2.1. Khái niệm và sự cần thiết phải bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp
2.1.2. Sự cần thiết phải bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự
Sự cần thiết phải bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự đƣợc xem xét trên hai khía cạnh: một là sự cần thiết phải bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự trong hệ thống pháp luật; hai là sự cần thiết phải đặt ra vấn đề bảo vệ quyền phụ nữ trên nền của việc bảo vệ quyền con ngƣời nói chung trong pháp luật hình sự.
2.1.2.1. Sự cần thiết phải bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự trong hệ thống pháp luật
Quyền phụ nữ phải đƣợc bảo vệ bằng pháp luật hình sự cùng với sự bảo vệ của các ngành luật khác trong hệ thống pháp luật trƣớc tiên bởi vì thuộc tính vốn có của các quyền phụ nữ và chức năng của pháp luật hình sự. Đƣợc pháp luật bảo vệ là một thuộc tính cấu tạo của các quyền phụ nữ (quyền con ngƣời nói chung) mà ngành luật có chức năng bảo vệ và sức mạnh bảo vệ tốt nhất trong hệ thống pháp luật là luật hình sự. Quyền phụ nữ chính là một phạm trù quyền con ngƣời mà
“Quyền tự nhiên của con ngƣời đƣợc pháp luật ghi nhận, bắt buộc hoặc ngăn cấm thì mới trở thành các quyền của con ngƣời” [50, tr.59] và “Vấn đề nhân quyền luôn luôn đi kèm và không thể thiếu đƣợc vấn đề bảo vệ nhân quyền” [20, tr.122].
Chính bởi vậy, Tuyên ngôn thế giới về quyền con ngƣời năm 1984 đã khẳng định tính thiết yếu của việc bảo vệ quyền con ngƣời bằng pháp luật: “Nhân quyền phải đƣợc pháp luật bảo vệ để mỗi ngƣời không buộc phải nổi loạn nhƣ là biện pháp cuối cùng để chống lại chế độ cƣờng quyền và áp bức” [38]. Không những thế, mức độ bảo vệ quyền phụ nữ của hệ thống pháp luật quốc gia còn thể hiện tính ƣu việt của chế độ xã hội bởi nữ quyền vẫn là một trong những thƣớc đo đánh giá thành tựu của mọi cuộc cách mạng chính trị nhƣ tuyên ngôn bất hủ của nhà tƣ tƣởng Pháp Charles Fourie: “Trình độ giải phóng phụ nữ là tiêu chuẩn tự nhiên để đo sự giải phóng chung” [12, tr.295].
Do đó, sự ghi nhận, bảo vệ quyền con ngƣời, trong đó có các quyền phụ nữ, là một trong những nội dung quan trọng nhất của cả pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia. Tuy nhiên, pháp luật quốc tế chỉ ghi nhận nội dung các quyền phụ nữ và đề ra yêu cầu, chuẩn mực chung đối với việc bảo vệ các quyền ấy. Việc nội luật hóa những nội dung đó bởi các ngành luật phi hình sự trong hệ thống pháp luật quốc gia đƣợc thể hiện dƣới những khía cạnh chủ yếu nhƣ: công nhận, tôn trọng, xây dựng các cơ chế triển khai hoặc thúc đẩy quyền phụ nữ. Các ngành luật phi hình sự cũng có bảo vệ quyền phụ nữ chống lại những hành vi tổn thƣơng các quyền này nhƣng việc bảo vệ đƣợc thực hiện bằng những phƣơng tiện không có nhiều sức mạnh là các loại chế tài ít nghiêm khắc. Do đó, những lĩnh vực pháp luật ấy không đủ sức bảo vệ quyền phụ nữ trƣớc nguy cơ bị tổn thƣơng bởi những hành vi có tính nguy hiểm cao. Chính vì vậy, các ngành luật phi hình sự thƣờng dựa vào, viện dẫn đến sự bảo vệ của pháp luật hình sự đối với những quyền phụ nữ mà mình đã ghi nhận. Bởi thế nên luật hình sự chính là “ngƣời bảo vệ” trong hệ thống pháp luật nhƣ tác giả Lê Văn Cảm đã khẳng định: “Chức năng bảo vệ là chức năng chủ yếu và quan trọng nhất của luật hình sự đƣợc thể hiện trong việc bảo vệ bằng những biện pháp và phƣơng tiện riêng biệt các lợi ích của con người, của xã hội và của Nhà nƣớc tránh khỏi những sự xâm hại có tính chất tội phạm” [13, tr.152-153].
Với chức năng chính là bảo vệ, luật hình sự sở hữu những “biện pháp và phƣơng tiện riêng biệt” có sức mạnh bảo vệ vƣợt trội so với các ngành luật khác trong hệ thống pháp luật. Biện pháp bảo vệ đặc trƣng của luật hình sự chính là tội phạm hóa và đe dọa trừng phạt hành vi xâm hại đối tƣợng đƣợc bảo vệ. Sự trừng phạt bằng pháp luật hình sự đƣợc thực hiện bởi công cụ đắc lực là hệ thống hình phạt - loại chế tài pháp luật nghiêm khắc nhất. Bằng phƣơng thức tội phạm hóa và đe dọa trừng phạt một cách hà khắc những hành vi xâm hại nghiêm trọng quyền phụ nữ, luật hình sự trở thành ngành luật có sức mạnh nhất trong việc ngăn ngừa, xử lý những hành vi này để bảo vệ quyền phụ nữ.
Nhƣ vậy, đƣợc pháp luật bảo vệ là thuộc tính chung của quyền con ngƣời. Tuy nhiên, sự bảo vệ của các lĩnh vực pháp luật phi hình sự đối với những giá trị, lợi ích đặc biệt quan trọng này là chƣa đầy đủ, mạnh mẽ nhƣ sự bảo vệ của ngành luật hình sự vốn mang bản chất “ngƣời bảo vệ” trong hệ thống pháp luật. Do đó, quyền con ngƣời nói chung, quyền phụ nữ nói riêng phải đƣợc bảo vệ ở một cấp độ chặt chẽ nhất là bảo vệ bằng pháp luật hình sự.
Bên cạnh lý do thuộc tính của quyền con ngƣời và chức năng của pháp luật hình sự, sự cần thiết phải bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự còn xuất phát từ đặc thù của ngành luật này. Quan hệ pháp luật hình sự phát sinh giữa Nhà nƣớc với ngƣời phạm tội là một mối quan hệ bất bình đẳng với cán cân lợi thế nghiêng hẳn về phía Nhà nƣớc. Trong mối quan hệ này, nhân danh công lý, Nhà nƣớc có quyền tội phạm hóa bất kỳ hành vi nào đƣợc cho rằng nguy hiểm đối với xã hội và định ra hình thức trừng phạt đối với ngƣời thực hiện hành vi đó; đồng thời có quyền dùng sức mạnh cƣỡng chế để buộc ngƣời phạm tội chịu trách nhiệm về tội phạm họ đã gây ra mà không phụ thuộc hay bị cản trở bởi cá nhân, tổ chức nào. Nếu quyền lực áp đảo đó đƣợc thực thi cùng với, dù là chỉ là một chút, bất cẩn và tùy tiện sẽ đem đến thiệt hại nghiêm trọng đối với nhân quyền. Mức độ thiệt hại nếu xảy ra ở đây sẽ lớn hơn trong bất kỳ lĩnh vực quan hệ pháp luật nào khác bởi cácbiện pháp trừng phạt của pháp luật hình sự khi thực thi có thể tƣớc đoạt những quyền con ngƣời quan trọng nhất, bao gồm quyền sống. Do đó, bảo vệ quyền con ngƣời nói chung, quyền phụ nữ nói riêng nhất định phải đƣợc đặt ra trong pháp luật hình sự hơn bất cứ lĩnh vực pháp luật nào khác.
2.1.2.2. Sự cần thiết phải đặt ra vấn đề bảo vệ quyền phụ nữ trên nền của việc bảo vệ quyền con người nói chung trong pháp luật hình sự
Không những phải đƣợc bảo vệ bằng pháp luật hình sự, việc bảo vệ quyền phụ nữ còn phải đƣợc đặt ra một cách chuyên biệt trên nền của chế độ bảo vệ quyền con ngƣời nói chung trong pháp luật hình sự bởi những đặc thù của đối tƣợng đƣợc bảo vệ.
Thứ nhất là các quyền phụ nữ có tính gắn liền với đặc thù giới. Nhƣ đã chỉ ra, quyền phụ nữ cũng là những quyền con ngƣời nhƣng gắn liền và phản ánh những đặc điểm giới tính của phụ nữ. Vì những đặc điểm giới tính đó nên một số khía cạnh trong các quyền con ngƣời của phụ nữ đòi hỏi đƣợc quan tâm đặc biệt mà những khía cạnh nhƣ vậy không cần quan tâm đặc biệt nếu là ở nam giới (ví dụ: khía cạnh sức khỏe sinh sản trong các quyền liên quan đến sức khỏe). Bởi vậy, việc bảo vệ quyền phụ nữ cần đƣợc thực hiện bằng những quy định chuyên biệt hoặc quy định chung cho bảo vệ quyền con ngƣời nhƣng chú trọng tới yếu tố nữ tính trong các quyền đó.
Bên cạnh tính đặc thù giới, quyền phụ nữ còn có tính chất dễ bị tổn thƣơng. Trong các văn kiện pháp lý, trong các hoạt động nghiên cứu cũng nhƣ thực tiễn về quyền con ngƣời trên thế giới, phụ nữ luôn đƣợc đề cập đến với tƣ cách là một trong “các nhóm xã hội dễ bị tổn thƣơng” (vulnerable groups) - là khái niệm chỉ tới những nhóm ngƣời có nguy cơ cao bị tổn thƣơng về quyền con ngƣời [19, tr.229]. Vì tính dễ tổn thƣơng đó nên quyền phụ nữ cần đƣợc bảo vệ chặt chẽ hơn quyền con ngƣời nói chung bởi “hệ thống các quy phạm và cơ chế về quyền con ngƣời nói chung về cơ bản là không đủ, thậm chí đôi khi không phù hợp nếu áp dụng một cách máy móc với các nhóm ngƣời dễ bị tổn thƣơng” [94, tr.24]. Hệ thống các quy định bảo vệ quyền con ngƣời nói chung trong pháp luật hình sự cũng vậy, sẽ là không đủ và không hoàn toàn thích hợp để bảo vệ các quyền phụ nữ vốn dễ tổn thƣơng. Do đó, việc bảo vệ quyền phụ nữ phải đƣợc đặt ra một cách chuyên biệt trên nền của chế độ bảo vệ quyền con ngƣời nói chung trong pháp luật hình sự.
Đặc biệt hơn nữa, việc bảo vệ quyền phụ nữ trong pháp luật hình sự cần tính chuyên biệt do chịu sự chi phối các đặc điểm về phƣơng diện tội phạm học
nhƣ: nạn nhân, nhân thân ngƣời phạm tội, nguyên nhân, điều kiện phạm tội. Do ảnh hƣởng của yếu tố giới nên phụ nữ luôn luôn hoặc chủ yếu là nạn nhân của một số loại tội phạm, ví dụ nhƣ: các tội phạm tình dục, bạo lực gia đình, phân biệt đối xử về giới... Thiên chức tự nhiên và xã hội khác biệt của phụ nữ khiến cho tác