1.2. Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại
1.2.2. Cơ sở việc thiết lập chế định khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu
góp phần đảm bảo trật tự xã hội, duy trì và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đóng góp không nhỏ trong công cuộc phòng ngừa tội phạm, hạn chế vi phạm pháp luật trong nhân dân, thể hiện được tính dân chủ, sự tôn trọng và cảm thông trước những thiệt hại, mất mát, đau đớn của người bị hại, tránh trường hợp giải quyết vụ án có thể gây thêm tổn thương đối với họ.
1.2.2. Cơ sở việc thiết lập chế định khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại của người bị hại
Con người là mục tiêu giải phóng của sự nghiệp cách mạng. Vấn đề quyền con người luôn là trung tâm của mọi cuộc cách mạng và tiến bộ xã hội. Với quan điểm duy vật về lịch sử, triết học Mác - Lênin nói riêng, chủ nghĩa Mác - Lênin nói chung đã đề cập đến những vấn đề cơ bản về quyền con người, khẳng định mối quan hệ gắn bó biện chứng giữa các quyền tự do cơ bản với các điều kiện và biện pháp đảm bảo thực hiện quyền con người trong thực tế. Pháp luật là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng, là công cụ được Nhà nước sử dụng để quản lý và duy trì trật tự xã hội. Vì thế, mọi công dân đều phải chấp hành pháp luật một cách nghiêm chỉnh, mọi hành vi vi phạm pháp luật đều phải được phát hiện và xử lý kịp thời. Mục tiêu của Nhà nước ta là xây dựng một Nhà nước Xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân, trong
xã hội đó con người vừa là mục tiêu vừa là động lực cách mạng chính vì vậy họ luôn được pháp luật tôn trọng và bảo vệ. Họ không chỉ được bảo đảm các quyền tự do dân chủ mà “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể,
được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm” [34, Điều 20].
Khởi tố vụ án hình sự là một giai đoạn tố tụng có tính chất quyết định đến các hoạt động, các giai đoạn khác của quá trình tố tụng nhưng không phải cứ phát hiện có dấu hiệu tội phạm rồi khởi tố là cơ quan có thẩm quyền đã bảo vệ được lợi ích của người bị hại. Trên thực tế, có những trường hợp người bị hại chỉ bị thiệt hại về thể chất, có những trường hợp người bị hại chỉ bị thiệt hại về tài sản, nhưng cũng có những người bị thiệt hại cả về thể chất, tinh thần và tài sản. Đối với trường hợp thiệt hại về tài sản do tội phạm gây ra thì còn có thể khôi phục được, còn đối với thiệt hại về tinh thần hoặc thể chất thì chỉ có thể bù đắp được phần nào mà không thể khôi phục lại được như cũ bởi những thiệt hại về tinh thần là những thiệt hại không thể tính toán được vì đó là những tổn thương vô hình, những sợ hãi hoặc ám ảnh (ví dụ như trong tội hiếp dâm) mà người bị hại không muốn nhắc lại và càng không muốn bị công khai, bởi nếu công khai sẽ làm ảnh hưởng đến danh dự mà đôi khi sự ảnh hưởng đó còn nặng nề hơn cả hậu quả đơn thuần mà tội phạm gây ra. Đối với những trường hợp này tốt hơn cả là để cho người bị hại và người gây ra thiệt hại chủ động giải quyết với nhau bằng con đường hòa giải, thỏa thuận theo hướng mà người bị hại cho là thỏa đáng. Còn nếu người bị hại thực sự muốn người gây ra thiệt hại phải bị pháp luật trừng trị thì sẽ yêu cầu cơ quan có thẩm quyền khởi tố và giải quyết vụ án hình sự.
Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại là một chế định được quy định và áp dụng khá phổ biến trong pháp luật của các quốc gia trên
thế giới, bên cạnh những quốc gia ghi nhận chế định khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại trong luật tố tụng hình sự thì còn có những quốc gia quy định yêu cầu khởi tố của người bị hại là một yếu tố cấu thành tội phạm. Cho dù được quy định như thế nào thì việc ghi nhận chế định này đều thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đến nguyện vọng và lợi ích chính đáng của người bị hại, thể hiện sự đồng cảm của xã hội đối với người bị thiệt hại, không muốn vì việc khởi tố, xử lý hình sự lại gây ảnh hưởng đến cuộc sống đời tư của họ. Đồng thời việc ghi nhận chế định cũng tính tới tác dụng phòng ngừa tội phạm nói chung.
Trên cơ sở đã phân tích trên, có thể thấy việc ghi nhận chế định khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại là hết sức cần thiết. Do đó BLTTHS năm 1988 đã lần đầu tiên quy định chế định này và chỉ được áp dụng đối với những trường hợp mà hành vi phạm tội gây ra mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp, không có tính chất tăng nặng trách nhiệm hình sự và thuộc hai nhóm tội là các tội xâm phạm sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người và các tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân. Sau khi được ban hành và áp dụng thì chế định này đã bộc lộ một số điểm hạn chế, thiếu sót nên khi xây dựng BLTTHS năm 2003, bên cạnh việc ghi nhận chế định khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại trên cơ sở kế thừa những giá trị của BLTTHS năm 1988 thì việc quy định chế định này ở BLTTHS năm 2003 cũng đã được sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện hơn.
Việc BLTTHS năm 2003 tiếp tục ghi nhận chế định khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại một lần nữa cho thấy vai trò quan trọng của chế định trong hệ thống pháp luật Việt Nam, nó phần nào cho thấy Nhà nước ta là một Nhà nước dân chủ, trao cho nhân dân được tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, thể hiện được sự cảm thông trước những đau thương mất mát của người bị hại, mặt khác vẫn bảo vệ được quyền và lợi ích của Nhà nước và xã hội.