc chịu sự ảnh hưởng bởi định kiến.Đơn cử, nhƣ đã phân tích, quan điểm áp dụng quy định về các tội hiếp dâm, cƣỡng dâm của cơ quan bảo vệ pháp luật còn cứng nhắc, lạc hậu so với sự biến đổi của xã hội, thực tiễn tội phạm. Nhận thức liên quan vẫn bị bó buộc bởi một văn bản hƣớng dẫn từ mấy thập kỷ trƣớc. Đối với bạo lực gia đình, bạo lực tình dục trong gia đình, nhiều cán bộ còn nhận thức là những vấn đề không nghiêm trọng, riêng tƣ, không cần phải can thiệp. Do pháp luật của Việt Nam đƣợc thực thi trong bối cảnh đề cao ý tƣởng về “gia đình hạnh phúc” nên biện pháp hòa giải thƣờng đƣợc ƣu tiên để giải quyết các vụ bạo lực gia đình nhằm khôi phục sự bình ổn, duy trì sự vẹn toàn của gia đình hơn là chú ý tới an toàn của ngƣời phụ nữ [17, tr.11].
Sự cộng hƣởng cùng lúc của tất cả các nguyên nhân khách quan, chủ quan nêu trên chính là những yếu tố gây ra hạn chế về hiệu quả thực thi của các quy định nhằm bảo vệ quyền phụ nữ của BLHS.
Kết luận Chương 3
Đánh giá việc bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự trong thực tiễn pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật ở Việt Nam cho phép rút ra một số kết luận nhƣ sau: