Quy định về hình thức thể hiện và nội dung của yêu cầu khởi tố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại trong luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 94 - 95)

3.2. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật

3.2.5. Quy định về hình thức thể hiện và nội dung của yêu cầu khởi tố

có quyền yêu cầu khởi tố bị can, quyền này thuộc về cơ quan tiến hành tố tụng. Khi người đã yêu cầu rút yêu cầu là một căn cứ liên quan đến tất cả các bị can, bị cáo, yêu cầu đó là một căn cứ để đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án. Vì vậy, để có phương án xử lý đối với những trường hợp này có thể xảy ra, nên bổ sung vào khoản 2 Điều 105 BLTTHS theo hướng: “2. …Trong trường

hợp vụ án có nhiều bị can, bị cáo nếu người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố đối với một hoặc một số bị can, bị cáo thì không tiến hành tố tụng với các bị can, bị cáo còn lại”

3.2.5. Quy định về hình thức thể hiện và nội dung của yêu cầu khởi tố vụ án tố vụ án

Pháp luật chưa quy định hình thức yêu cầu khởi tố là gì, như thế nào nhưng trên thực tiễn yêu cầu của người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ nếu muốn có yêu cầu họ thông thường sẽ viết đơn hoặc đến cơ quan tiến hành tố tụng trực tiếp trình bày, lời trình bày của họ sẽ được CQTHTT lập biên bản ghi ý kiến hoặc biên bản ghi lời khai. Trong thực tiễn áp dụng thì cả hai trường hợp yêu cầu trên đều được chấp nhận và được ghi nhận giá trị pháp lý. Tuy nhiên, hình thức yêu cầu khởi tố người bị hại trực tiếp trình bày dễ bị làm sai lệch hoặc vì lý do nào đó người bị hại phủ nhận yêu cầu. Thực tế các trường hợp trên không nhiều nhưng cũng không phải là không bao giờ

xảy ra. Vì vậy, pháp luật cũng nên có quy định rõ ràng về hình thức của yêu cầu khởi tố để có sự thống nhất, tránh lãng phí không đáng có. Theo đó, người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ phải thể hiện yêu cầu khởi tố theo đơn yêu cầu, trừ trường hợp họ không biết chữ hoặc có lý do chính đáng mà họ không thể viết đơn thì họ có thể trực tiếp trình bày và nội dung đó phải được lập thành biên bản có chữ kí hoặc điểm chỉ của người trình bày.

BLTTHS năm 2003 cũng chưa quy định về nội dung của yêu cầu khởi tố vụ án hình sự, cũng chưa có hướng dẫn nào hướng dẫn viết nội dung yêu cầu là như thế nào. Chính bởi vậy trong nhiều trường hợp người có yêu cầu lúng túng không biết phải viết yêu cầu thế nào cho đúng và định hướng cho cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết vụ án một cách đúng đắn. Mặt khác, đối với những yêu cầu khởi tố vụ án của người bị hại nếu Tòa án tuyên bố bị cáo không phạm tội thì người bị hại phải chịu toàn bộ án phí do đó không thể đồng nhất yêu cầu khởi tố vụ án với yêu cầu bồi thường thiệt hại dân sự hay yêu cầu xin lỗi cải chính. Vì vậy, cần phải thống nhất rằng khi người bị hại đưa ra yêu cầu thì nội dung của yêu cầu đó phải là yêu cầu khởi tố vụ án hình sự đối với tội phạm đã gây ra thiệt hại cho họ. Nghĩa là người gây ra thiệt hại cho họ phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự với hành vi đã gây ra cho người bị hại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại trong luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 94 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)