Định hướng hoàn thiện chế định khởi tố vụ án hình sự theo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại trong luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 80 - 83)

Trước thực tiễn quy định và áp dụng chế định khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại hiện nay, để nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định này thì pháp luật phải được bổ sung hoàn thiện và phù hợp với thực tế. Từ đó, nâng cao sự nhận thức về các quy định của pháp luật của những người tiến hành tố tụng và CQTHTT cũng như của công dân trong xã hội.

3.1. Định hướng hoàn thiện chế định khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại cầu của người bị hại

Thứ nhất, hoàn thiện chế định theo định hướng đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền. Những năm đổi mới hiện nay, Nhà nước pháp quyền XHCN mới trở thành một khái niệm chính trị - pháp lý chính thức trong xã hội ta và từ đó được thực hiện hóa trong sự nghiệp đổi mới và trở thành một trong những nền tảng của công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Tuy nhiên, do được xây dựng trên nền tảng của một hệ thống chính trị - pháp lý đặc thù của thời kỳ chuyển đổi từ kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường, nên hệ thống pháp luật, nhiều cấu trúc, định chế, trong đó có chế định khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại cần được tiếp tục hoàn thiện để đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền. Nhà nước pháp quyền gắn liền với pháp luật và được hợp pháp hóa bởi pháp luật. Pháp luật là nền tảng của Nhà nước pháp quyền bởi vậy hệ thống pháp luật làm nền tảng cho Nhà nước pháp quyền phải là hệ thống pháp luật vì sự tiến bộ xã hội, bảo đảm công lý, quyền tự do dân chủ của nhân dân. Xây dựng một hệ thống pháp luật hoàn thiện là đòi hỏi và cũng là điều kiện tiên quyết của Nhà nước pháp quyền, không thể có Nhà nước pháp quyền ở bất cứ một quốc gia nào,

nếu như ở đó Nhà nước chưa được tổ chức và hoạt động trên nền tảng của một hệ thống pháp luật có thể đảm bảo các quyền tự do, dân chủ của nhân dân và công lý. Nghị quyết số 48/NQ-TW của Bộ chính trị đã đánh giá: “hệ thống

pháp luật của Nhà nước ta vẫn còn chưa đồng bộ, thiếu thống nhất, tính khả thi thấp, chậm đi vào cuộc sống. Cơ chế xây dựng, sửa đổi pháp luật còn nhiều bất hợp lý và chưa được coi trọng, đổi mới, hoàn thiện…” [2]. Nghị

quyết số 48/NQ-TW đã xác định nhiều quan điểm, định hướng và giải pháp chiến lược cho việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật mang tính chiến lược và khoa học cao gồm hai nhóm giải pháp thực hiện có tính khả thi cao gồm nhóm giải pháp xây dựng pháp luật và nhóm giải pháp hoàn thiện pháp luật. Từ đó, công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật có rất nhiều thuận lợi và nhiều định hướng sâu sắc.

Thứ hai, Xác định rõ mục đích của tố tụng hình sự. mục đích của tố tụng hình sự nói chung là nhằm phát hiện, làm sáng tỏ sự thật về tội phạm và người phạm tội một cách chính xác, kịp thời trừng trị người phạm tội theo đúng pháp luật; đảm bảo các hoạt động tố tụng được thực hiện nghiêm minh, không có cá nhân nào là đối tượng của sự đối xử bất công, phi nhân đạo; bảo đảm cho người vô tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nâng cao nhận thức của người dân về sự cần thiết phải chấp hành pháp luật, tích cực đấu tranh với những hành vi phạm tội. Do vậy, để hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự cần tiếp tục quy định mục tiêu xuyên suốt của tố tụng hình sự nước ta là: tìm ra sự thật, tìm đến chân lý khách quan của sự việc, việc truy cứu trách nhiệm hình sự và trừng phạt người phạm tội một cách công minh tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng, bảo vệ cá nhân người bị truy tố, xét xử oan, không bị hạn chế các quyền tự do dân chủ một cách trái pháp luật.

hiện hành chưa quy định nguyên tắc tranh tụng như một nguyên tắc cơ bản, độc lập, nhưng quy định về tranh luận đã nằm rải rác ở một số điều luật trong BLTTHS. Tuy nhiên để tăng cường tranh tụng trong tố tụng hình sự đã được nhấn mạnh trong các Nghị quyết của Đảng về cải cách tư pháp thì cần phải bổ sung nguyên tắc tranh tụng nhằm tạo ra cơ chế thích hợp và hiệu quả cho quá trình tranh tụng với các nội dung sau: Một là, thể hiện đầy đủ các nội dung bình đẳng trong quá trình chứng minh, bình đẳng trong việc bày tỏ quan điểm, đưa ra các yêu cầu và tranh luận giữa bên buộc tội và bên bào chữa trước Tòa án. Tòa án đóng vai trò khách quan để ra phán quyết trên cơ sở nghe Kiểm sát viên xét hỏi, tranh luận theo hướng buộc tội, còn người bào chữa xét hỏi, tranh luận theo hướng gỡ tội, người bị hại trình bày lời buộc tội trong các vụ án được khởi tố theo yêu cầu. Hai là, quy định rõ ràng, đầy đủ quyền và nghĩa vụ tố tụng của các bên buộc tội - bào chữa (người bị hại trong các vụ án được khởi tố theo yêu cầu) để họ có đủ cơ sở pháp lý thực hiện việc tranh tụng. Ba là, mở rộng phạm vi tham gia tố tụng của người bào chữa để thay mặt bị can, bị cáo thực hiện việc tranh tụng. Việc mở rộng phạm vi phải được thể hiện ở cả thời điểm tham gia tố tụng mà nâng cao địa vị pháp lý của người bào chữa để có thể bình đẳng trong tranh tụng với bên buộc tội.

Thứ tư, cần nhận diện được những hạn chế của chế định để từ đó hoàn thiện các quy định về khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại như hoàn thiện quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng, trong đó có quyền và nghĩa vụ của người bị hại theo hướng cần xem xét mở rộng khái niệm người bị hại bao gồm cả cơ quan, tổ chức, đồng thời xác định rõ khái niệm người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức và quy định các quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức sẽ do người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức thực hiện. Bổ sung quy định thời điểm tham gia của người bị hại vào tiến trình tố tụng kể từ sau khi có quyết định khởi tố vụ án; mở rộng các trường hợp có người đại diện hợp pháp…

Thứ năm, tăng cường trách nhiệm của CQTHTT, người tiến hành tố tụng để đáp ứng yêu cầu của cải cách tư pháp, bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự. Cần bổ sung quy định về trách nhiệm của người tiến hành tố tụng trong việc tôn trọng và bảo đảm thực hiện các quyền của người tham gia tố tụng như: trách nhiệm tiếp nhận và giải quyết các yêu cầu chính đáng của người tham gia tố tụng; trách nhiệm ghi nhận trung thực và đầy đủ lời trình bày, lời khai của người tham gia tố tụng; chịu trách nhiệm về tính khách quan và tính hợp pháp của những chứng cứ do mình thu thập. Đồng thời, bổ sung quy định đầy đủ và rõ ràng về chế tài trong trường hợp các CQTHTT, người tiến hành tố tụng không thực hiện nghĩa vụ của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại trong luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)