3.2. Bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự ở Việt Nam trong
3.2.1. Nội dung các quy định bảo vệ quyền phụ nữ trong Bộ luật hình sự năm 1999
Những quy định nhằm bảo vệ quyền phụ nữ trong BLHS Việt Nam năm 1999 là sự kế thừa có phát triển những quy định tƣơng ứng trong BLHS năm 1985. Giống nhƣ Bộ luật năm 1985, BLHS năm 1999 thừa nhận quyền phụ nữ là một trong những khách thể đƣợc luật hình sự bảo vệ thông qua quy định về nhiệm vụ của đạo luật và định nghĩa tội phạm (Điều 1, Điều 8). Tuy nhiên quyền phụ nữ ở đây vẫn đƣợc ghi nhận dƣới danh nghĩa quyền, lợi ích hợp pháp của công dân (bao gồm nữ công dân). Theo quy định này, với tƣ cách cá nhân công dân, các quyền, tự do của phụ nữ đều đƣợc BLHS năm 1999 bảo vệ nhƣ quyền, tự do của mọi ngƣời khác. Bên cạnh đó, Bộ luật có nhiều quy định nhằm chú trọng bảo vệ quyền con ngƣời đặc thù của nữ giới và các quyền dễ bị tổn thƣơng ở phụ nữ nhƣ: quyền bình đẳng giới, quyền tự do và an toàn tình dục, quyền tự do và an ninh cá nhân, quyền tự do hôn nhân.
Bảo vệ quyền con người đặc thù của phụ nữ, BLHS năm 1999 tội phạm hóa hành vi xâm hại quyền này; đe dọa trừng phạt nghiêm khắc hơn hẳn đối với hành vi phạm tội xâm hại đến thiên chức làm mẹ; thể hiện chế độ bảo hộ đặc biệt đối với thiên chức làm mẹ thông qua việc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, loại trừ hoặc trì hoãn thi hành một số hình phạt.
Hành vi xâm hại quyền con ngƣời đặc thù của phụ nữ bị BLHS năm 1999 tội phạm hóa là phá thai trái phép gây tổn hại tính mạng, sức khỏe, sức khỏe sinh sản và khả năng làm mẹ của ngƣời phụ nữ tại Điều 243. Tội phá thai trái phép cấu thành bởi hành vi: “thực hiện việc phá thai trái phép cho ngƣời khác gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ của ngƣời đó hoặc đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chƣa đƣợc xoá án tích mà còn vi phạm”.
Pháp luật Việt Nam không ngăn cấm việc phá thai, tuy nhiên, đây là việc làm ảnh hƣởng trực tiếp đến sức khỏe, khả năng sinh sản, thậm chí tính mạng ngƣời mang thai nên điều kiện tiến hành đƣợc quy định rất chặt chẽ. Chỉ những cán bộ y tế có thẩm quyền mới đƣợc thực hiện việc phá thai bằng một quy trình chuyên môn theo quy định của Nhà nƣớc, tại những cơ sở y tế có thẩm quyền. Hành vi cố ý vi phạm những quy định chặt chẽ này đã phá vỡ sự bảo vệ mà pháp luật đã thiết lập, gây nguy hiểm cho sức khỏe, khả năng làm mẹ, tính mạng của ngƣời phá thai - là hành vi cần phải lên án, trừng trị. Thực chất, nếu không có quy định ở Điều 243 thì hành vi phá thai trái phép cũng có thể xử lý đƣợc theo tội vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế thuốc, cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác ở Điều 242 và áp dụng thêm tình tiết tăng nặng TNHS là phạm tội với phụ nữ có thai. Tuy nhiên, việc BLHS quy định riêng về tội danh phá thai trái phép cho thấy sự nhấn mạnh về chính sách bảo hộ đặc biệt đối với thiên chức làm mẹ của ngƣời phụ nữ.
Cùng với việc tội phạm hóa hành vi phá thai trái phép, BLHS năm 1999 kế thừa BLHS năm 1985 trong việc đe dọa trừng phạt nghiêm khắc hơn hẳn đối với những hành vi phạm tội khác mà xâm hại đến thiên chức làm mẹ. Điểm h khoản 1 Điều 48 của Bộ luật này tiếp tục quy định “phạm tội đối với phụ nữ có thai” là một
tình tiết tăng nặng TNHS chung áp dụng đối với mọi tội phạm mà không phân biệt đó là tội phạm do cố ý hay vô ý, không xác định ngƣời phạm tội có nhận thức đƣợc tình tiết này khi thực hiện tội phạm hay không. Tuy nhiên, sau đó Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP, thống nhất chỉ áp dụng tình tiết này đối với những trƣờng hợp phạm tội do lỗi cố ý, không phụ thuộc vào việc ngƣời phạm tội có nhận biết đƣợc tình tiết này hay không.
Cùng với tiếp tục ghi nhận tình tiết tăng nặng TNHS chung, BLHS năm 1999 mở rộng phạm vi áp dụng tình tiết phạm tội đối với phụ nữ có thai định để khung tăng nặng hình phạt ở nhiều tội phạm hơn. BLHS năm 1985 chỉ áp dụng đối với tội giết ngƣời còn Bộ luật năm 1999 ngoài trƣờng hợp giết phụ nữ mà biết là đang có thai (điểm b khoản 1 Điều 93) còn có các tình tiết tăng nặng định khung hình phạt trong các tội tƣơng ứng là: cố ý gây thƣơng tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của phụ nữ đang có thai (điểm d khoản 1 Điều 104); hành hạ phụ nữ có thai (điểm a khoản Điều 2 110); tổ chức cho phụ nữ mà biết là đang có thai sử dụng trái phép chất ma túy (điểm d khoản 2 Điều 197); cƣỡng bức, lôi kéo phụ nữ mà biết là đang có thai sử dụng trái phép chất ma túy (điểm đ khoản 2 Điều 200). Đây đều đƣợc coi là căn cứ để áp dụng mức hình phạt thuộc khung hình phạt cao nhất hoặc khung hình phạt tăng nặng ở những tội danh này. Sở dĩ nhà làm luật quy định nhƣ vậy là bởi vì những tội phạm có tính chất bạo lực hoặc đe dọa tính mạng, sức khỏe con ngƣời khi thực hiện với phụ nữ đang có thai vừa gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng hơn so với nạn nhân bình thƣờng, vừa thể hiện tính chất tàn bạo, dã man của hành vi phạm tội bởi ngƣời phụ nữ đang trong trạng thái dễ tổn thƣơng, không có khả năng kháng cự, hơn nữa lại là lúc mà họ xứng đáng đƣợc xã hội nâng niu, trân trọng.
Về phƣơng diện TNHS và hình phạt, BLHS năm 1999 quy định việc giảm nhẹ TNHS, loại trừ hoặc trì hoãn thi hành một số hình phạt để thể hiện sự chế độ bảo hộ đặc biệt đối với thiên chức làm mẹ. Đặc điểm tâm sinh lý của ngƣời phụ nữ khi thực hiện thiên chức làm mẹ đƣợc xem xét để áp dụng chính sách khoan hồng đối với ngƣời phụ nữ phạm tội thông qua quy định tình tiết “ngƣời phạm tội là phụ nữ có thai” là tình tiết giảm nhẹ TNHS áp dụng chung đối với mọi loại tội phạm tại điểm l khoản 1 Điều 46. Đặc điểm này cũng đƣợc xem xét để thay đổi tội danh cho
ngƣời phụ nữ phạm tội từ đặc biệt nghiêm trọng (tội giết ngƣời) sang ít nghiêm trọng bởi tội giết con mới đẻ đƣợc quy định tại Điều 94 nhƣ sau: “Ngƣời mẹ nào do ảnh hƣởng nặng nề của tƣ tƣởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà giết con mới đẻ hoặc vứt bỏ đứa trẻ đó dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.”
Bản chất của hành vi giết con mới đẻ là hành vi giết ngƣời, nếu áp dụng quy định về tội giết ngƣời ở Điều 93 thì đây là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, với tình tiết tăng nặng định khung là giết trẻ em, ngƣời phạm tội sẽ phải chịu khung hình phạt cao nhất của tội giết ngƣời có thể lên đến mức tử hình. Vậy nhƣng Điều 94 BLHS lại quy định mức hình phạt cao nhất chỉ đến 02 năm tù - mức hình phạt đối với loại tội phạm ít nghiêm trọng. Sở dĩ nhƣ vậy là bởi vì ngƣời phụ nữ mới sinh nở thƣờng có những bất ổn về tâm lý, hành vi dễ lệch lạc, cộng thêm áp lực do “ảnh hƣởng nặng nề của tƣ tƣởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt” nên hành vi phạm tội này diễn ra trong trạng thái tinh thần kém minh mẫn và do hoàn cảnh bức bách, đáng đƣợc khoan hồng. Tuy nhiên, giết ngƣời dù sao vẫn là hành vi đặc biệt nghiêm trọng nên sự khoan hồng không thể tùy tiện. Bởi vậy, điều kiện thỏa mãn cấu thành của tội giết con mới đẻ đƣợc quy định chặt chẽ. Để xác định hành vi phạm tội giết ngƣời hay giết con mới đẻ, trong thực tiễn xét xử, các Tòa án vẫn tuân thủ Hƣớng dẫn từ năm 1986 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Theo đó, đƣợc cho là hành vi giết con mới đẻ khi hành vi đó là của chính ngƣời mẹ trong vòng 07 ngày kể từ khi sinh ra đứa trẻ; ảnh hƣởng nặng nề của tƣ tƣởng lạc hậu là những trƣờng hợp nhƣ: khiếp sợ trƣớc dƣ luận chê bai về việc mang thai và đẻ con ngoài giá thú hoặc trƣớc dƣ luận khắc nghiệt của nhà chồng do đẻ nhiều con gái …; hoàn cảnh khách quan đặc biệt chi phối chẳng hạn nhƣ: đứa trẻ sinh ra có dị dạng... [32].
Bên cạnh chính sách khoan hồng khi xem xét TNHS, BLHS năm 1999 còn cho phép trì hoãn, đình chỉ hoặc hủy bỏ áp dụng một số chế tài để tạo điều kiện cho việc thực hiện thiên chức làm mẹ của ngƣời phụ nữ phạm tội. Quy định về hoãn chấp hành hình phạt tù tại Điều 61 cho phép ngƣời bị xử phạt tù là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dƣới 36 tháng tuổi, thì đƣợc hoãn cho đến khi con đủ 36 tháng
tuổi. Tƣơng tự, theo Điều 62, nếu trƣờng hợp này xảy ra khi ngƣời phạm tội đang chấp hành hình phạt tù thì sẽ đƣợc tạm đình chỉ việc chấp hành cho đến khi con đủ 36 tháng tuổi. Đặc biệt, hình phạt tử hình đƣợc loại trừ một cách triệt để cả việc áp dụng lẫn thi hành đối với phụ nữ mang thai và nuôi con nhỏ dƣới 36 tháng tuổi theo quy định của Điều 35. Tính triệt để thể hiện ở chỗ hình phạt tử hình không đƣợc áp dụng, nếu đã áp dụng thì không thi hành và không bao giờ thi hành nữa chứ không phải là trì hoãn thi hành đến khi không còn mang thai, nuôi con nhỏ. Hình phạt tử hình đã bị loại trừ sẽ đƣợc chuyển thành hình phạt tù chung thân. Phạm vi loại trừ hình phạt rất rộng bởi tình tiết có thai hoặc nuôi con nhỏ xuất hiện vào lúc ngƣời phụ nữ thực hiện tội phạm, lúc bị xét xử hay đã bị tuyên án nhƣng chƣa thi hành thì cũng đều khiến cho ngƣời ấy đƣợc loại trừ hoàn toàn khỏi án tử hình. Khoảng thời gian nuôi con nhỏ đƣợc quy định là đến khi đứa trẻ đủ 36 tháng tuổi và không có bất kỳ ngoại lệ nào cho phép xem xét rút ngắn khoảng thời gian này.
So với BLHS năm 1985 thì các quy định BLHS năm 1999 đã thể hiện chính sách hình sự “ƣu đãi” hơn đối với thiên chức làm mẹ. Bộ luật năm 1985 chƣa có quy định cho phép ngƣời phụ nữ mang thai, nuôi con nhỏ đƣợc hoãn chấp hành, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù. Bộ luật năm 1985 chỉ loại trừ việc áp dụng và trì hoãn việc thi hành hình phạt tử hình đối với phụ nữ mang thai, nuôi con nhỏ còn Bộ luật năm 1999 loại trừ cả việc áp dụng lẫn thi hành, thời gian tính là nuôi con nhỏ cũng dài hơn gấp ba lần.
Để bảo vệ quyền bình đẳng giới của phụ nữ,BLHS năm 1999 tiếp tục quy định hành vi xâm phạm quyền bình đẳng giới của phụ nữ là tội phạm với tội danh tại Điều 130 là tội xâm phạm quyền bình đẳng của phụ nữ. Mô tả tội phạm và khung hình phạt này đƣợc giữ nguyên nhƣ Điều 125 của BLHS năm 1985. Theo đó, tội xâm phạm quyền bình đẳng của phụ nữ cấu thành bởi hành vi dùng vũ lực hoặc hành vi nghiêm trọng khác cản trở phụ nữ tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, khoa học, văn hoá, xã hội. Khung hình phạt áp dụng đối với tội này cao nhất là 01 năm tù. Nhƣ đã đề cập ở trên, tuy hình phạt không quá nghiêm khắc nhƣng chỉ riêng việc bị tội phạm hóa và đe dọa trừng phạt đã đủ thể hiện thái độ lên án gay gắt của Nhà nƣớc đối với hành vi xâm phạm quyền bình đẳng giới.
Để bảo vệ quyền tự do và an toàn về tình dục của phụ nữ, BLHS năm 1999 quy định là tội phạm và trừng phạt nghiêm khắc với khung hình phạt có thể đến mức tử hình các hành vi: hiếp dâm (Điều 111), hiếp dâm trẻ em (Điều 112), cƣỡng dâm (Điều 113), cƣỡng dâm trẻ em (Điều 114), giao cấu với trẻ em (Điều 115). Vẫn duy trì mô tả hành vi duy nhất thuộc mặt khách quan của các tội này là hành vi quan hệ tình dục “truyền thống” (giao cấu - với những thủ đoạn khác nhau) nhƣ Bộ luật cũ nên thực chất các quy định về hiếp dâm, cƣỡng dâm trong BLHS năm 1999 vẫn hƣớng tới việc bảo vệ quyền tự do, an toàn về tình dục của phụ nữ là chủ yếu mặc dù không khẳng định nạn nhân nhất thiết phải là phụ nữ.
Tuy kế thừa tinh thần của BLHS năm 1985 nhƣng BLHS năm 1999 mô tả cấu thành tội phạm cụ thể hơn và phân hóa TNHS giữa các tội xâm phạm quyền tự do, an toàn tình dục sâu sắc hơn. Ví dụ nhƣ đối với hiếp dâm, bên cạnh thủ đoạn phổ biến là dùng vũ lực để giao cấu trái ý muốn của nạn nhân, nhà làm luật còn mô tả các thủ đoạn khác bao gồm: đe dọa dùng vũ lực, lợi dụng tình trạng không thể tự vệ đƣợc của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác. Nếu nhƣ ở BLHS năm 1985, hành vi hiếp dâm, cƣỡng dâm ngƣời đủ 13 đến dƣới 16 tuổi chỉ bị coi là tình tiết tăng nặng trách nhiệm định khung của các tội này thì BLHS năm 1999 coi đây là các tội phạm độc lập với các khung hình phạt nghiêm khắc hơn hẳn. Mức hình phạt cao nhất dành cho tội hiếp dâm là tù chung thân (khoản 3 Điều 111) trong khi mức cao nhất của hình phạt đối với tội hiếp dâm trẻ em là tử hình (khoản 3 Điều 112); mức hình phạt cao nhất dành cho tội cƣỡng dâm là 18 năm tù (khoản 3 Điều 113), còn đối với cƣỡng dâm trẻ em là tù chung thân (khoản 3 Điều 114).
Để phân hóa TNHS sâu sắc hơn, BLHS năm 1999 còn bổ sung mới hoặc quy định chi tiết hơn một số tình tiết tăng nặng định khung hình phạt đối với các tội hiếp dâm, cƣỡng dâm nhƣ: gây tổn hại nghiêm trọng cho sức khỏe của nạn nhân (với tỉ lệ thƣơng tật từ 31% trở lên, tùy theo khung hình phạt); có tính chất loạn luân, làm nạn nhân có thai, biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội. Trong đó, việc ghi nhận tình tiết tăng nặng “làm nạn nhân có thai” thể hiện sự quan tâm bảo vệ đặc biệt đối với sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của phụ nữ.
vi hiếp dâm, cƣỡng dâm, giao cấu với trẻ em là chính sách đúng đắn trong việc bảo vệ quyền tự do và an toàn về tình dục vì những hành vi này đã tƣớc đoạt ý chí tự do định đoạt việc quan hệ tình dục của nạn nhân, xâm phạm tới sự tự do, toàn vẹn thân thể và danh dự, nhân phẩm của họ. Trƣờng hợp cƣỡng dâm, hiếp dâm đƣơng nhiên là tƣớc đoạt tự do ý chí vì việc giao cấu là trái ý muốn của nạn nhân hoặc nạn nhân miễn cƣỡng phải giao cấu. Trƣờng hợp giao cấu với trẻ em thì cho dù có sự ƣng thuận của nạn nhân cũng không thể hiện sự tự do ý chí hoặc không đảm bảo hoàn toàn tự do ý chí. Đối với nạn nhân chƣa đủ 13 tuổi thì sự ƣng thuận của họ không thể hiện đƣợc tính tự do ý chí vì độ tuổi đó nhận thức xã hội chƣa đầy đủ, dễ bị ngƣời lớn lợi dụng, chi phối, điều khiển. Hơn nữa, đó là độ tuổi mà cơ thể chƣa phát triển hoàn thiện và về cơ bản chƣa có nhu cầu tình dục, việc quan hệ tình dục ở tuổi này cũng để lại nhiều hậu quả nguy hại về sức khỏe, nhất là sức khỏe sinh sản. Chính bởi vậy, nhà làm luật coi mọi trƣờng hợp giao cấu với ngƣời chƣa đủ 13 tuổi đều là phạm tội hiếp dâm trẻ em. Đối với nạn nhân đủ 13 tuổi nhƣng chƣa đủ 16