3.3. Một số giải pháp khác
3.3.2. Nâng cao trình độ hiểu biết và thực thi pháp luật của người dân
Để việc thực hiện các quy định của pháp luật trong chế định khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại đạt hiệu quả cao nhất thì trước tiên người dân cần thiết phải biết về các quyền và nghĩa vụ của mình, trong đó đáng chú ý là quyền yêu cầu khởi tố và quyền rút yêu cầu khởi tố. Nếu người dân không nắm được quyền và nghĩa vụ của mình thì đôi khi họ tự làm mất đi quyền yêu cầu khởi tố vụ án hình sự dẫn đến tự mình cũng không thể bảo vệ quyền lợi cho chính mình, người dân từ chối quyền được giám định tổn hại phần trăm sức khỏe, làm tổn thất về thời gian, tiền bạc cũng như công sức của gia đình cũng như của Nhà nước. Sự thiếu hiểu biết pháp luật của người dân cùng với sự chủ quan, không minh bạch CQTHTT, những người tiến hành tố tụng đã làm cho quá trình xác minh, điều tra, truy tố, xét xử gặp nhiều khó khăn, thậm chí nhiều trường hợp còn bỏ lọt tội phạm, làm oan người vô tội. Do đó, Nhà nước cần phải có những giải pháp để nâng cao trình độ pháp luật cho người dân.
Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật là khâu đầu tiên của quá trình thi hành pháp luật và có vai trò hết sức quan trọng trong việc tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Do đó Nhà nước cần có các
chương trình, mục tiêu về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật theo định kỳ và lĩnh vực để người dân biết, hiểu và nghiêm chỉnh chấp hành.
Thời gian qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền, các Bộ, ngành, đoàn thể và địa phương cũng đã thực hiện các văn kiện của Đảng và pháp luật của Nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật, chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác phổ biến giáo dục pháp luật có trọng tâm, trọng điểm, gắn liền với việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và chức năng của đơn vị, địa phương. Một phần nào đó, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật đã đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu, nhận thức,ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân.
Khẩu hiệu “Sống làm việc theo Hiến pháp và pháp và pháp luật” đã ra đời từ những năm 80 của thế kỉ XX, nhiều thể chế được ban hành, nhiều giải pháp về phổ biến giáo dục pháp luật đã được triển khai thực hiện, nhưng kết quả của công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật vẫn còn rất hạn chế nên hiệu quả của công tác chưa cao, nguyên nhân chủ yếu là do:
Thứ nhất, ở một số Bộ, ngành, đoàn thể, địa phương công tác phổ biến,
giáo dục pháp luật chưa thực sự được quan tâm đầy đủ, chưa tương xứng với vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác này.
Thứ hai, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về phổ biến, giáo dục
pháp luật còn tản mạn, chưa đồng bộ, hiệu lực pháp lý chưa cao, chủ yếu mới chỉ dừng lại ở các văn bản chỉ đạo của Chính phủ. Thiếu cơ sở pháp lý để xác định trách nhiệm và cơ chế phối hợp, huy động có hiệu quả nguồn lực giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp cũng như các tổ chức chính trị - xã hội trong phổ biến, giáo dục pháp luật. Chưa có cơ chế pháp lý để thực hiện xã hội hóa hiệu quả công tác này theo chủ trương của Đảng.
Thứ ba, việc huy động nguồn lực cho công tác phổ biến, giáo dục pháp
biệt là kinh phí, cơ sở vật chất đầu tư cho công tác này còn hạn hẹp nhất là ở cơ sở miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo.
Từ những lý do trên, có thể thấy được vị trí, vai trò và ý nghĩa rất lớn của công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật. Nắm bắt được những hạn chế để có những tính toán giải pháp hoàn thiện công tác nhằm nâng cao hơn nữa trình độ hiểu biết và thực thi pháp luật trong nhân dân.
KẾT LUẬN
Nguyên tắc cơ bản trong tố tụng hình sự Việt Nam là nguyên tắc công tố, tức là mọi hành vi phạm tội đều phải chịu trách nhiệm hình sự trước Nhà nước. Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mọi công dân bằng cả một hệ thống pháp luật cũng như các chế tài để đảm bảo thực hiện nó. Mọi hành vi xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân sẽ bị Nhà nước xử lý nghiêm khắc. Bởi vậy, BLTTHS năm 2003 không quy định quyền tư tố, nhưng trong thực tế quyền tư tố được biểu hiện trong các vụ án khởi tố theo yêu cầu của người bị hại, yêu cầu này làm phát sinh việc truy cứu trách nhiệm hình sự, mà khởi đầu là khởi tố vụ án hình sự. Ý chí của người bị hại là căn cứ làm chấm dứt việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội, thể hiện ở việc rút yêu cầu khởi tố ở một giai đoạn nhất định, nếu việc chấm dứt đó không phải do ép buộc.
Chế định khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại là chế định không mới, được áp dụng khá phổ biến trong pháp luật các nước trên thế giới. Ở Việt Nam, BLTTHS năm 1988 đã lần đầu tiên quy định chế định này và đến BLTTHS năm 2003 đã tiếp tục kế thừa và hoàn thiện hơn nội dung của chế định. Về bản chất, đây là một chế định thể hiện tính dân chủ, sự cảm thông và sự tôn trọng việc thể hiện ý chí nguyện vọng trước sự mất mát, thiệt hại, đau đớn của người bị hại. Điều 51 và Điều 105 BLTTHS năm 2003 đã ghi nhận yêu cầu khởi tố của người bị hại trong trường hợp người bị hại mặc dù đã bị hành vi phạm tội xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp nhưng vì sợ ảnh hưởng đến uy tín, danh dự, tương lai hoặc giữa người gây ra thiệt hại và người bị thiệt hại có mối quan hệ đặc biệt mà họ không muốn đưa ra xử lý hình sự. Quá trình áp dụng từ năm 1988 đến nay cho thấy chế định khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại đã phát huy được những hiệu quả nhất định,
Tuy nhiên, chế định khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại tự nó cũng không thể phát huy được hiệu quả nếu không được nhận thức và áp dụng đúng đắn. Kể từ khi chế định được quy định đến nay, chế định khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại về cơ bản phù hợp với thực tiễn, với yêu cầu của nhân dân, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay khi đời sống nhân dân được nâng cao thì quyền và lợi ích của họ càng phải được pháp luật quan tâm và bảo vệ.
Mặc dù quy định của pháp luật còn một số thiếu sót, hạn chế dẫn đến sự nhận thức và áp dụng pháp luật của các CQTHTT gặp nhiều vướng mắc, khó khăn nên trong nhiều trường hợp, quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại đã không được bảo đảm. Vì vậy, cần tiếp tục nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm của các nước trên thế giới, áp dụng với tình hình thực tiễn tại Việt Nam để hoàn thiện hơn chế định khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại một cách tốt nhất.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt
1. Bộ Chính trị (2002), Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 về Một số
nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp thời gian tới, Hà Nội.
2. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 48/NQ-TW của Bộ chính trị ngày 24 tháng 5 năm 2005 về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Hà Nội.
3. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Hà Nội.
4. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội.
5. Nguyễn Mai Bộ (2009), “Một số vướng mắc, bất cập trong các quy định của BLTTHS và hướng hoàn thiện”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, (4). 6. Lê Cảm (2004), “Một số vấn đề lý luận chung về các giai đoạn tố tụng
hình sự”, Tạp chí kiểm sát số tết, (2), tr.26.
7. Nguyễn Hữu Cầu (2002), “Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại đối với tội cố ý gây thương tích, một số bất cập nảy sinh từ thực tiễn”, Tạp chí TAND, (6), tr.16-18.
8. Trần Đức Châm, Nguyễn Thị Minh Huệ (2011), “Tìm hiểu quan điểm của Đảng về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Kiểm sát, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao (15), tr.5-7. 9. Lê Tiến Châu (2007), “Người bị hại trong tố tụng hình sự”, Tạp chí Khoa
học pháp lý, (1), tr.7.
10. Lê Lan Chi (2010), Nguyên tắc trách nhiệm khởi tố và xử lý vụ án hình sự trong
luật tố tụng hình sự Việt Nam, Luận án tiến sĩ Luật học, Khoa Luật - ĐHQGHN.
12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6 của Bộ chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội.
13. Bùi Đức Hiển (2009), “Về tội vi phạm quy định về điều khiển giao thông đường bộ: phi tội phạm hóa hay chỉ khởi tố theo yêu cầu của người bị hại”, Tạp chí TAND, (9), tr.8.
14. Trần Duy Hòa (2013), “hoàn thiện pháp luật về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của người tiến hành tố tụng hình sự đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp”, Tạp chí kiểm sát, (8).
15. Hội đồng Quốc gia (2002), Từ điển tiếng việt, Nxb Từ điển Bách khoa,
Hà Nội, tr.203.
16. Hội đồng thẩm phán TANDTC (2004), Nghị quyết số 03/2004/NQ- HĐTP ngày 02/10/2004 hướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ nhất “Những quy định chung” của BLTTHS năm 2003, Hà Nội.
17. Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (2005), Nghị quyết số 05/2005/NQ-HĐTP ngày 8 tháng 12 năm 2005 hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ tư của Bộ luật tố tụng hình sự, Hà Nội.
18. Phạm Văn Huân (2013), Những cơ sở và căn cứ khởi tố vụ án hình sự trong tố
tụng hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa Luật -ĐHQGHN.
19. Phạm Mạnh Hùng (1999), “Bàn thêm về khởi tố theo yêu cầu của người bị hại”, Tạp chí kiểm sát, (9).
20. Phạm Mạnh Hùng (2003), “Một số bất cập và việc hoàn thiện quy định của pháp luật tố tụng hình sự về khởi tố theo yêu cầu của người bị hại”,
Tạp chí kiểm sát, (1).
21. Phạm Mạnh Hùng (2007), “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn của việc khởi tố vụ án và kiểm sát việc khởi tố vụ án”, Tạp chí kiểm sát, (2), tr.6-11. 22. Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội (2009), Giáo trình Lý luận và pháp
luật về quyền con người, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội.
23. Nguyễn Thanh Lành (2002), “Người đại diện hợp pháp có quyền rút đơn khởi tố?”, Dân chủ và pháp luật, (12).
24. Hoàng Thị Liên (2006), “Người bị hại đã yêu cầu khởi tố trình bày lời buộc tội theo thủ tục nào?”, Tạp chí dân chủ và pháp luật, (8).
25. Hoàng Tuấn Lộc (1973), Luật tố tụng hình sự chú giải, Nxb Sài Gòn. 26. Lê Thị Thúy Nga (2009), “Một số vấn đề về người bị hại trong pháp luật
tố tụng hình sự Việt Nam, giảng viên khoa đào tạo thẩm phán”, Học viện
tư pháp; Nguồn: Văn phòng cao ủy Liên hợp quốc về quyền con người và Hội luật sư quốc tế, Quyền con người trong quản lý tư pháp, Nxb Công an nhân dân.
27. Nguyễn Thái Phúc (2008), “Vấn đề tranh tụng và tăng cường tranh tụng trong tố tụng hình sự theo yêu cầu của cải cách tư pháp”, Nhà nước và Pháp luật, (8).
28. Đinh Văn Quế (1998), Bình luận án, Nxb TP. Hồ Chí Minh.
29. Đinh Văn Quế (2003), Thủ tục xét xử các vụ án hình sự, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.
30. Quốc hội (1988), Bộ luật Tố tụng hình sự Việt Nam, Hà Nội.
31. Quốc hội (1999), Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 (sửa đổi, bổ sung
năm 2009), Hà Nội.
32. Quốc hội (2003), Bộ luật tố tụng hình sự, Hà Nội
33. Quốc hội (2009) Nghị quyết số 33/2009/NQ-QH12 ngày 19/6/2009 về việc thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS, Hà Nôi.
34. Quốc hội (2013), Hiến pháp, Hà Nội.
35. Nguyễn Đức Thái (2013), “Quyền tư tố trong tố tụng hình sự của một số nước trên thế giới – những kinh nghiệm cho tố tụng hình sự Việt Nam”,
Tạp chí Kiểm sát, (18).
36. Trần Quang Tiệp (2004), Bảo vệ quyền con người trong luật hình sự và tố
tụng hình sự ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
37. Nguyễn Trương Tín (2009), “Một số vấn đề lý luận về chức năng buộc tội trong tố tụng hình sự và vấn đề sửa đổi, bổ sung BLTTHS 2003 liên quan đến chức năng buộc tội”, Tạp chí nhà nước và pháp luật, (8).
38. Tòa án nhân dân tối cao (1999), Công văn số 16/1999/KHXX ngày
01/02/1999 giải đáp một số vấn đề hình sự, dân sự, kinh tế, lao động, hành chính và tố tụng, Hà Nội.
39. Trần Hữu Tráng (2000), Nạn nhân học trong tội phạm học Việt Nam – một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận văn thạc sỹ luật học, tr.8.
40. Phạm Thanh Trung (2003), “Người đại diện hợp pháp hoàn toàn có quyền rút đơn khởi tố, Dân chủ và pháp luật, (4).
41. Viện khoa học pháp lý (2005), Bình luận khoa học Bộ luật tố tụng hình sự 2003, NXB Tư pháp, Hà Nội.
42. Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ công an, Bộ quốc phòng (2005),
Thông tư liên tịch số 05/2005/TTLT-VKSNDTC-BCA-BQP ngày 07/9/2005 về quan hệ phối hợp giữa cơ quan điều tra và viện kiểm sát trong thực hiện một số quy định của BLTTHS năm 2003, Hà Nội.
43. Viện Nhà nước và pháp luật (1995), Tội phạm học, luật hình sự và tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc Gia, Hà Nội.
44. Ngô Văn Vịnh (2014), “Bàn về khía cạnh người bị hại trong quy định về khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại”, Nghề luật, Học viện tư pháp, (2), tr.36 - 39.
45. Võ Khánh Vinh (2007), Bình luận khoa học BLTTHS, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
II. Tài liệu Web
46. http://tks.edu.vn/law/detail/1027_0_Bo-luat-to-tung-hinh-su-Cong-hoa- lien-bang-Duc.html). 47. http://tks.edu.vn/law/detail/1281_0_Bo-luat-to-tung-hinh-su-Cong-hoa- Phap.html). 48. http://tks.edu.vn/law/detail/1208_0_Bo-luat-to-tung-hinh-su-Lien-Bang- Nga.html).
49. http://tks.edu.vn/law/detail/1711_0_Luat-to-tung-hinh-su-cua-nuoc- Cong-hoa-Nhan-dan-Trung-Hoa.html).
50. http://www.cand.com.vn/vi-VN/phapluat/2008/10/102282.cand
51. http://tks.edu.vn/law/detail/1279_0_Luat-dieu-tra-va-to-tung-hinh-su-1996- cua-vuong-quoc-Anh.html); http://tks.edu.vn/law/detail/1030_0_ Cac- nguyen-tac-lien-bang-ve-to-tung-hinh-su-cua-hop-chung-quoc-Hoa-ky.html).