Kinh nghiệm bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự ở một số

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Những vấn đề lý luận và thực tiễn về bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự ở Việt Nam Luận án TS. Luật 623801 (Trang 60 - 70)

2.3. Các chuẩn mực và kinh nghiệm quốc tế đối với việc bảo vệ quyền

2.3.2. Kinh nghiệm bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự ở một số

quốc gia trên thế giới

Tuy đáp ứng các chuẩn mực quốc tế về quyền phụ nữ là một yêu cầu cơ bản đối với việc bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự quốc gia nhƣng với những điều kiện, bối cảnh xã hội khác nhau, các quốc gia trên thế giới lại có những mức độ, cách thức khác nhau để đáp ứng các yêu cầu này. Do đó, bên cạnh nhu cầu nghiên cứu các chuẩn mực quốc tế đối với việc bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự thì nghiên cứu kinh nghiệm lập pháp hình sự của các quốc gia khác trên thế giới cũng rất cần thiết để làm cơ sở đánh giá, hoàn thiện các quy định liên quan trong pháp luật hình sự Việt Nam.

Phù hợp với nội dung cần tham chiếu và trong khuôn khổ giới hạn của công trình nghiên cứu này, các quốc gia đƣợc lựa chọn để tham khảo kinh nghiệm lập pháp hình sự nhằm bảo vệ quyền phụ nữ bao gồm: Liên bang Nga, Cộng hòa liên bang Đức và Nhật Bản. Liên bang Nga là quốc gia có hệ thống pháp luật khá tƣơng đồng với pháp luật Việt Nam, đặc biệt là các quy định pháp luật hình sự Liên bang Nga rất đƣợc chú trọng tiếp thu trong quá trình xây dựng, hoàn thiện pháp luật hình sự ở nƣớc ta. Cộng hòa liên bang Đức là quốc gia có nền pháp luật tân tiến và điển hình cho họ pháp luật châu Âu lục địa. Việc nghiên cứu, tiếp thu kinh nghiệm lập pháp từ một quốc gia nhƣ vậy rất cần thiết đối với công tác lập pháp nói chung, lập

pháp hình sự nói riêng ở đất nƣớc theo truyền thống pháp luật thành văn nhƣ Việt Nam. Nhật Bản là một quốc gia châu Á, có truyền thống xã hội khá tƣơng đồng với Việt Nam, đặc biệt cũng chịu ảnh hƣởng sâu sắc của tƣ tƣởng phụ quyền, trong nam khinh nữ. Do đó, những kinh nghiệm bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự trong một xã hội nhƣ vậy rất phù hợp để tham khảo cho Việt Nam.

2.3.2.1. Pháp luật hình sự Liên bang Nga

BLHS là nguồn chủ đạo, duy nhất của pháp luật hình sự ở Nga bởi nguyên tắc “Tính chất phạm tội của hành vi, mức độ xử phạt và các hậu quả pháp lý hình sự khác chỉ đƣợc xác định bởi Bộ luật hình sự này” tại Điều 3 BLHS Liên bang Nga năm 1996, sửa đổi năm 2010 [96, tr.18-19]. Các quyền phụ nữ với tƣ cách quyền con ngƣời, quyền công dân, đƣợc khẳng định một cách rõ ràng, dứt khoát là một loại khách thể đƣợc pháp luật hình sự Nga bảo vệ bởi nhiệm vụ hàng đầu của đạo luật ngay tại khoản 1 Điều 2: “Nhiệm vụ của BLHS này bao gồm: bảo vệ các quyền và tự do của con ngƣời và công dân...” [96, tr.18]. Quán triệt nhiệm vụ đã đặt ra, các quy định nhằm bảo vệ quyền phụ nữ đƣợc thể hiện xuyên suốt Bộ luật bởi những nội dung sau:

a. Bảo vệ thiên chức làm mẹ của ngƣời phụ nữ thông qua việc tội phạm hóa và trừng trị nghiêm khắc những hành vi phạm tội trực tiếp xâm hại hoặc tác động tiêu cực đến việc thực hiện thiên chức làm mẹ, đồng thời có rất nhiều quy định để đảm bảo vấn đề TNHS và hình phạt trong Bộ luật phù hợp với những tiêu chuẩn chung về quyền phụ nữ:

Thứ nhất, Bộ luật tội phạm hóa các hành vi gây tổn hại đến thiên chức làm mẹ nhƣ: tội nạo phá thai bất hợp pháp (Điều 123), tội từ chối tiếp nhận công tác hoặc sai thải phụ nữ đang có thai hoặc phụ nữ đang có con nhỏ đến ba tuổi thiếu căn cứ (Điều 145); làm ngƣời khác bị sảy thai cũng là một loại hành vi cấu thành tội cố ý gây tổn hại nghiêm trọng sức khỏe (Điều 111) [96, tr.164, 184 và 236].

Thứ hai, Bộ luật đe dọa trừng phạt nghiêm khắc hơn hẳn đối với những trƣờng hợp phạm tội mà làm tổn hại đến thiên chức làm mẹ. Tình tiết “phạm tội đối với phụ nữ đang có thai mà ngƣời phạm tội biết rõ điều này” bị điểm h khoản 1 Điều 63 quy định là một tình tiết tăng nặng hình phạt áp dụng đối với mọi tội phạm.

Ngoài ra, tình tiết này còn là tình tiết tăng nặng định khung hình phạt đối với các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tự do cá nhân nhƣ: giết ngƣời (điểm d khoản 2 Điều 105), nhục hình (điểm c khoản 2 Điều 117), bắt cóc (điểm e khoản 2 Điều 126), giam giữ ngƣời trái pháp luật (điểm e khoản 2 Điều 127), buôn ngƣời (điểm i khoản 2 Điều 127-1) [96, tr.84, 158, 176 và 192-196].

Thứ ba, tình tiết “ngƣời phạm tội là phụ nữ có thai” và “ngƣời phạm tội có con nhỏ ” đƣợc coi là các tình tiết giảm nhẹ hình phạt tại điểm c và d khoản 1 Điều 61 của Bộ luật [96, tr.78].

Thứ tư, một số hình phạt không đƣợc áp dụng đới với phụ nữ có thai hoặc có con nhỏ đến ba tuổi nhƣ: lao động bắt buộc (khoản 4 Điều 49), lao động cải tạo (khoản 5 Điều 50), giam giữ (khoản 2 Điều 54); ngoài ra, ngƣời phụ nữ mang thai hoặc nuôi con nhỏ đến mƣời bốn tuổi nếu không thuộc trƣờng hợp phạm tội rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng thì đƣợc hoãn chấp hành hình phạt đến khi con đủ mƣời bốn tuổi (khoản 1 Điều 82) [96, tr.63-70, 118].

Thứ năm, hành vi của ngƣời mẹ giết con mới đẻ trong tình trạng có chấn thƣơng về thần kinh hoặc rối loạn tâm thần (thƣờng do ảnh hƣởng của việc sinh nở) đƣợc quy định là một trƣờng hợp giảm nhẹ TNHS so với tội giết ngƣời. Theo Điều 106 của Bộ luật, ngƣời mẹ phạm tội này chỉ phải chịu hình phạt hạn chế tự do đến 04 năm hoặc phạt tù đến 05 năm, so với trƣờng hợp giết trẻ em bình thƣờng có thể phải chịu hình phạt cao nhất là tử hình (Điều 105) [96, tr.158-162].

Thứ sáu, Bộ luật hạn chế những tác động đặc biệt hà khắc của hình phạt đối với phụ nữ thông qua việc quy định: không áp dụng hình phạt tù chung thân, hình phạt tử hình đối với phụ nữ (Điều 57 và Điều 59), áp dụng hình phạt tù trong trại cải tạo đối với phụ nữ phạm tội ít nghiêm khắc hơn đối với nam giới (Điều 58). Theo quy định của Bộ luật, phụ nữ chỉ bị áp dụng hình phạt tù trong các trại cải tạo theo chế độ chung còn nam giới có thể bị áp dụng hình phạt này trong các trại cải tạo theo chế độ chung hoặc chế độ cải tạo nghiêm ngặt, đặc biệt nghiêm ngặt. Phụ nữ chỉ bị áp dụng hình phạt tù trong các trại cải tạo khi phạm tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng với tình tiết tái phạm còn nam giới bị áp dụng hình phạt này cả khi không có tình tiết tái phạm (Điều 58) [96, tr.72-76].

b. Bảo vệ quyền bình đẳng của phụ nữ bằng việc quy định nguyên tắc bình đẳng trƣớc pháp luật hình sự và tội phạm hóa hành vi xâm phạm quyền bình đẳng giới. Điều 4 của Bộ luật quy định: “Mọi ngƣời phạm tội đều bình đẳng trƣớc pháp luật và chịu trách nhiệm hình sự không phân biệt giới tính, chủng tộc, dân tộc, ngôn ngữ, xuất thân...” [96, tr.20]. Nguyên tắc này đã loại bỏ mọi sự phân biệt đối xử với phụ nữ trong các quy định của BLHS, theo đó không quy định nào của Bộ luật đƣợc thể hiện sự kỳ thị, phân biệt đối xử vì những lý do, định kiến giới. Bên cạnh đó, hành vi xâm phạm quyền bình đẳng của phụ nữ cũng đƣợc xác định là hành vi thuộc mặt khách quan của tội xâm phạm sự bình đẳng về quyền và tự do của con ngƣời và công dân. Khoản 1 Điều 136 của BLHS Liên bang Nga mô tả mặt khách quan của tội này nhƣ sau: “Phân biệt đối xử nghĩa là xâm phạm các quyền, tự do và lợi ích hợp pháp của con ngƣời và công dân phụ thuộc vào giới tính, chủng tộc, dân tộc, ngôn ngữ, nguồn gốc, tình trạng tài sản....” [96, tr.212-214]. Tuy hình phạt đối với tội này không quá nghiêm khắc (chủ yếu là lao động bắt buộc, lao động cải tạo, trƣờng hợp lợi dụng chức vụ phạm tội mới có mức hình phạt cao nhất là phạt tù đến 05 năm) nhƣng Bộ luật đã tội phạm hóa tất cả những hành vi xâm phạm đến quyền, tự do và lợi ích của con ngƣời vì lý do phân biệt đối xử về giới bằng bất cứ thủ đoạn nào chứ không phải chỉ hành vi đƣợc thực hiện với thủ đoạn dùng vũ lực nhƣ ở BLHS của Việt Nam.

c. Bảo vệ quyền tự do cá nhân, quyền tự do và an toàn về tình dục của phụ nữ thông qua việc tội phạm hóa các hành vi xâm hại những quyền này. Điều đó thể hiện ở các quy định về: tội buôn ngƣời ở Điều 127-1, tội hiếp dâm ở Điều 131, tội cƣỡng dâm ở Điều 132, tội ép buộc ngƣời khác hoạt động tình dục ở Điều 133, tội giao cấu và thực hiện các hoạt động tình dục khác với ngƣời chƣa đủ 16 tuổi ở Điều 134, tội lôi kéo, dụ dỗ ngƣời khác hành nghề mại dâm ở Điều 240, tội tổ chức hành nghề mại dâm ở Điều 241. Về mặt dấu hiệu pháp lý các tội này không yêu cầu ngƣời bị hại là phụ nữ.

Ngoài những quy định đặc biệt để bảo vệ quyền con ngƣời đặc thù của phụ nữ và quyền con ngƣời dễ bị tổn thƣơng ở phụ nữ nhƣ trên thì các quyền, tự do cơ bản của phụ nữ vẫn đƣợc pháp luật hình sự Liên bang Nga bảo vệ nhƣ của mọi cá nhân, công dân khác theo đúng nhiệm vụ đã đặt ra đối với BLHS này.

2.3.2.2. Pháp luật hình sự Nhật Bản

Là một nƣớc có truyền thống pháp luật theo hệ thống Luật dân sự (Civil law) nên BLHS là nguồn chủ yếu của pháp luật hình sự Nhật Bản [61, tr.72-76]. BLHS Nhật Bản hiện hành đƣợc thông qua năm 1907, sửa đổi lần gần nhất vào năm 2011 không đề cập đến vấn đề bảo vệ quyền phụ nữ trong phần Các quy định chung [30]. Theo đó, Bộ luật không có ngoại lệ trong việc áp dụng, thi hành hình phạt tử hình đối với phụ nữ mang thai, nuôi con nhỏ. Tuy nhiên, do nghĩa vụ tuân thủ quy định của pháp luật quốc tế nên bản án tử hình tất nhiên cũng không đƣợc phép thi hành đối với phụ nữ có thai ở Nhật Bản. Nếu ngƣời phụ nữ có thai bị kết án tử hình thì theo Bộ luật tố tụng hình sự Nhật Bản năm 1948 (sửa đổi, bổ sung mới nhất năm 2007) việc thi hành sẽ bị trì hoãn, hình phạt chỉ đƣợc thực thi khi có quyết định của Bộ trƣởng Bộ Tƣ pháp (khoản 2 và 3 Điều 479) [102].

Do không đƣợc đề cập trong Phần chung nên nội dung bảo vệ quyền phụ nữ trong BLHS Nhật Bản đƣợc thể hiện tập trung qua việc tội phạm hóa các hành vi xâm hại quyền phụ nữ nhƣ sau:

a. Các hành vi xâm phạm quyền tự do và an toàn về tình dục bị tội phạm hóa bao gồm: cƣỡng dâm (Điều 176), hiếp dâm (Điều 177), coi nhƣ tội cƣỡng dâm và coi nhƣ tội hiếp dâm (Điều 178), hiếp dâm tập thể (Điều 178-2), cƣỡng dâm, hiếp dâm gây ra thƣơng tích hoặc dẫn đến chết ngƣời (Điều 181), dụ dỗ mại dâm (Điều 182). Tội cƣỡng dâm và coi nhƣ tội cƣỡng dâm không đòi hỏi phải có sự giao cấu mà chỉ cần dâm ô hay quấy rối tình dục ngƣời khác đã cấu thành tội này. Riêng đối với các tội hiếp dâm, Bộ luật xác định rõ đối tƣợng bị xâm hại là phụ nữ và trẻ em gái và tội phạm hoàn thành khi có hành vi giao cấu, tuy nhiên trƣờng hợp phạm tội chƣa đạt (chƣa hoàn tất việc giao cấu) vẫn bị truy cứu về tội hiếp dâm theo quy định ở Điều 179. Tội dụ dỗ mại dâm ở Điều 182 cũng quy định rõ đối tƣợng bị dụ dỗ phải là phụ nữ vốn không hành nghề mại dâm mới cấu thành tội phạm. Hình phạt đối với các tội phạm không đƣợc quy định một cách cố định. Chỉ có hành vi cƣỡng dâm đƣợc giới hạn tối đa hình phạt là đến 10 năm tù, hành vi dụ dỗ mại dâm đến 03 năm tù còn đối với cƣỡng dâm gây ra thƣơng tích hoặc chết ngƣời và các hành vi hiếp dâm đều chỉ có giới hạn tối thiểu (thấp nhất 04 năm tù) mà không có giới hạn tối đa về hình phạt [30, tr.143-147].

b. Các hành vi làm tổn hại sức khỏe sinh sản, thiên chức làm mẹ của phụ nữ bị tội phạm hóa gồm: đồng ý phá thai và làm việc đó dẫn đến thƣơng tích hoặc chết ngƣời (Điều 213), phá thai trong công việc và việc đó dẫn tới thƣơng tích hoặc chết ngƣời (Điều 214), phá thai không có sự đồng ý (Điều 215), phá thai không có sự đồng ý dẫn tới thƣơng tích hoặc chết ngƣời (Điều 216). Ở đây bản thân hành vi phá thai đã bị ngăn cấm và trừng trị ở khung hình phạt cơ bản; những trƣờng hợp phá thai dẫn đến tổn thƣơng thân thể hoặc tính mạng của ngƣời phụ nữ có thai đƣợc coi là trƣờng hợp định khung tăng nặng hình phạt. Ngoài ra, Bộ luật còn trừng phạt ngay cả trƣờng hợp chính ngƣời phụ nữ có thai thực việc phá thai (Điều 212). Tuy nhiên, điều này không hƣớng tới việc bảo vệ sức khỏe thai sản mà nhằm bảo vệ quyền sống của thai nhi [30, tr.164-166].

c. Các hành vi xâm hại tự do cá nhân chủ yếu hướng tới nạn nhân là phụ nữ bị tội phạm hóa bao gồm: bắt cóc, cƣỡng đoạt với mục đích kiếm lời (Điều 225), cƣỡng đoạt và bắt cóc với mục đích đem ra nƣớc ngoài (Điều 226), buôn bán ngƣời (Điều 226-2), đƣa ngƣời bị cƣỡng đoạt ra nƣớc ngoài (Điều 226-3), chuyển giao ngƣời bị cƣỡng đoạt (Điều 227). Các tội phạm này không yêu cầu về dấu hiệu nạn nhân của tội phạm nhƣng rõ ràng chúng có nạn nhân chủ yếu là phụ nữ và trẻ em. Chính vì vậy BLHS Nhật bản ngầm hƣớng tới việc bảo vệ phụ nữ thông qua quy định là trƣờng hợp tăng nặng hình phạt đối với các hành vi nhƣ:bắt cóc, cƣỡng đoạt với mục đích dâm đãng, hoặc để kết hôn (Điều 225); mua ngƣời với mục đích dâm ô, kết hôn (khoản 3 Điều 226-2) [30, tr.171-174].

2.3.2.3. Pháp luật hình sự Cộng hòa Liên bang Đức

Ở Đức, ngoài BLHS, một số văn bản khác cũng quy định về tội phạm nhƣ luật về vũ khí, luật về giám sát chiến tranh, luật về chất gây nghiện... Tuy nhiên, BLHS vẫn là nguồn chủ yếu quy định về tội phạm và hình phạt. Cũng giống nhƣ Nhật Bản, BLHS của nƣớc Cộng hòa Liên bang Đức năm 1994, sửa đổi năm 2009 không đặt ra quy định nhằm bảo vệ quyền phụ nữ trong Phần chung. Vấn đề loại trừ hình phạt tử hình đối với phụ nữ nhằm đáp ứng chuẩn mực quốc tế về quyền phụ nữ cũng không cần phải đặt ra vì hình phạt này không có trong hệ thống hình phạt của luật hình sự Đức. Do đó, các quy định nhằm bảo vệ quyền phụ nữ trong BLHS hiện hành của nƣớc này chủ yếu là quy định về tội phạm [95].

a. Nhóm tội phạm gây tổn hại đến sức khỏe sinh sản, thiên chức làm mẹ của ngƣời phụ nữ bao gồm: vi phạm nghĩa vụ cấp dƣỡng cho một ngƣời mang thai (khoản 2 Điều 170), phá thai không có xác định của bác sĩ, xác định của bác sĩ sai (Điều 218b), vi phạm nghĩa vụ bác sĩ trong việc phá thai (Điều 218c), quảng cáo cho việc phá thai (Điều 219a), đƣa vào lƣu thông các phƣơng tiện phá thai (Điều 219b). Các tội kể trên trƣớc tiên hƣớng tới việc bảo vệ sinh mạng của thai nhi vì đƣợc đặt ở Chƣơng thứ mƣời sáu về Các tội xâm phạm tính mạng, tuy nhiên thông qua đó thiên chức làm mẹ cũng đƣợc đặt dƣới chế độ bảo hộ chặt chẽ. Vì vậy, BLHS Đức trừng trị cả ngƣời mang thai có hành vi phá thai (Điều 218) nhƣng loại trừ trƣờng hợp việc phá thai đáp ứng đồng thời các điều kiện chặt chẽ nhƣ: 1) Diễn ra trong thời gian không quá 12 tuần kể từ khi thụ thai; 2) Có sự đồng ý của thai phụ sau khi đƣợc tƣ vấn đầy đủ và có giấy chứng nhận về việc tƣ vấn theo quy định; 3) Việc thụ thai đƣợc chứng minh là do bị cƣỡng dâm, hiếp dâm, lạm dụng tình dục hoặc việc phá thai là để ngăn chặn nguy cơ gây hại nghiêm trọng mà không thể khắc phục đối với tính mạng, sức khỏe (cả thể chất và tinh thần) của thai phụ [95, tr.290, 352-360].

Tuy mục đích trƣớc tiên của các quy định này là bảo vệ tính mạng thai nhi nhƣng thông qua đó nó cũng đảm bảo việc phá thai phải đƣợc tiến hành với những tƣ vấn, chỉ dẫn, quy trình y tế chặt chẽ. Điều đó có ý nghĩa rất quan trọng đối với sức khỏe thai sản của ngƣời phụ nữ. Và mặc dù cấm phá thai nhƣng Bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Những vấn đề lý luận và thực tiễn về bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự ở Việt Nam Luận án TS. Luật 623801 (Trang 60 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)